Bệnh tim mạch bẩm sinh: Tứ chứng Fallot (Tetralogy of Fallot - TOF)

Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh. Bệnh này là một tổ hợp bốn khuyết tật tim: Hẹp phễu động mạch phổi, thông liên thất, động mạch chủ nằm trên vách liên thất, phì đại thất phải.

Tứ chứng Fallot là gì?

Tứ chứng Fallot (Tetralogy of Fallot - TOF) là một tình trạng hiếm gặp do sự kết hợp của bốn dị tật tim có sẵn từ khi chào đời(bẩm sinh). Bốn dị tật đó gồm:

  • Thông liên thất: có lỗ thông giữa hai tâm thất
  • Hẹp phễu động mạch phổi: tắc nghẽn dòng máu thoát khỏi tâm thất phải
  • Phì đại thất phải: tâm thất phải lớn và dày hơn
  • Động mạch chủ nằm trên vách liên thất: động mạch chủ hòa lẫn máu từ cả hai tâm thất vì động mạch chủ nằm ngay trên lỗ thông liên thất.

Những khiếm khuyết này, ảnh hưởng đến cấu trúc của tim, khiến máu ít oxy chảy ra khỏi tim và đến phần còn lại của cơ thể. Trẻ sơ sinh và trẻ em mắc tứ chứng Fallot thường có da xanh tím vì máu của chúng không mang đủ oxy. Tứ chứng Fallot thường được chẩn đoán khi trẻ còn sơ sinh hoặc ngay sau khi sinh. Đôi khi, do mức độ ít nghiêm trọng của các khuyết tật và triệu chứng, tứ chứng Fallot không được phát hiện cho đến tuổi trưởng thành.

Tứ chứng Fallot
Bên trong trái tim bị Tứ chứng Fallot

Tất cả những trẻ mắc tứ chứng Fallot đều cần được phẫu thuật điều chỉnh. Những người mắc tứ chứng Fallot cần được bác sĩ theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong suốt phần đời còn lại và có thể phải hạn chế vận động.

Triệu chứng

Các triệu chứng tứ chứng của Tứ chứng Fallot khác nhau, tùy thuộc vào lượng máu bị tắc nghẽn. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Da có màu hơi xanh do nồng độ oxy trong máu thấp (xanh tím)
  • Khó thở và thở nhanh, đặc biệt là khi bú hoặc vận động
  • Tăng cân kém
  • Dễ mệt mỏi khi chơi hoặc vận động
  • Cáu gắt
  • Khóc lâu
  • Có tiếng thổi tim
  • Ngất xỉu
  • Hình dạng tròn bất thường của giường móng ở ngón tay và ngón chân (hình khoèo)

Nguyên nhân gây ra tứ chứng Fallot là gì?

Tứ chứng Fallot xảy ra trong thời kỳ phát triển bào thai, khi tim đứa bé đang hình thành. Tuy một số yếu tố như dinh dưỡng cho người mẹ kém, nhiễm virus hay rối loạn gen có thể làm tăng nguy cơ bệnh này nhưng trong đa số trường hợp, nguyên nhân hiện vẫn còn chưa rõ.

Điều trị Tứ chứng Fallot

Tất cả trẻ sơ sinh mắc tứ chứng Fallot cần được phẫu thuật điều chỉnh do bác sĩ phẫu thuật tim (tim mạch) thực hiện. Nếu không điều trị, bé có thể không thể tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ lên phương án cuộc phẫu thuật phù hợp nhất, cùng thời gian dự kiến của cuộc phẫu thuật dựa trên tình trạng của bé. Trẻ thường được phẫu thuật tim hở trong vài tháng đầu đời để vá lỗ thông (khuyết tật vách ngăn tâm thất) ở tim và mở rộng van hoặc động mạch phổi.

Trong một số trường hợp - tùy thuộc vào nhu cầu riêng của bệnh nhân - các bác sĩ sẽ có các biện pháp điều trị tạm thời cho đến khi có thể phẫu thuật hoàn chỉnh. Việc điều trị tạm thời bao gồm việc kết nối các động mạch phổi (mang máu từ tim đến phổi) với một trong những động mạch lớn mang máu từ tim đến cơ thể. Điều này làm tăng lượng máu đến phổi, và do đó làm tăng lượng oxy trong máu.

Sau khi phẫu thuật, bé sẽ được chăm sóc hậu phẫu tại các trung tâm y tế có cơ sở chăm sóc chuyên sâu về tim. Khi tình trạng sức khỏe được cải thiện, bé sẽ được chuyển đến đơn vị chăm sóc tim mạch và sau đó được xuất viện về nhà.

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Tứ chứng Fallot

Tứ chứng Fallot có thể được hạn chế nếu bạn chăm sóc cho trẻ tốt nhất có thể, bao gồm:

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng: một đứa trẻ bị dị tật tim nặng có thể cần dùng kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định xem khi nào là cần thiết;
  • Duy trì vệ sinh răng miệng tốt: khám nha khoa định kỳ là cách tuyệt vời để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng;
  • Tập thể dục: quyết định về việc tập thể dục cần phải được cân nhắc tùy trường hợp cụ thể, hãy hỏi bác sĩ về hoạt động an toàn cho con của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Khám từ xa với bác sĩ tim mạch nhi Wellcare

Wellcare là đơn vị cung cấp dịch vụ khám từ xa hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ bác sĩ tim mạch nhi nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ khám từ xa với chất lượng tốt nhất.

Chỉ với 3 bước để tiến hành cuộc khám từ xa tại Wellcare

Bước 1- Chọn bác sĩ và chọn thời gian khám

Bước 2- Thanh toán phí và điền bệnh án

Bước 3- Khám từ xa

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của Tứ chứng Fallot, hãy gọi ngay Bác sĩ tim mạch nhi giỏi trên hệ thống Wellcare để nhanh chóng được tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh.

Xem thêm các bệnh tim nhi khác: TỔNG HỢP 26 BỆNH TIM MẠCH NHI THƯỜNG GẶP NHẤT

- 19-04-2022 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Nôn là cách cơ thể tống những gì trong dạ dày ra. Có thể là do dạ dày bị kích thích bởi rượu, ngộ độc thức ăn hay nhiễm trùng (thường là nhiễm virus) ở dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, buồn nôn và nôn sẽ giảm trong
  • 28-05-2018
    Bệnh uốn ván (tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau,
  • 28-05-2018
    Bệnh sốt rét là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới như châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Nguyên nhân gây bệnh là do ký sinh trùng Plasmodium. Ký sinh trùng là dạng sinh vật sống bám trên sinh vật chủ và hút sinh chất
  • 28-05-2018
    Tật nứt đốt sống là một dị tật của ống thần kinh xảy ra ở thai nhi do một vài đốt xương cột sống không khép kín trên tủy sống làm lộ tủy sống, màng và dịch não tủy dưới dạng một “túi thần kinh” mềm sẫm màu, nổi lên ở trên lưng dọc theo cột sống. Túi
  • 31-05-2022

    Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng trẻ bị viêm tai giữa thì phải dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, đa số trường hợp trẻ bị viêm tai giữa không cần điều trị bằng kháng sinh. Cùng tìm hiểu khi nào nên dùng kháng sinh cho trẻ bị viêm tai giữa.

  • 17-10-2018

    Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân tiếp xúc bên ngoài. Tỷ lệ bệnh viêm da tiếp xúc khác nhau giữa các vùng địa lý, thời gian trong năm, giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi của bệnh nhân. Tại Việt Nam, bệnh viêm da tiếp