Viêm dây chằng

Bệnh loạn dưỡng cơ là một nhóm trên 30 bệnh di truyền về cơ, gây yếu cơ. Bệnh nhân thường gặp khó khăn khi đi hoặc ngồi thẳng. Hầu hết các bệnh thuộc nhóm loạn dưỡng cơ sẽ xuất hiện triệu chứng khi còn nhỏ, trong khi một số khác lại chỉ xuất hiện ở độ

Định nghĩa Bệnh Viêm dây chằng

Bệnh Viêm dây chằng

Viêm dây chằng là bệnh gì?

Viêm dây chằng xảy ra khi dây chằng tấy, viêm, đau và sưng. Dây chằng gắn kết các xương với nhau ở khớp. Chấn thương hoặc căng dây chằng ở các phần của cơ thể có thể gây viêm dây chằng. Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau vai, cùi chỏ, cổ tay và cổ chân ở người hay vận động.

Những ai thường mắc phải viêm dây chằng?

Ai cũng có thể mắc phải viêm dây chằng. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là những người trên 40 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Viêm dây chằng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm dây chằng là gì?

Triệu chứng bao gồm đau, khó chịu, khó sử dụng khớp bị ảnh hưởng và nhạy cảm. Vùng bị viêm có thể đỏ, sưng và nóng khi chạm vào; bạn có thể cảm thấy cứng vùng cơ vào buổi sáng trong một thời gian ngắn. Trong những trường hợp nặng hơn, các chuyển động của khớp có thể bị hạn chế.
Bạn có thể bị đau nhiều hơn khi hoạt động và đỡ hơn khi thả lỏng vùng bị viêm. Tùy thuộc vào vị trí mà viêm dây chằng mà bạn có thể gặp khó khăn trong các hoạt động hằng ngày như thay đồ, quét nhà, với lấy đồ, nâng đồ vật lên, viết và đi lại.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp viêm dây chằng có thể được điều trị tại nhà. Nếu các dấu hiệu và triệu chứng gây ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày của bạn, hoặc kéo dài, bạn nên gặp bác sĩ.;

Nguyên nhân Bệnh Viêm dây chằng

Nguyên nhân gây ra viêm dây chằng là gì?
Bạn có thể bị viêm dây chằng do sử dụng cơ, dây chằng quá nhiều hoặc sử dụng một cách không bình thường. Dây chằng hoạt động quá nhiều trong khi lao động hoặc chấn thương khi chơi thể thao có thể dẫn đến viêm dây chằng. Các nguyên nhân khác gồm hao mòn do tuổi tác, chấn thương và các bệnh viêm như viêm khớp. Viêm dây chằng thường xảy ra nhiều nhất ở vai nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ dây chằng hoặc khớp nào trên cơ thể bạn.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Viêm dây chằng

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm dây chằng?
Một số yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ mắc viêm dây chằng, bao gồm:
  • Độ tuổi: càng lớn tuổi dây chằng càng ít linh hoạt, làm tăng nguy cơ bị chấn thương dây chằng, điển hình là viêm dây chằng.
  • Một số công việc liên quan: làm công việc có chuyển động lặp đi lặp lại, có hoạt động gắng sức quá nhiều.
  • Hoạt động thể thao: những môn thể thao yêu cầu vận động nhiều như bóng rổ, bóng chày, bowling, golf, chạy điền kinh, bơi, tennis.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Viêm dây chằng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm dây chằng?

Bạn có thể thực hiện điều trị bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá, chườm nóng, các bài tập rèn luyện và kéo dãn, thanh nẹp, dùng thuốc acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid, tiêm các thuốc cortisone chữa viêm. Các biện pháp điều trị thường được dùng phối hợp với nhau.
Nếu viêm dây chằng xảy ra đột ngột trong vòng vài giờ hoặc vài ngày, bạn có thể chườm đá 15-20 phút một lần nhưng thường chỉ hữu ích trong vòng vài ngày đầu. Phần bị tác động được nâng lên và dùng băng ép chặt lại. Đối với viêm dây chằng đã diễn tiến một thời gian, chườm nóng có thể giúp ích cho bạn.
Bác sĩ có thể đề nghị bạn gặp chuyên gia vật lý trị liệu hoặc nhà trị liệu cơ năng. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ cung cấp một chương trình tập luyện để làm dây chằng khỏe và linh hoạt hơn. Nếu vấn đề liên quan đến công việc, nhà trị liệu cơ năng có thể khuyên bạn cách tránh bị thương lần nữa.
Trong các trường hợp rất hiếm, bạn có thể cần đến phẫu thuật khi tất cả các biện pháp trên không hiệu quả.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm dây chằng?

Bác sĩ chẩn đoán bằng cách xem tiền sử bệnh và khám phần bị đau cho bạn. Thông thường chụp X-quang và thử máu là không cần thiết.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Viêm dây chằng

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm dây chằng?
Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm dây chằng:
  • Ngưng ngay hoạt động đã gây ra viêm dây chằng.
  • Thư giãn vùng bị tác động.
  • Dùng thuốc theo chỉ định.
  • Tập luyện như hướng dẫn.
  • Gọi bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.
  • Đi khám nếu các biện pháp điều trị không giúp làm giảm đau.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Shigella là một nhóm các vi trùng (vi khuẩn) có thể gây ra viêm dạ dày ruột với bệnh lỵ. Viêm dạ dày ruột là một bệnh nhiễm trùng đường ruột. Tiêu chảy là một trong những triệu chứng của viêm dạ dày ruột. Nếu bị tiêu chảy mà phân có chứa máu và chất
  • 28-05-2018
    Trẻ bị khe hở môi (sứt môi) có một khe hở ở môi trên, khe này có thể kéo dài từ môi trên đến lỗ mũi (hình 1).
  • 28-05-2018
    Bình thường dịch não tủy được tạo thành trong não thất được lưu thông giữa các não thất và được hấp thụ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau quá trình này có thể bị cản trở làm dẫn đến việc tính tụ dịch não tủy trong hộp sọ gây ra tật não úng thủy (hình 1,
  • 28-05-2018
    Cường aldosterone là một loại rối loạn nội tiết dẫn đến cao huyết áp. Tuyến thượng thận sản xuất một số hoóc-môn cần thiết. Một trong số này là aldosterone. Trong cường aldosterone, tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều aldosterone, khiến mất kali và
  • 28-05-2018
    Đau hông, hay còn gọi là đau vùng hông, là tình trạng tổn thương ở vùng hông. Hông bao gồm vị trí khớp hình cầu nơi xương chậu và chân (xương đùi) gặp nhau. Hông còn bao gồm các bộ phận khác giúp liên kết hai xương này với nhau và giúp nó hoạt động như
  • 17-10-2018

    Chứng vẹo cổ là bệnh rối loạn vận động với sự co thắt cơ trơn. Sự co thắt dẫn đến chuyển động bất thường của cơ cổ và khiến cho đầu bị nghiêng sang một bên. Chứng vẹo cổ là bệnh loạn trương lực cơ lưu trú và dạng phổ biến nhất là chứng vẹo cổ do co thắt.