Đau hông

Đau hông, hay còn gọi là đau vùng hông, là tình trạng tổn thương ở vùng hông. Hông bao gồm vị trí khớp hình cầu nơi xương chậu và chân (xương đùi) gặp nhau. Hông còn bao gồm các bộ phận khác giúp liên kết hai xương này với nhau và giúp nó hoạt động như

Định nghĩa bệnh đau hông

Bệnh Đau hông

Đau hông là bệnh gì?

Đau hông, hay còn gọi là đau vùng hông, là tình trạng tổn thương ở vùng hông. Hông bao gồm vị trí khớp hình cầu nơi xương chậu và chân (xương đùi) gặp nhau. Hông còn bao gồm các bộ phận khác giúp liên kết hai xương này với nhau và giúp nó hoạt động như cơ bắp, gân và dây chằng. Đau hông chỉ những tình trạng đau ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực này.

Những ai thường mắc phải đau hông?

Đau hông là tình trạng phổ biến. Nó xảy ra ở tất cả mọi người bất kể độ tuổi và giới tính. Đặc biệt, những người thường xuyên vận động mạnh hoặc chơi thể thao và người lớn tuổi càng dễ bị đau hông.;

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh đau hông

Bệnh Đau hông

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau hông là gì?

Các triệu chứng phụ thuộc vào nguyên nhân. Viêm xương khớp có thể gây đau nhẹ chỉ khi hoạt động. Những chấn thương đột ngột, gãy xương và các khối u có thể gây ra đau nặng khi cố gắng di chuyển, làm cho hông biến dạng và gây ra các vết bầm ở vùng hông.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Nên đi khám nếu bạn:
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc;
  • Có thắc mắc về những loại thuốc giảm đau không kê toa nào được phép dùng cùng các loại thuốc theo toa;
  • Thuốc và các điều trị khác không giúp giảm đau;
  • Cần giới thiệu đến một nhà vật lý trị liệu để tập các bài tập.

Nguyên nhân bệnh đau hông

Bệnh Đau hông

Nguyên nhân gây ra đau hông là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng hông. Các lý do thường gặp là chấn thương, gãy xương, và khối u. Một nguyên nhân khác là do viêm như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Viêm cũng có thể xảy ra ở gân (viêm gân) và ở những túi mỏng, chứa đầy dịch giúp bảo vệ khớp (viêm bao hoạt dịch). Vấn đề ở khớp cùng chậu hoặc vùng thắt lưng cũng có thể gây đau hông. Một số người sinh ra với xương hông biến dạng sẽ bị đau hông.;

Nguy cơ mắc bệnh bệnh đau hông

Bệnh Đau hông

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc đau hông?

Những người thường xuyên vận động hoặc chơi thể thao có thể bị đau hông do các xương, cơ bắp vùng này phải chà xát và co thắt nhiều. Cân nặng cũng là một tác nhân làm tăng áp lực lên vùng hông và chân của bạn. Do đó, bạn dễ bị đau hông nếu bạn bị béo phì trong thời gian dài.
Nếu bạn phải thường xuyên mang giày cao gót trong thời gian dài như làm tiếp tân, người mẫu,… bạn có nguy cơ bị đau hông khi về già.

Điều trị bệnh đau hông

Bệnh Đau hông

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau hông?

Ở những người khỏe mạnh khi bị đau vùng hông do hoạt động mạnh hay chấn thương, tùy vào mức độ nghiêm trọng, chứng đau hông có thể tự khỏi hoặc chỉ cần uống thuốc giảm đau.
Ở các trường hợp đau hông kéo dài, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là viêm xương khớp, bác sĩ có thể kê acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Nếu nguyên nhân là viêm bao hoạt dịch hay viêm gân, bác sĩ có thể kê NSAID, đề nghị vật lý trị liệu, hoặc cả hai.
Vật lý trị liệu thường bao gồm phương pháp sử dụng nhiệt đưa vào sâu bên trong vùng đau, siêu âm, hoặc cả hai. Đối với viêm bao hoạt dịch nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm thuốc chứa steroid (một loại thuốc kháng viêm mạnh) vào bao hoạt dịch. Những nguyên nhân đau hông nghiêm trọng hơn như gãy xương hoặc bệnh thoái hóa khớp nặng có thể cần phải phẫu thuật.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau hông?

Các bác sĩ chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh sử và thực hiện khám tổng quát. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp X-quang khớp và xét nghiệm máu để xem liệu đau có phải do những bệnh với các triệu chứng tương tự gây ra hay không. Chụp cộng hưởng (MRI) có thể được thực hiện nếu các bác sĩ cần có hình ảnh rõ ràng hơn về xương và cấu trúc xung quanh.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt bệnh đau hông

Bệnh Đau hông

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau hông?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh. Đau hông có thể được hạn chế nếu bạn:
  • Dùng thuốc theo đơn được kê.
  • Thực hiện bài tập hông được chỉ định hàng ngày
  • Không vận động hoặc chơi thể thao quá sức.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Trẻ em bị mắc bệnh Kawasaki thông thường phải mất vài tuần mới có thể hồi phục. Sau khi trẻ ra viện, bạn sẽ cần phải chăm sóc trẻ tại nhà cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.
  • 28-05-2018
    Loãng xương là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hiện nay ước tính có hơn 200 triệu người trên thế giới bị loãng xương bao gồm khoảng 30% phụ nữ sau mãn kinh ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Tình trạng lão hóa dân số trên thế giới cũng là nguyên nhân chính cho sự
  • 28-05-2018
    Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến đau phần cột sống cổ. Cột sống cổ được cấu tạo từ bảy xương (đốt sống) cách nhau bởi đĩa đệm dạng gối. Những đĩa này giúp giảm xóc cho đầu và cổ cũng như kết nối và làm tấm đệm cho xương, giúp đầu và cổ có thể
  • 28-05-2018
    Hội chứng sau chấn động là một rối loạn phức tạp thường xuất hiện sau cơn chấn động não. Hội chứng này có thể bao gồm các triệu chứng như đau đầu hoặc chóng mặt và thường kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
  • 28-05-2018
    Hội chứng Cushing là bệnh lý do rối loạn sản xuất hoóc-môn vỏ tuyến thượng thận gây gia tăng mạn tính hoóc-môn glucocorticoid không kìm hãm được Nguyên nhân thường gặp nhất trong lâm sàng nội khoa là hội chứng Cushing do thuốc. Các nguyên nhân khác là
  • 28-05-2018
    Bệnh này chỉ mới được lưu ý từ vài năm trở lại đây. Một trong các nguyên nhân làm cho bệnh trào ngược dạ dày - thực quản chưa được quan tâm đúng mức ở nước ta do triệu chứng quan trọng nhất của bệnh này chưa được tầm soát kỹ, trong khi các triệu chứng