Nhiễm trùng vết mổ (Nhiễm trùng vết thương phẫu thuật)

Nhiễm trùng vết mổ, trước đây gọi là nhiễm trùng vết thương phẫu thuật, chiếm khoảng 17% các ca nhiễm trùng của các bệnh nhân nhập viện. Nhiễm trùng vết mổ được chia làm nhiễm trùng nông một phần, nhiễm trùng sâu một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng.

Tìm hiểu về Nhiễm trùng vết mổ (Nhiễm trùng vết thương phẫu thuật)

Nhiễm trùng vết mổ, trước đây gọi là nhiễm trùng vết thương phẫu thuật, chiếm khoảng 17% các ca nhiễm trùng của các bệnh nhân nhập viện. Nhiễm trùng vết mổ được chia làm nhiễm trùng nông một phần, nhiễm trùng sâu một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng.
Hầu hết nhiễm trùng vết mổ xảy ra trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng nông một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng có thể xảy ra sau 2 tuần.

vết mổ
(Ảnh minh họa)

Triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ

Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng bao gồm:

  • Chảy mủ từ vết thương.
  • Đau khi chạm vào vết thương.
  • Vết thương sưng tấy và nóng.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Nếu bạn đang hồi sức sau phẫu thuật tại bệnh viện, cần thông báo cho bác sĩ ngay khi phát hiện mình có các triệu chứng trên. Nếu đã về nhà, cần đi khám ngay để bác sĩ có thể xử lý nhiễm trùng càng sớm càng tốt. Tình trạng bệnh lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, bạn cũng có thể Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát trên kênh Khám từ xa Wellcare để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết mổ

Nhìn chung, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng vết mổ hay không còn phụ thuộc vào loại phẫu thuật, vị trí phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, kỹ năng của bác sĩ và hệ miễn dịch của bệnh nhân tốt tới đâu để có thể chống lại nhiễm trùng.
Trong trường hợp phẫu thuật ở vùng xương chậu, ruột, hệ sinh dục và hệ tiết niệu, nhiễm trùng vết mổ sẽ xảy ra nếu bạn nhiễm khuẩn đường ruột như coliform và khuẩn kị khí. Ngoài ra, vi khuẩn thường được tìm thấy trên da là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng.

Nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ

Những ai thường bị nhiễm trùng vết mổ?

Tỷ lệ nhiễm trùng xảy ra từ 2 - 3% ở những bệnh nhân đã từng phẫu thuật và khó phục hồi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng vết mổ

Những ca phẫu thuật ở vùng đã từng bị tổn thương hay phẫu thuật trước đó sẽ có rủi ro nhiễm trùng vết mổ cao hơn. Trong trường hợp phẫu thuật đòi hỏi phải cấy ghép như ghép xương chậu, thay khớp gối, phẫu thuật chữa suy hô hấp, đặt van tim nhân tạo… sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, những người cao tuổi, người bị tiểu đường, béo phì, thiếu dinh dưỡng và hút thuốc trước khi phẫu thuật là đối tượng có khả năng mắc nhiễm trùng.

Chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ

Bác sĩ sẽ kiểm tra vết mổ để chẩn đoán bạn có bị nhiễm trùng vết mổ hay không. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xét nghiệm mô từ vết thương hoặc dịch mủ tiết ra xem có vi khuẩn không. Các xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện tùy từng trường hợp.

Điều trị nhiễm trùng vết mổ

Phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với tình trạng nhiễm trùng là làm sạch vết thương. Gạc che vết thương cần được thay nhiều lần trong ngày. Bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh trong quá trình làm sạch vết thương và chỉ định dùng những loại thuốc khác để tránh bị tái nhiễm trùng. Việc điều trị có thể kéo dài nếu có những dấu hiệu cho thấy vùng nhiễm trùng tiếp tục lấn sâu vào, đặc biệt là gây sốt.

Chăm sóc vết thương sau khi mổ để tránh nhiễm trùng

  • Làm theo các hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt về việc chăm sóc vết thương sau khi mổ.
  • Rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Sử dụng đầy đủ các loại thuốc kháng sinh được chỉ định.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Không hút thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 18-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng QT kéo dài bẩm sinh biểu hiện bằng hình ảnh QT dài trên điện tâm đồ và những rối loạn nhịp thất gây ngất và đột tử. Hội chứng QT kéo dài bao gồm 2 hội chứng lâm sàng chính là hội chứng Jervell và Lange-Nielsen cùng hội chứng Romano-Ward. Dù
  • 28-05-2018
    Nữ giới ở độ tuổi hơn 60 dễ mắc bệnh, và tiên lượng không tốt, tỉ lệ sống 5 năm đạt 3%. So với ung thư phổi, ung thư dạ dày, thì tỉ lệ phát cúa bệnh ung thư túi mật có xu hướng tăng cao. Ung thư túi mật là một bệnh lý tương đối hiếm gặp và có tiên lượng
  • 28-05-2018
    1- Khai thông đường hô hấp: hút đàm dãi - đặt nội khí quản - mở khí quản. Dẫn lưu xoang màng phổi khi có tràn khí hoặc tràn máu xoang màng phổi. 2- Bồi hoàn thể tích tuần hoàn: cầm máu - băng ép - truyền dịch (NaCl 0,9%, Lactated Ringer...), truyền máu.
  • 22-08-2018
    Ung thư âm hộ là loại ung thư thường gặp ở lứa tuổi 65-75 nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở người trẻ tuổi. Nguyên nhân gây ra ung thư âm hộ hiện chưa rõ ràng nhưng có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh đặc biệt là nhiễm vi-rút gây u nhú ở người (HPV). Ung
  • 28-05-2018
    Mặc dù là bệnh khá phổ biến, song đến nay bệnh lý viêm túi mật vẫn chưa được cộng đồng chú ý đúng mức. Hầu hết bệnh nhân bị viêm túi mật cấp, triệu chứng thuyên giảm sau 1 - 4 ngày. Tuy nhiên, khoảng 25 - 30% bệnh nhân phải phẫu thuật hoặc xuất hiện
  • 28-05-2018
    Viêm khớp ở trẻ em (JRA) hay còn được gọi là “viêm khớp vô căn” hoặc “bệnh Still”. Viêm khớp ở trẻ em khác so với viêm khớp dạng thấp ở người lớn. Nó là một căn bệnh mãn tính kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng khoảng 75% trẻ sẽ khỏi bệnh.