Viêm thận kẽ

Viêm thận kẽ là một rối loạn về thận gây ra do sự viêm nhiễm của các ống thận và các khoảng trống giữa các ống thận và tiểu cầu thận. Viêm thận kẽ liên quan đến sự viêm nhiễm của các khoảng trống giữa các ống thận và có thể bao gồm cả viêm nhiễm các ống thận.

Viêm thận kẽ là gì?

Viêm thận kẽ là một rối loạn về thận gây ra do sự viêm nhiễm của các ống thận và các khoảng trống giữa các ống thận và tiểu cầu thận.
Viêm thận kẽ liên quan đến sự viêm nhiễm của các khoảng trống giữa các ống thận và có thể bao gồm cả viêm nhiễm các ống thận.
Viêm nhiễm có thể là tạm thời, thông thường nhất có liên quan đến các tác dụng của các thuốc khác nhau lên thận, hay có thể là mãn tính và liên tục xấu đi.

Triệu chứng của viêm thận kẽ

Triệu chứng viêm kẽ thận
  • Lượng nước tiểu tăng hay giảm.
  • Sốt.
  • Các thay đổi về trạng thái tinh thần, biến đổi từ ngủ lơ mơ tới lẫn lộn và hôn mê.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Phát ban (đôi khi).
  • Phù trên cơ thể, bất cứ khu vực nào.
  • Tăng cân (do giữ nước).
  • Có máu trong nước tiểu.

Nguyên nhân gây viêm thận kẽ

Nguyên nhân gây viêm kẽ thận

Viêm nhiễm có thể là tạm thời, thông thường nhất có liên quan đến các tác dụng của các thuốc khác nhau lên thận, hay có thể là mãn tính và liên tục xấu đi. Viêm thận kẽ liên quan với bệnh lí thận do thuốc giảm đau, và cũng có thể xảy ra do phản ứng dị ứng với một thuốc (viêm thận kẽ cấp tính) hay là do tác dụng phụ của các thuốc như kháng sinh (penicillin, ampicillin, methicillin, sulfonamide và các thuốc khác). Các thuốc khác đó bao gồm thuốc kháng viêm không steroid, furosemide, và các thuốc lợi tiểu thiazide. Rối loạn có thể xảy ra hơn 2 tuần sau khi tiếp xúc với các thuốc đó.
Viêm thận kẽ gây mất chức năng thận từ nhẹ tới nặng, bao gồm cả suy thận cấp. Trong khoảng một nửa các trường hợp mắc, bệnh nhân sẽ có lượng nước tiểu sụt giảm và các dấu hiệu của suy thận cấp.
Thận cũng có thể mất khả năng cô đặc nước tiểu cả khi lượng nước uống vào giảm đi. Thận có thể mất khả năng điều chính mức a-xít/bazơ của cơ thể, do mất khả năng bài tiết a-xít vào trong nước tiểu. Nhiễm a-xít chuyển hóa có thể xảy ra do sự mất chức năng bài tiết a-xít. Rối loạn này có thể tiến triển tới suy thận mãn hay bệnh thận giai đoạn cuối.
Dạng cấp của viêm thận kẽ là phổ biến và chiếm xấp xỉ 15% của các ca suy thận cấp. Các nguy cơ bao gồm các thuốc độc đối với thận. Các rối loạn có thể nặng hơn và nhiều khả năng hơn dẫn tới mạn tính hay suy thận lâu dài ở người già.

Chẩn đoán viêm thận kẽ

Chẩn đoán viêm kẽ thận

Thăm khám có thể cho thấy phù, hay các dấu hiệu của mất dịch, có các âm thanh bất bình thường nghe được khi lắng nghe bằng tai nghe đối với tim hay phổi.

  • Xét nghiệm nước tiểu thấy có số lượng nhỏ của protein và đôi khi các tế bào hồng cầu, tế bào ống thận, và các bất thường khác. Protein thải ra trong nước tiểu không nặng như ở hội chứng thận hư.
  • Các cặn lắng hồng cầu và bạch cầu trong nước tiểu (đặc biệt bạch cầu ưa eosin) thường được nhìn thấy.
  • Đếm bạch cầu có thể thấy bạch cầu ưa eosin cao hơn bình thường.
  • Tỉ trọng nước tiểu và nồng độ osmol thấy mất khả năng cô đặc nước tiểu thậm chí khi lượng nước uống vào bị giới hạn.
  • pH nước tiểu có thể thấy mất chức năng điều chỉnh axít hóa nước tiểu phù hợp.
  • Các khí máu động mạch và thành phần hóa học của máu có thể thấy nhiễm axít chuyển hóa.
  • Mức BUN (nito urê máu) và creatine được sử dụng để đánh giá mức độ suy thận.
  • Nước tiểu thấy các tế bào hồng cầu tăng lên chỉ ra có bệnh thận.
  • Sinh thiết thận sẽ xác nhận chẩn đoán viêm thận kẽ và được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương thận.

Điều trị viêm thận kẽ

Điều trị viêm kẽ thận
  • Giới hạn muối và chất lỏng trong chế độ ăn có thể kiểm soát được phù và cao huyết áp.
  • Giới hạn protein trong chế độ ăn có thể cần thiết để kiểm soát chứng nitơ huyết (sự tích tụ của các sản phẩm cặn bã từ nitơ trong máu) liên quan tới suy thận cấp.
  • Nếu lọc máu ngoài thận là cần thiết, thường chỉ yêu cầu trong thời gian ngắn.
  • Các thuốc corticosteroid và thuốc kháng viêm có thể mang lại lợi ích ở một số trường hợp.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 08-06-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Shigella thường vào cơ thể qua đường tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong phân. Ví dụ người chăm trẻ không rửa tay kĩ sau khi thay tả hoặc giúp trẻ tập đi cầu, bàn tay nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn Shigella cũng có thể vào qua thức ăn, nước uống hay hồ bơi
  • 28-05-2018
    Alpha-1-antitrypsin (AAT) là một protein do gan tạo ra. Nó bảo vệ phổi khỏi tác hại của một loại enzyme có tên là bạch cầu trung tính elastase. Khi thiếu AAT, phổi không thể nở rộng và co rút tốt dẫn đến hô hấp khó khăn hơn và tổn thương phổi (tràn khí)
  • 17-10-2018

    Nhiễm khuẩn sau sinh (nhiễm khuẩn hậu sản) là nhiễm khuẩn xảy ra ở sản phụ sau đẻ. Đây là loại tai biến hay gặp nhất trong sản khoa, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên. Hiện nay, nhờ áp dụng các phương pháp vô khuẩn và khử khuẩn trong ca sinh

  • 28-05-2018
    Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh. Những thay đổi về lối sống, thuốc, phẫu thuật, hay kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART) có thể được đề xuất. Nhiều cách điều trị khác nhau có thể phối hợp để nâng cao kết quả. Vô sinh thường có
  • 28-05-2018
    Bệnh hẹp van ba lá là khi van ở tim đóng lại không chặt (bị hở).nVan ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của tim. Van mở ra khi tâm nhĩ co lại để bơm máu vào tâm thất, đóng lại khi tâm thất co lại để ngăn máu chảy ngược về tâm nhĩ.
  • 28-05-2018
    Thiếu máu bất sản là hiện tượng thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương. Tủy xương là mô mềm trong xương có nhiệm vụ sản sinh tế bào máu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi bị thiếu máu bất sản, tủy không thể tạo thêm tế bào máu, gây thiếu