Hướng dẫn cách phòng ngừa tự sát

Dựa trên các dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy cơ về hành vi tự sát, chúng ta sẽ có các cách phòng ngừa khác nhau.

1. Phòng ngừa bậc 1: Nhằm mục đích phát hiện sớm các trường hợp có ý tưởng hoặc mưu toan tự sát, bao gồm:

  • Đánh giá đúng những yếu tố nguy cơ và những tình huống dễ đưa tới tự sát như: hay xảy ra ở tuổi trẻ (thanh, thiếu niên) và người cao tuổi; những giai đoạn khủng hoảng (xa cách nhau, phải thay đổi nghề nghiệp không như ý muốn, thay đổi chỗ ở bất ngờ); những chấn thương tâm lý trực tiếp (tình yêu đổ vỡ, xung đột gia đình, bệnh tật, thất bại trong học hành và nghề nghiệp…).
  • Tăng cường những yếu tố bảo vệ như: trợ giúp hội nhập xã hội thông qua học tập, phong trào thể dục thể thao, lễ hội, đoàn thể; giúp lấy lại sự tự tin vào bản thân và người khác; phải biết cách trình bày những khó khăn của mình và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.
  • Những thầy cô giáo, bác sĩ gia đình, bác sĩ tuyến y tế cơ sở, các nhà tư vấn tâm lý được phổ biến những biểu hiện của trầm cảm và các yếu tố nguy cơ tự sát.
  • Nên có đường dây nóng trợ giúp nhanh chóng những người đang có nguy cơ tự sát, liên hệ để yêu cầu giúp đỡ.
  • Thông qua các phương tiện truyền tin, truyền thông phổ biến các hiểu biết cơ bản về tự sát.

2. Phòng ngừa bậc 2: Nhằm mục đích ngăn ngừa sự thực hiện mưu toan tự sát hoặc đã xảy ra hành vi tự sát nhưng không thành công cũng như các trường hợp đe doạ tự sát:

  • Nhập viện, theo dõi 24/24 nhất là ban đêm, bệnh nhân phải trong tầm quan sát của nhân viên y tế, người thân ở lại cùng người bệnh.
  • Người bệnh nên nằm trong phòng yên tĩnh sáng sủa, không có dụng cụ nguy hiểm, ban đêm cũng có đèn, không cho bệnh nhân đắp chăn quá mặt.
  • Điều trị tích cực các bệnh lý tâm thần đi kèm, kiểm soát chặt chẽ vấn đề uống thuốc của người bệnh.
  • Tâm lý trị liệu nâng đỡ bao gồm trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm.

3. Phòng ngừa bậc 3: Nhằm mục đích ngăn ngừa tự sát tái diễn:

  • Sửa chữa hoặc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ.
  • Tâm lý trị liệu cá nhân, nhóm, gia đình.
  • Điều trị tích cực, nghiêm túc nhằm chống tái phát các bệnh lý tâm thần.

>>> Xem thêm: Nhận diện những người có nguy cơ cao về hành vi tự tử

Theo Bs Phan Văn Mạnh

- 05-03-2019 -

Bài viết liên quan

  • Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD) dùng để mô tả những trẻ có biểu hiện thường xuyên các triệu chứng kém chú ý, tăng hoạt động, xung động không phù hợp theo tuổi, những triệu chứng này đủ để gây ra suy kém các hoạt động chủ yếu trong đời sống hằng ngày (APA,2000)

  • Nếu bạn có những biểu hiện trên, đừng tuyệt vọng. Bạn đã biết mình đang bị gì rồi, phải không? Anxiety không thể làm hại bạn hoặc gây ra bất cứ tổn thương lâu dài nào về sức khỏe hay thể chất. Chìa khóa của sự hồi phục nằm ở kiến thức và sự thấu hiểu tại sao bạn lại đang cảm thấy như vậy – cái gì khiến bạn tiếp tục ở trong vòng luẩn quẩn đó.

  • Ái nhi là bản năng hay ham muốn tình dục mà người ái nhi bị thu hút bởi trẻ em thông thường ở dưới tuổi 12. Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục bao gồm những ham muốn tình dục đối với trẻ em dưới tuổi vị thành niên, tức là khoảng dưới 14 tuổi thể hiện qua các hành động nhìn ngắm, âu yếm, vuốt ve, thủ dâm và cưỡng ép quan hệ tình dục cả đồng tính.

  • Nói lắp là bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 - 5 tuổi với các biểu hiện ấp úng, không rõ lời, lặp lại là, trẻ bối rối căng thẳng. Nếu không được chữa trị sớm trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học và giao tiếp sau này. Vì vậy, bài viết này đề cập đến những thông tin về biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục và chưa trị bệnh nói lắp ở trẻ để các ông bố, bà mẹ có thể tham khảo. 

  • Rối loạn phản ứng gắn bó là loại rối loạn được hình thành và phát triển khi trẻ không cảm thấy thoải mái, thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc từ người nuôi dưỡng trẻ. Rối loạn phản ứng gắn bó được xếp vào nhóm “Rối loạn Chấn thương và các rối loạn liên quan đến tác nhân gây stress” trong Sách hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ năm.