Tưa miệng

Tưa miệng hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, nhất là trẻ nuôi nhân tạo. Nguyên nhân tưa miệng là do nấm Candida Albicans sống ký sinh trong miệng, khi gặp điều kiện thuận lợi thì trở thành tác nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ dễ bị tưa miệng do bài tiết ít nước

Tìm hiểu Tưa miệng

Tưa miệng hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi, nhất là trẻ nuôi nhân tạo. Nguyên nhân tưa miệng là do nấm Candida Albicans sống ký sinh trong miệng, khi gặp điều kiện thuận lợi thì trở thành tác nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ dễ bị tưa miệng do bài tiết ít nước bọt và niêm mạc miệng ở môi trường toan, pH thấp.

Triệu chứng, biểu hiện tưa miệng

Triệu chứng, biểu hiện tưa miệng

Những đám màu trắng mịn trên lưỡi, trong má và đôi khi cả ở vòm miệng, lợi và amiđan, có thể đau và chảy máu khi bị cọ xát. Tổn thương có thể lan xuống thực quản (viêm thực quản do Candida) gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, cảm giác thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và sốt.
Triệu chứng ở trẻ dưới 1 tuổi và ở phụ nữ nuôi con bú:
Triệu chứng ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh thường xuất hiện trong vài tuần đầu, ngoài những đám tổn thương màu trắng rải rác trong miệng, trẻ có thể khó bú và quấy khóc. Trẻ cũng có thể làm lây bệnh sang mẹ trong khi bú.
Phụ nữ cho con bú bị nhiễm Candida có thể có những triệu chứng sau:
• Núm vú đỏ hoặc nhạy cảm bất thường
• Da ở quầng vú căng và đỏ rực
• Đau núm vú
• Cảm giác đau ở sâu khi cho con bú.

Nguyên nhân tưa miệng

Nguyên nhân tưa miệng

Do nấm: Thủ phạm gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là do một loại nấm, phổ biến là nấm Candida albican. Loại nấm này thường có trong đường ruột. Thông thường nếu nấm Canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng thì sẽ không gây ra bệnh cho trẻ. Tuy nhiên, trong trường hợp nào đó khiến nấm Candida phát triển hoặc hệ miễn dịch của trẻ kém, sẽ dẫn tới bệnh tưa lưỡi.
Do vi-rút: Lưỡi và lợi của bé có nhiều vết loét nhỏ, virus trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi màng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai nuốt thức ăn.

Điều trị tưa miệng

Điều trị tưa miệng

Ở trẻ khỏe mạnh không bị bệnh gì khác có thể không cần điều trị. Nếu bệnh xảy ra do dùng kháng sinh, có thể cho trẻ ăn thêm sữa chua để phục hồi sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên. Trẻ bị bệnh dai dẳng có thể cần dùng thuốc chống nấm.
Ở trẻ còn đang bú mẹ cần điều trị cho cả mẹ và trẻ để tránh lây nhiễm. Có thể dùng thuốc chống nấm nhẹ cho trẻ và kem chống nấm để bôi vào đầu vú người mẹ. Nếu trẻ bú bình, cần rửa sạch đầu ti của bình hằng ngày.
Ở người lớn khỏe mạnh, có thể điều trị bằng cách ăn sữa chua hoặc uống acidophilus dạng viên nang hoặc dung dịch. Sữa chua và acidophilus không tiêu diệt nấm nhưng giúp phục hồi vi khuẩn chí bình thường trong cơ thể. Nếu cách này không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm.
Ở người lớn bị suy giảm miễn dịch, bệnh được điều trị bằng thuốc chống nấm dạng viên hoặc dung dịch, liệu trình thường từ 10 đến 14 ngày. Trong trường hợp người bị nhiễm HIV giai đoạn muộn, Candida albicans đã kháng với các thuốc chống nấm khác, có thể dùng amphotericin B.

Bài thuốc dân gian điều trị tưa miệng

Bài thuốc dân gian điều trị tưa miệng

Đông y là gọi là 'Nga khẩu sang' bệnh có liên quan tới Tâm tỳ tích nhiệt và hư hỏa thượng viêm. Bệnh này sinh ra chủ yếu do tố chất không đủ, bệnh lâu cơ thể suy yếu, chăm sóc không đúng cách, cảm nhiễm uế độc hoặc dùng lâu kháng sinh điều trị mà gây nên.

Tâm tỳ tích nhiệt: Vẩy trắng tích tụ, ranh giới rõ ràng, mặt đỏ môi đỏ, phiền táo khóc lóc, miệng khô khát, đại tiện bón, nước tiểu đỏ. Phép trị: Thanh tiết tâm tỳ tích nhiệt:

Bài 1: Hoàng cầm 5g, hoàng liên 3g, đăng tâm 2g, chi tử 6g, thạch cao 12g, sinh địa 8g, xích phục linh 10g, cam thảo 2g. Gia giảm: phát sốt gia Ngân hoa 10g, liên kiều 10g; táo bón gia Đại hoàng 4g; tiểu tiện ngắn đỏ gia Mộc thông; miệng khát gia Thiên hoa phấn 10g, cát căn 15g. Mỗi ngày uống 1 thang.
Bài 2: Bản lam căn 10g, sanh sơn chi 3g, bạc hà 3g, hoàng bá 5g. Mỗi ngày 1 thang, sắc phân 2-4 lần, uống.
Bài 3: Kim ngân hoa 10g, hoàng liên 2g, sanh cam thảo 5g. Sắc lấy nước, lau rơ miệng 3-4 lần/ngày.

Hư hỏa thượng viêm: Vẩy trắng rời rạc, ửng đỏ không rõ. cơ thể yếu ớt, mặt trắng gò má đỏ, lòng bàn tay chân nóng, ra mồ hôi ban đêm, phân lỏng, lưỡi non mềm. Phép trị: Tư âm tiềm dương, dẫn hỏa qui nguyên:

Bài 1: Lục vị địa hoàng gia nhục quế: Thục địa 10g, sơn thù 6g, hoài sơn 10g, phục linh 10g, trạch tả 6g, đơn bì 6g, nhục quế 3g. Gia giảm: Vẩy trắng sắc nhạt đỏ, mặt trắng, tinh thần mệt mỏi, ăn kém, đại tiện lỏng gia Hoàng bá 6g, bạch truật 8g, biển đậu 10g; vẩy trắng khá nhiều, bú sữa khó khăn gia Bồ công anh 20g.
Bài 2: Hoàng bá, can khương lượng bằng nhau. Tán bột, trộn đều với nước cơm mà rơ thoa trong xoang miệng.
Bài 3: Thanh đại 20g, Băng phiến 4g. Tất cả nghiền bột mịn, dùng dầu mè trộn thành dạng hồ, thoa vào chỗ bệnh 3 lần/ngày.

Phòng ngừa tưa miệng

Phòng ngừa tưa miệng
  • Chú ý vệ sinh ăn uống, thức ăn nên tươi mới, vệ sinh sạch sẽ.
  • Không cho trẻ uống nước quá nóng, không dùng thức ăn cứng hoặc kích thích để đề phòng tổn thương niêm mạc xoang miệng trẻ.
  • Người mẹ cho con bú không nên ăn uống thức ăn cay, nóng kích thích.
  • Chú ý vệ sinh xoang miệng trẻ và bình sữa; núm vú, đầu vú của người mẹ đều nên giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Niêm mạc xoang miệng trẻ sơ sinh non mỏng, lúc vệ sinh xoang miệng, không nên dùng vải thô cứng lau miệng, động tác phải nhẹ nhàng để tránh tổn thương niêm mạc xoang miệng.
  • Tích cực phòng trị các bệnh truyền nhiễm, không nên lạm dụng kháng sinh.
  • Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc cho trẻ, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc.
  • Ăn thêm sữa chua hoặc uống viên nang acidophilus khi phải dùng kháng sinh.
  • Điều trị ngay bệnh nấm âm đạo sau khi mang thai hoặc sinh đẻ.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Đi khám răng thường xuyên 6 – 12 tháng một lần.
  • Hạn chế đường và những thực phẩm có chứa nấm men, gồm bánh mì, bia và rượu vang. Những thực phẩm này có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển của nấm Candida.

(Nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm da mụn giộp hay còn gọi là viêm da herpes. Đây là hiện tượng rối loạn cấu trúc tế bào da, gây xuất hiện những nốt giộp (mụn nước) và mẩn đỏ (nốt sần). Bệnh có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm.
  • 28-05-2018
    Hội chứng Guillain-Barre, hay còn gọi là bệnh viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin cấp hoặc chứng liệt Landry, là một tình trạng hiếm gặp. Đây là chứng rối loạn do hệ miễn dịch tấn công vào một phần hệ thần kinh ngoại biên. Tình trạng này sẽ làm cho dây
  • 13-06-2018
    Nhiễm trùng bàng quang, hay còn gọi là viêm bàng quang, là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính do vi khuẩn trong bàng quang gây ra. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể tái diễn lại nhiều lần trong thời gian dài. Viêm bàng quang cũng
  • 27-08-2018

    Thiếu oxy là tình trạng mà mô của bạn bị thiếu hụt oxy. Nguyên nhân là do thiếu oxy máu, nghĩa là lượng oxy trong máu của bạn thấp hơn mức bình thường. Đôi khi, tình trạng thiếu oxy được sử dụng để chỉ cả hai tình trạng (thiếu oxy và thiếu oxy máu).

  • 17-10-2018

    Ho gà là một trong các bệnh rất hay lây, làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Mỗi năm có khoảng 30 - 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300.000 ca tử vong (theo thống kê của WHO). Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi.

  • 28-05-2018
    Bệnh viêm kết mạc cấp, còn được gọi bằng một cái tên dân dã là “đau mắt đỏ”. Đây là một bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng nên thường phát triển thành dịch. Bệnh gặp phổ biến ở nước ta, thường là vào mùa hè. Trong đó, ở các thành phố lớn gặp nhiều hơn