Thoát vị thành bụng bẩm sinh

Thoát vị thành bụng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ khi còn đang trong bụng mẹ. Một phần bụng của đứa trẻ phát triển ra bên ngoài cơ thể do sự hình thành chưa hoàn thiện của thành bụng. Phần lớn trẻ bị thoát vị thành bụng thường là trẻ sinh

Bệnh Thoát vị thành bụng bẩm sinh là gì?

Bệnh thoát vị thành bụng bẩm sinh

Thoát vị thành bụng bẩm sinh là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ khi còn đang trong bụng mẹ. Một phần bụng của đứa trẻ phát triển ra bên ngoài cơ thể do sự hình thành chưa hoàn thiện của thành bụng. Phần lớn trẻ bị thoát vị thành bụng thường là trẻ sinh non.

Dấu hiệu và triệu chứng

Thoát vị thành bụng bẩm sinh thường dễ nhận thấy bằng mắt thường do lỗ trên bụng và ruột của bé nằm ở bên ngoài cơ thể. Một số vùng tối màu có thể xuất hiện trên ruột do có sự tiếp xúc với dịch ối bên trong dạ con. Nếu ruột bị tổn thương, bé sẽ gặp vấn đề với tiêu hóa thức ăn.
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Mẹ bầu nên đi khám thai định kì để kiểm tra thoát vị thành bụng bẩm sinh cũng như tình trạng sức khỏe thai nhi trong suốt thời gian mang thai. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy gọi bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thoát vị thành bụng bẩm sinh là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng này có thể do sự thay đổi hormone hoặc gen (nhiễm sắc thể) của thai nhi. Bệnh cũng có thể xảy ra do người mẹ tiếp xúc với các tác nhân môi trường khác như đồ ăn thức uống, các loại thuốc người mẹ sử dụng... Do đó khi mang thai, người mẹ cần đặc biệt chú ý tới việc phòng tránh bệnh cho con bằng thói quen sống lành mạnh và khoa học cũng như đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai.

Nguy cơ mắc phải Bệnh Thoát vị thành bụng bẩm sinh

Những ai thường mắc phải?

Thoát vị thành bụng bẩm sinh là một tình trạng hiếm gặp và ảnh hưởng lên cả nam giới và nữ giới. Theo ước tính, tỷ lệ rối loạn này là gần 1/1.500 đến 1/13.000. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng phổ biến ở phụ nữ dưới 20 tuổi mang thai. Nếu đang có kế hoạch sinh con, bạn nên học cách kiểm soát tình trạng này bằng cách kiểm tra sức khỏe hoặc tham khảo với ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết trước khi mang thai.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh?

  • Người mẹ còn trẻ tuổi. Mang thai ở độ tuổi vị thành niên sẽ khiến bạn có nguy cơ cao sinh con mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh hơn những người lớn tuổi.
  • Sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá tăng nguy cơ thai nhi bị mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh.

Điều trị Bệnh Thoát vị thành bụng bẩm sinh hiệu quả

Trong thời kì mang thai, bác sĩ sẽ siêu âm thai để kiểm tra thoát vị thành bụng bẩm sinh. Nếu được xác định là mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh trước khi sinh, các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện của thai nhi.
Một khi đứa trẻ đã ra đời, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị bệnh. Nếu chỗ hở nhỏ, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật một lần để đưa ruột lại vào trong ổ bụng và đóng chỗ hở đó lại. Tuy nhiên, nếu chỗ hở bụng quá lớn, quá trình điều trị sẽ kéo dài theo từng bước một.
Sau khi đã đưa ruột vào lại ổ bụng và lấp chỗ hở, trẻ được tiêm kháng sinh toàn thân vào tĩnh mạch để tránh bị nhiễm trùng, cũng như cung cấp một số dưỡng chất thiết yếu để duy trì tình trạng sức khỏe.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể phòng ngừa bệnh này ở bé nếu áp dụng các biện pháp sau:
  • Kiểm tra sức khỏe thai nhi định kì trong thời gian mang thai;
  • Tránh mang thai khi tuổi còn quá trẻ;
  • Tránh sử dụng đồ uống có cồn và thuốc lá.
Thông tin được cung cấp không thay thế cho lời khuyên y khoa. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có thông tin chi tiết.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Có hai nhóm nguyên nhân lớn của bệnh gout là gout nguyên phát và gout thứ phát: Gout nguyên phát là thể bệnh gặp nhiều nhất, có tính chất di truyền và mang tính gia đình. Gout thứ phát có nguyên nhân do tăng acid uric máu thứ phát,
  • 28-05-2018
    Viêm quanh khớp vai thể đông cứng (Frozen shouder) là bệnh có đặc trưng lâm sàng là đau và hạn chế vận động khớp vai. Nguyên nhân là do viêm dính bao khớp ổ chảo-cánh tay, không có tổn thương sụn và xương khớp vai, không do chấn thương mới khớp vai,
  • 17-10-2018

    Phù bạch mạch, còn được gọi là phù mạch bạch huyết. Phù bạch mạch có biểu hiện phù hai tay, chân hoặc cả tay và chân. Đây là hậu quả của việc bạch huyết kém lưu thông do bị tắc nghẽn, bị tổn thương hoặc do các mạch bạch huyết phát triển không bình thường.

  • 28-05-2018
    Nhiễm tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) là bệnh được gây ra bởi vi khuẩn tụ cầu vàng. Loại vi khuẩn này có khả năng kháng lại một số thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn tụ cầu bình thường. MRSA có thể xâm nhập sâu vào cơ
  • 28-05-2018
    Khi chúng ta nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưỡi, môi, má và thanh quản. Các kích thích đó theo cơ quan phân tích lời nói đến vùng phân tích vận động của lời nói (vùng Broca). Khi các bộ phận này không phối hợp được thật
  • 28-05-2018
    Đau đầu gối xảy ra khi có những thương tổn ở vùng đầu gối khiến các cơ xương khớp vùng đầu gối không thể hoạt động bình thường. Đau đầu gối có thể khiến bạn đau đớn và không thoải mái. Nhiều loại đau đầu gối nhẹ đáp ứng tốt với các biện pháp tự chăm