Thai trứng

Thai trứng là một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Nguyên nhân của thai trứng là do trứng được thụ tinh và phát triển một cách bất thường. Mặc dù thai trứng không phải là một bào thai thật sự nhưng nó vẫn gây ra các triệu chứng giống như thai

Thai trứng là gì?
thai-trung

Thai trứng là một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do trứng được thụ tinh và phát triển một cách bất thường. Mặc dù nó không phải là một bào thai thật sự nhưng vẫn gây ra các triệu chứng giống như thai kỳ bình thường. Bên này có thể gây tử vong và cần phải điều trị kịp thời.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp của thai trứng là:
  • Chảy máu âm đạo màu đỏ tươi hay nâu đậm trong ba tháng kinh nguyệt đầu tiên
  • Buồn nôn và ói mửa nhiều
  • Đau trằn, nặng vùng bụng dưới
  • Tử cung lớn hơn so với tuổi thai
  • Các dấu hiệu của cường giáp: cảm giác lo lắng, mệt mỏi, nhịp tim nhanh hoặc không đều, đổ mồ hôi rất nhiều.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu có những trường hợp sau đây:
  • Tử cung to hơn so với tuổi thai
  • Huyết áp cao
  • Xuất hiện protein trong nước tiểu sau tuần thứ 20 của thai kỳ
  • U nang buồng trứng
  • Thiếu máu
  • Cường giáp với các triệu chứng như lo lắng nhiều, đổ mồ hôi, cảm thấy nóng,…

Nguyên nhân

Nguyên nhân của thai trứng là do trứng được thụ tinh bất thường sau đó phát triển thành những túi dịch dính chùm như trứng ếch thay vì phát triển thành bào thai như bình thường. Có hai loại là:
  • Thai trứng toàn phần. Đây là loại thai trứng do sự kết hợp của một trứng không chứa bất kỳ thông tin di truyền nào với một tinh trùng bình thường. Nó sẽ không phát triển thành một thai nhi bởi vì không có một hệ thống di truyền đầy đủ, thay vào đó nó sẽ phát triển thành thai trứng.
  • Thai trứng bán phần. Một trứng được thụ tinh bởi hai tinh trùng, tuy đủ thông tin di truyền từ bố và mẹ nhưng hợp tử này không bình thường.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ thường gặp của bệnh khác nhau theo khu vực, địa lý và chủng tộc. Tại Mỹ, tần suất thai trứng là 1 trong 12000 thai kỳ. Phụ nữ những năm đầu tuổi teen và đang trong giai đoạn mãn kinh là có nguy cơ cao nhất.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là:
  • Tuổi sinh sản: nguy cơ bị thai trứng tăng cao khi người phụ nữ mang thai ở độ tuổi lớn hơn 35 hoặc trẻ hơn 20.
  • Đã từng mang thai trứng: nếu đã từng mang thai trứng, bạn có nhiều khả năng bị tái phát lại. Trung bình thì có khoảng 1-2% phụ nữ sẽ tiếp tục bị thai trứng sau lần đầu.
  • Đã từng bị sẩy thai.
  • Thiếu vitamin A: những phụ nữ không nhận được đủ vitamin A sẽ có nguy cơ bị thai trứng cao hơn bình thường.

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể xác nhận thai trứng bằng cách:
  • Khám âm đạo và bụng dưới
  • Xét nghiệm máu để đo hormone thai kỳ
  • Siêu âm qua âm đạo hay bụng

Điều trị

Để loại bỏ hoàn toàn thai trứng, các bác sĩ sẽ làm nở rộng cổ tử cung và dùng hút chân không để lấy ra.
Nếu mô thai trứng xâm lấn quá sâu và bạn không có ý định sinh thêm con, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật cắt tử cung.
Sau khi phẫu thuật, mức độ hormone HCG trong máu sẽ được đo để xác định xem thai trứng đã hoàn toàn được loại bỏ chưa. Việc giám sát theo dõi có thể kéo dài 6 tháng đến một năm. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi muốn có thai trở lại.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Nếu bạn đã mang thai trứng, trước khi muốn mang thai lại, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ và họ có thể khuyên bạn nên chờ đợi sáu tháng đến một năm để theo dõi bệnh trước khi có thai lại.
Nếu mang thai lại, bạn nên đi khám thai sớm và đều đặn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai có bình thường hay không.
Những thông tin được cung cấp không thay thế cho lời khuyên từ chuyên gia y tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    U nang thận là túi tròn chứa chất lỏng hình thành trong thận. U nang thận có thể được kết hợp với rối loạn nghiêm trọng làm chức năng thận. Nhưng thông thường, một loại u nang thận gọi là u nang thận đơn giản - u không phải ung thư mà ít khi gây biến
  • 17-10-2018

    Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm thông thường. Dậy thì là thời điểm cơ thể của trẻ em bắt đầu trưởng thành và thường bắt đầu trong độ tuổi từ 7 - 13 ở nữ trong độ tuổi từ 9 - 15 ở nam. 

  • 28-05-2018
    Nguyên nhân chính xác của bệnh giác mạc hình chóp đang còn là một bí ẩn. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng các yếu tố di truyền, môi trường và nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến lý do tại sao bệnh xuất hiện ở 1 số người
  • 06-09-2018

    Bệnh da liễu là tình trạng da bị kích ứng hoặc bị viêm. Nguyên nhân thường là do phản ứng dị ứng của cơ thể hoặc do vi khuẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da bạn. Làn da sẽ có cảm giác ngứa, viêm và đôi khi bị đau.

  • 28-05-2018
    Bệnh Crohn là bệnh viêm tại đường ruột. Nó gây ra viêm niêm mạc đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và thậm chí suy dinh dưỡng trầm trọng. Bệnh Crohn là nguyên nhân gây ra loét hình thành trong đường tiêu hóa ở bất cứ nơi nào trong cơ
  • 28-05-2018
    Tuyến cận giáp có hình bầu dục và kích thước bằng hạt lúa được nằm ở cổ. Các tuyến cận giáp sản xuất hoóc-môn giúp duy trì sự cân bằng thích hợp của canxi trong máu và trong các mô. Cường cận giáp là có quá nhiều hoóc-môn trong máu do hoạt động quá mức