Viêm nhiễm đường hô hấp dưới

Bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp rất thường gặp, có thể xảy ra quanh năm nhưng thường vào thời điểm thời tiết giao mùa như mùa mưa của các tỉnh thành phía nam và mùa lạnh ở các tỉnh thành phía bắc. Diễn tiến bệnh thường nhẹ và có thể cải thiện khá nhanh

Viêm nhiễm đường hô hấp dưới là gì?

Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới
(Ảnh minh họa)

Viêm nhiễm đường hô hấp dưới thường được chia ra làm hai loại là:

  • Viêm phế quản cấp: Đây là một tình trạng nhiễm trùng các đường dẫn khí lớn ở phổi (cây phế quản). Bệnh khá thường gặp và nguyên nhân thường do nhiễm siêu vi (virus). Nguyên nhân do vi khuẩn cũng có nhưng thường ít gặp hơn.
  • Viêm phổi: Đây là một tình trạng viêm nghiêm trọng ở phổi, thường gây ra bởi vi khuẩn. Việc điều trị bằng thuốc kháng sinh là cần thiết.

Bệnh rất thường gặp, có thể xảy ra quanh năm nhưng thường vào thời điểm thời tiết giao mùa như mùa mưa của các tỉnh thành phía nam và mùa lạnh ở các tỉnh thành phía bắc. Bệnh thường xảy ra sau khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Bất kì ai cũng có thể bị bệnh nhưng thường gặp hơn ở những đối tượng sau:

  • Trẻ nhỏ và người già
  • Người hút thuốc lá
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính ở phổi như bị hen phế quản.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Các triệu chứng chính là ho, khó thở và đau ngực. Bạn cũng có thể bị đau đầu và cảm giác nóng lạnh (sốt). Các triệu chứng của nhiễm trùng đường dẫn khí và nhiễm trùng phổi (viêm phổi) có thể tương tự nhau, tuy nhiên các triệu chứng của viêm phổi thường nặng nề hơn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nhiễm trùng đường dẫn khí ở phổi (viêm phế quản cấp) thường tự cải thiện, do đó thường không cần đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, bạn đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội hô hấp trên hệ thống khám từ xa Wellcare khi gặp các triệu chứng sau:

  • Nếu bị sốt, khò khè hoặc đau đầu nặng lên hoặc đau nhiều.
  • Thở nhanh, khó thở hoặc đau ngực.
  • Ho ra máu hoặc đàm trở nên sậm màu hoặc có màu rỉ sét.
  • Lơ mơ hoặc lú lẫn.
  • Ho kéo dài hơn 3 – 4 tuần.
  • Hay có những đợt viêm phế quản tái phát.
  • Xuất hiện bất kì triệu chứng nào khác khiến bạn lo lắng.

Các xét nghiệm cần thực hiện

Thông thường không có xét nghiệm nào là cần thiết nếu bạn bị viêm phế quản cấp và các triệu chứng nhẹ. Nếu các triệu chứng trở nặng và cần đến bệnh viện thì bạn cần làm các xét nghiệm sau:

  • X-quang phổi có thể được chụp để xác định mức độ nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm máu và đàm có thể được thực hiện để tìm tác nhân gây viêm phổi nặng. Điều này giúp quyết định loại kháng sinh nào tốt nhất cần sử dụng. Do đôi khi vi khuẩn gây viêm phổi đề kháng với loại kháng sinh ban đầu nên cần phải đổi sang một kháng sinh khác.

Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp dưới thường là nhẹ và tự cải thiện. Nhưng một số trường hợp có thể trở nặng, và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Một đợt viêm phổi cấp thường khỏi sau 7 – 10 ngày mà không cần điều trị thuốc.
Nếu bị bệnh, bạn nên:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Uống nhiều nước để tránh cơ thể bị mất nước và giúp loãng đàm và dễ ho khạc ra.
  • Xông hơi nước, có thể pha thêm tinh dầu bạc hà có thể hỗ trợ giúp làm sạch đàm nhầy khỏi ngực.
  • Nằm ngửa vào ban đêm có thể dễ gây ứ đọng đàm nhầy và khó thở hơn.
  • Uống thuốc paracetamol, ibuprofen hoặc aspirin để giảm sốt và giảm đau nhức và đau đầu. (Lưu ý: trẻ em dưới 16 tuổi không nên uống aspirin).
  • Nếu bạn hút thuốc, bạn nên cố gắng ngưng hút thuốc sẽ tốt hơn. Viêm phế quản, viêm phổi và các bệnh lý nghiêm trọng ở phổi thường gặp hơn ở người hút thuốc.
  • Nếu bạn bị đau họng do ho nhiều, bạn có thể giảm đau họng với nước ấm có chứa chanh và mật ong.

Uống kháng sinh

Kháng sinh là các thuốc dùng điều trị nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và không hiệu quả trên siêu vi. Bởi vì viêm phế quản thường do virus, nên việc hồi phục hiếm khi liên quan đến uống kháng sinh. Sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết trong viêm phế quản có thể gây tác dụng phụ.
Viêm phổi, không như viêm phế quản, thường do vi khuẩn và có thể cần điều trị kháng sinh. Nếu bạn bị viêm phổi nhẹ, bạn có thể dùng kháng sinh tại nhà. Nếu viêm phổi nặng hơn, bạn cần được tiêm hoặc truyền thuốc kháng sinh tại bệnh viện.

Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp dưới

  • Che miệng khi ho hoặc hắt xì.
  • Rửa tay thường xuyên. 
  • Vứt khăn giấy đã sử dụng sau khi dùng xong.
  • Chủng ngừa phế cầu khuẩn (vi khuẩn) – tác nhân vi khuẩn thường gặp gây viêm phổi – và chủng ngừa virus cúm mùa nếu bạn có nguy cơ cao bị nhiễm các tác nhân này.
  • Ngưng hút thuốc. Hút thuốc lá làm phá hủy lớp niêm mạc lót đường dẫn khí và làm phổi dễ bị nhiễm trùng hơn.

Biên dịch - Hiệu đính:

Nguồn: Y học cộng đồng

- 27-08-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc họng (được cấu tạo bởi lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lympho), rất hay gặp. Bệnh thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, xoang mạn tính, viêm thanh, khí phế quản mạn tính. Viêm họng mạn tính thể
  • 08-06-2018
    Tắc động mạch trung tâm võng mạc là một cấp cứu tối khẩn cấp trong nhãn khoa, cần phải xử trí ngay trong những phút đầu tiên. Bệnh nặng vì: Sẽ dẫn tới mù khó hồi phục. Là biểu hiện của một bệnh toàn thân
  • 28-05-2018
    Block tim hoàn toàn, hay còn gọi là block nhĩ thất hoàn toàn hoặc block nhĩ thất cấp 3, là một trong ba mức độ rối loạn xung điện ở tim. Đây là trường hợp nặng nhất khi xung điện hoàn toàn bị chặn ở nút nhĩ thất nên không có xung điện nào được truyền
  • 28-05-2018
    Biểu hiện nặng nhất của bệnh là hội chứng sốc dengue (dengue shock syndrome - DSS) do Dengue vi-rút (chi Flavivi-rút, họ Flaviviridae) gây ra. vi-rút này có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng vi-rút
  • 28-05-2018
    Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát
  • 20-09-2019

    Suy buồng trứng là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt tình dục mà còn là nguyên nhân gây vô sinh.