Á sừng

Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn. Bệnh
Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn.
Bệnh không nguy hại đến sức khoẻ nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày. Nếu được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ dần ổn định. Tuy nhiên, nếu không tránh được các yếu tố nguy cơ, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát và tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Nguyên nhân gây á sừng

Yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Các yếu tố thúc đẩy tình trạng bệnh khởi phát hoặc nặng hơn là tiếp xúc với chất tẩy rửa, các loại hóa chất, đất, nước bẩn, khói thuốc...
Với các trường hợp viêm da tiếp xúc, chủ yếu là các trường hợp viêm da trong công nghiệp. Bệnh thường gặp ở nữ công nhân giặt, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm đầu, nhân viên y tế hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi là cọ sát, sang chấn, độ ẩm thấp,...

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh á sừng

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh á sừng

Một số yếu tố nguy cơ làm khởi động cho viêm da cơ địa, thuận lợi cho quá trình phát sinh bệnh :
+ Thức ăn: hành, tỏi, củ cải, nước cam, nho, tôm, cá.
+ Dùng đồ sinh hoạt: găng tay cao su, chất mạ nikel của một số đồ dùng và trang sức, chất PDD (paraphenylenediamine) có trong sơn móng, chất thuộc da.
+ Dung dịch tẩy rửa: xà bông, nước rửa chén bát.
+ Khí hậu hanh khô mùa đông, tình trạng nứt nẻ càng nặng, phần da bệnh dễ bị toác ra, rớm máu, nứt sâu ở gốc ngón gọi là đứt cổ gà, đi lại đau đớn. Nếu không giữ vệ sinh, người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy, nổi hạch, phát sốt.

Điều trị bệnh á sừng

Điều trị á sừng

Cần kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh hoặc toàn thân nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu có nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.
Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid, kháng histamin.

Chế độ chăm sóc khi bị bệnh á sừng

Chế độ chăm sóc khi mắc á sừng

Để bệnh không tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần thực hiện một số điều như sau:
-Tránh bóc vẩy da, chọc bể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải... làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nhiễm nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng.
-Không nên ngâm rửa tay chân nhiều. Chú ý giữ khô các kẽ tay, chân. Lớp sừng vốn đã bở, nên càng ẩm ướt sẽ càng dễ bị vi khuẩn nấm tấn công. Sau khi rửa chân tay, cần dùng khăn lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân. Nếu tiếp xúc với nước nhiều càng tạo thuận lợi để lớp sừng bong vảy. Khi chế biến thức ăn, tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối… bằng cách đeo găng tay. Nếu lớp mỡ bám nhiều vào da càng khiến lớp sừng trở nên thô ráp, bong vảy.
-Không ngâm chân tay với nước muối vì nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào ra làm da càng khô và nứt sẽ rộng và sâu hơn.
-Thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel và đồ thuộc da như giầy dép da.
-Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân. Khi tiếp xúc với xà phòng, xăng dầu cần đeo găng bảo vệ. Không dùng găng tay cao su mà dùng găng latex.
-Mùa đông nên đi tất, đi găng tay sớm hơn người khác để bảo vệ lớp sừng ở lòng bàn tay, chân khỏi tác hại của biến đổi thời tiết đột ngột dễ làm nứt nẻ. Không đi tất nilon mà đi tất cotton.
-Tăng cường ăn rau quả tươi để có đủ vitamin cho cơ thể nói chung và lớp sừng nói riêng. Giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... là nguồn cung cấp vitamin vô cùng quý báu.
-Nếu duy trì được thuốc giữ ẩm thường xuyên thì tổn thương sẽ nhanh hồi phục.
-Nếu mắc bệnh, bệnh nhân nên đi khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và hướng dẫn cụ thể hơn.
-Không nên tự ý sử dụng thuốc, chỉ được sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc điều trị bệnh da liễu có nhiều tác dụng phụ, dùng không đúng sẽ lợi bất cập hại.
-Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý tăng cường các thức ăn bổ dưỡng cho da.
 

Bài thuốc dân gian trị bệnh á sừng

Bài thuốc dân gian trị á sừng

Mùa đông đến là lúc bệnh trở thành nỗi sợ hãi của rất nhiều người. Vậy nên, cách phòng ngừa và điều trị bệnh được nhiều người quan tâm. Bệnh không chỉ điều trị bằng thuốc tây mà còn có thể chữa được bằng những bài thuốc dân gian được truyền theo kinh nghiệm của những người đã dùng.

1. Lá sung, đu đủ, khoai tây

Khi kết hợp 3 loại: Lá sung, lá đu đủ và củ khoai tây ta sẽ có một bài thuốc điều trị bệnh đơn giản mà không tốn kém. Cách làm như sau: Lá sung 1 nắm, lá đu đủ tía 1 nắm, 2 củ khoai tây (luộc chín). Cho 3 vị trên giã nhỏ. Lấy một bó chè tươi (xanh) nấu khoảng 10 phút, sau đó để qua ngày cho thiu, lấy nước chè này rửa nơi bị bệnh cho sạch, sau đó lấy thuốc đã chế sẵn ở trên, bó vào rồi băng lại, để qua đêm sáng lấy ra, rửa lại bằng nước chè ấm .
Bài thuốc này thực hiện bằng cách dùng mỗi ngày, làm vài lần như vậy sẽ rất hiệu quả.

2. Cây chè xanh

Dùng nước chè xanh ngâm chân và dùng lá xát vào chỗ da bị nứt rất hiệu quả. Cách làm như sau: Mua chè xanh về nấu nước ( pha đặc), để chè xanh sôi khoảng 15 phút, sau đó cho vào một chút muối, hòa tan và ngâm chân, tay vào đó. Trong thời gian ngâm, móng chân bị chè làm cho biến màu đen. Nếu mùa đông khi nước nguội, nên hâm nóng lại rồi hẳn ngâm. Thời gian khoảng 1 giờ/1 đêm.
Cũng có thể dùng lá chè xanh xát vào những chỗ mụn nước và chỗ nứt nẻ, giúp mụn nước khô miệng, không bị loét nữa. Nếu hợp thì bạn sẽ cảm giác chân của mình dễ chịu hơn khi ngâm. Còn nếu sau khoảng 1 tuần ngâm mà không cảm giác dịu đi thì có thể là bạn không hợp thuốc này.

3. Cây đinh lăng và huyết dụ

Bệnh cũng có thể chữa bằng cách uống nước của cây đinh lăng và cây huyết dụ. Cách làm: Lấy mỗi thứ lá một nắm nhỏ cho vào sắc như sắc thuốc bắc, lá huyết dụ bằng 1/2 lá đinh lăng, sắc khi nào cảm thấy vừa uống là được. Nếu khó uống có thể cho thêm đường hoặc cam thảo vào.
Khác với Ithuốc bắc, uống hai loại lá cây này không sợ bị tăng cân, là loại lá mát nên uống nhiều sẽ rất tốt. Cách tốt nhất là uống thay nước mỗi ngày.

4. Sài đất và rau răm

Bệnh cũng có thể điều trị rất đơn giản bằng sài đất và rau răm. Sài đất rửa sạch, đun lấy nước, để ấm, dùng rửa tay thật sạch.
Rau răm (khoảng 1 mớ) rửa sạch, sau đó vẩy thật khô, giã nát rồi đắp lên chỗ bị bệnh.
Mỗi lần đắp như vậy khoảng 1 giờ, ngày đắp 1-2 lần (tùy điều kiện).

5. Quả chanh

Dùng chanh xát vào chỗ bị bệnh là bài thuốc đơn giản nhất để điều trị . Chỉ cần lấy chanh, cắt lát ra và xát vào chỗ nứt, nẻ. Với cách này, bạn có thể làm bất cứ lúc nào, chỗ nào. Không giới hạn không gian và thời gian nên nó rất tiện, có thể tranh thủ cả khi đi ăn.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Đau bụng dưới kinh niên, còn gọi là đau vùng chậu mãn tính (chronic pelvic pain), là khi bệnh nhân bị đau vùng bụng dưới từ 6 tháng trở lên. Cơn đau có thể lúc có lúc không, hoặc đau thường xuyên. Đôi khi cơn đau trở thành có chu kỳ. Ví dụ cơn đau có
  • 28-05-2018
    Lao họng thường là thứ phát sau lao phổi hoặc lao da, gồm nhiều thể như lao kê họng, lao loét bã đậu ở họng, luput họng và lao họng nguyên phát. Các thể bệnh có biểu hiện và tiên tượng nặng nhẹ khác nhau.
  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi atbet là một bệnh xơ hoá phổi, có hoặc không có kèm theo tổn thương xơ hóa phổi và tạo thành các hạt như hạt silicô. Bệnh bụi phổi atbet hoàn toàn khác bệnh bụi phổi silic, do thở hít bụi atbet hay bụi amiăng. Người ta thấy các sợi amiăng
  • 17-10-2018

    Cây sơn độc là một loại cây có thể gây ra dị ứng da nghiêm trọng (viêm da do tiếp xúc). Sự dị ứng này xảy ra do một loại nhựa tên là urushiol có mặt trong lá, cành và rễ cây. Vùng da bị ảnh hưởng có thể bị khô, đỏ hoặc có thể bỏng giộp. Nếu cây bị đốt

  • 28-05-2018
    Liệt Bell, hay còn gọi liệt mặt, liệt dây thần kinh mặt hoặc liệt mặt ngoại biên, là tình trạng liệt dây thần kinh ở mặt, là chứng viêm và sưng dây thần kinh điều khiển các cơ bắp ở một bên mặt, khiến người bệnh bị méo một bên khuôn mặt. Bệnh liệt mặt