Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da. Đây là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc.

Tìm hiểu chung Bệnh Viêm da tiếp xúc


Viêm da tiếp xúc là bệnh gì?
Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da. Đây là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc. Bệnh không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng sẽ khác với từng người.;

Triệu chứng thường gặp Bệnh Viêm da tiếp xúc

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiếp xúc là gì?

Các triệu chứng bao gồm khô, đỏ hoặc rộp da; ngứa và hơi khó chịu. Ngứa và rát da dữ dội từ 24 – 36 tiếng sau khi tiếp xúc, theo sau là các nốt rộp chảy nước kèm theo da đóng vảy và sưng. Chất lỏng trong nốt rộp không lây nhiễm cho người khác. Bạn nên tránh gãi vì có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hít vào hoặc nuốt chất kích ứng có thể gây thở khò khè hoặc buồn nôn.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sẽ hết sau một thời gian. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ bệnh diễn tiến xấu đi. Hãy đi khám bác sĩ nếu:
  • Phát ban khó chịu đến mức khiến bạn mất ngủ hoặc xao lãng hoạt động hàng ngày;
  • Phát ban gây đau, trở nên nghiêm trọng hoặc lan rộng;
  • Vùng da phát ban khiến bạn bị ngượng;
  • Phát ban không cải thiện trong vòng một vài tuần;
  • Phát ban ảnh hưởng đến khuôn mặt hoặc bộ phận sinh dục của bạn;
  • Bỏ liều thuốc steroid khiến chứng viêm da có thể bị nặng hơn;
  • Dùng kem hoặc lotion kháng histamin không theo lời khuyên của bác sĩ. Điều này có thể khiến da tự phát ban.;

Nguyên nhân Bệnh Viêm da tiếp xúc

Nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc là gì?
Các nguyên nhân bao gồm các chất tiếp xúc trực tiếp với da gây kích ứng hoặc gây ra dị ứng:
  • Nhựa thông – nhựa sản xuất bởi cây thường xuân độc, sồi độc (sơn độc là nguyên nhân phổ biến);
  • Bạn cũng có nguy cơ bị bệnh nếu tiếp xúc vào quần áo hoặc thú nuôi dính phải chất đó;
Một số nguyên nhân khác bao gồm quần áo (len), chất tẩy rửa gia dụng, hương liệu (như trong xà phòng, dầu gội), kim loại mạ kiềm, thuốc nhuộm, thuốc uống, thuốc trừ sâu và các chất hóa học khác.;

Nguy cơ mắc phải Bệnh Viêm da tiếp xúc

Những ai thường mắc phải viêm da tiếp xúc?

Bệnh có thể xảy ra với mọi độ tuổi và giới tính. Hơn 50% người Mỹ trưởng thành đều mắc bệnh ít nhất một lần.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm da tiếp xúc?

Bạn có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc nếu phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất dễ gây kích ứng như axit (kiềm), bazơ (xút), thuốc tẩy, thuốc kháng sinh… Một số hóa chất dù không ban đầu có thể không gây phản ứng viêm da nhưng khi bạn sử dụng thường xuyên sẽ gây ra sự kích ứng ví dụ như nước tẩy sơn móng tay, dung dịch bảo quản kính áp tròng, trụ của khuyên tai hoặc dây đồng hồ bằng kim loại.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Viêm da tiếp xúc hiệu quả


Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm da tiếp xúc?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm da bằng cách khám da của bạn và hỏi xem bạn có tiếp xúc với vật chất nào có khả năng gây viêm không. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra độ dị ứng của da bằng cách để da bạn tiếp xúc với một lượng nhỏ chất có thể gây kích ứng da và theo dõi vết phát ban trong vòng một tới hai ngày.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm da tiếp xúc?

Cách điều trị tốt nhất là tránh tiếp xúc. Ví dụ như tránh mua đồ hoặc chăn len nếu bạn nhạy cảm với các sản phẩm từ len và học cách nhận diện cây thường xuân độc. Bạn nhớ mang găng tay, mặc áo tay dài và quần dài để tránh tiếp xúc với cây và bất kỳ thứ gì đã chạm vào chúng.
Các biện pháp điều trị khác bao gồm thuốc kháng viêm (steroid) dạng đắp hoặc uống, thuốc kháng histamin (đối với bệnh ngứa) và phương pháp trị liệu miễn dịch để giảm thiểu phản ứng. Steroid (như prednisone) có thể được dùng ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm hoặc ở dạng kem và thuốc mỡ.
Lotion như calamine và tắm bằng bột yến mạch để giảm chảy mủ, mẩn ngứa có thể được dùng khi cần.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Viêm da tiếp xúc

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da tiếp xúc?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
  • Dùng thuốc steroid theo chỉ dẫn. Thuốc kháng histamin cũng có thể được dùng nếu cần và ngừng uống khi đã bớt ngứa;
  • Dùng lotion trị ngứa nếu cần nhưng tránh dùng trong vòng 1 tiếng đầu sau khi thoa steroid, kem hoặc thuốc mỡ để cho thuốc có thời gian thấm vào trước;
  • Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;
  • Tập thể dục, nhưng phải hiểu da nóng và đổ mồ hôi sẽ gây ngứa nhiều hơn. Rửa và làm mát da nhanh chóng sau khi tập thể dục;
  • Dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da. Tránh kích thích da gây ra bởi chất khử mùi hoặc hương liệu trong xà phòng;
  • Rửa sạch da ngay lập tức với xà phòng và nước nếu bạn tiếp xúc với chất đã từng gây ra viêm da kích ứng;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị sốt, ho, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy; nếu mẩn ngứa nặng hơn mặc dù đã điều trị hoặc nếu nổi thêm mẩn ngứa mới.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tất cả đóng vai trò khác nhau trong việc đưa chất thải ra khỏi cơ thể. Thận, gồm hai quả có hình hạt đậu nằm ở ổ bụng sau trên, lọc các chất thải từ máu. Các ống niệu quản đưa nước tiểu từ
  • 28-05-2018
    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Epstein-Barr vi-rút (vi-rút EB), thuộc tuýp 4 của họ vi-rút herpes gây ra. Bệnh xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, với bất cứ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp ở độ tuổi 10-35, bệnh có thể
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính thường là một loại nhiễm trùng dạ dày ruột do các tác nhân như vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, tác nhân hóa học... gây nên, bệnh có thể gặp ở bất kì ai. Bệnh thường liên quan trực tiếp tới thức ăn hoặc nước uống không
  • 17-10-2018

    Khối u ở tim tuy hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và rất khó dự phòng. Bệnh nhân rơi vào tình trạng rất xấu nếu phát hiện muộn. Các khối u của tim có thể liên quan đến ngoại tâm mạc (lớp ngoài cùng bao phủ tim), cơ tim hoặc nội tâm mạc

  • 12-07-2022

    Ung thư tuyến giáp (thyroid cancer) là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp phát triển chậm, tiên lượng tốt nên bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao - nếu được phát hiện sớm.

  • 28-05-2018
    Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Ở giai đoạn này cơ thể các em sẽ phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp và cơ quan sinh dục ngày càng hoàn chỉnh để có thể thực hiện chức năng sinh sản. Ở nữ, tuổi dậy thì từ 10 - 12 tuổi,