Nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)

Hội chứng sau chấn động là một rối loạn phức tạp thường xuất hiện sau cơn chấn động não. Hội chứng này có thể bao gồm các triệu chứng như đau đầu hoặc chóng mặt và thường kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Định nghĩa Bệnh Nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)

Bệnh Nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)

Nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ) là bệnh gì?

Nhiễm giun móc, hay nhiễm giun mỏ, là khi có giun móc (giun mỏ) sống kí sinh trong cơ thể. Chúng thường lây nhiễm ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt có điều kiện vệ sinh kém. Ấu trùng và những con giun trưởng thành sống trong ruột của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh. Nếu đối tượng nhiễm bệnh đi ngoài hoặc phân của họ được dùng làm phân bón thì trứng giun sẽ bám vào đất. Trứng sẽ trưởng thành và nở ra ấu trùng có khả năng xâm nhập vào da người. Những người đi chân không trên những khu đất này sẽ bị nhiễm giun móc vì thường ấu trùng giun móc rất nhỏ nên không thể nhìn thấy. Khi vào vòng tuần hoàn máu, giun móc sẽ đến phổi và cổ họng, sau đó đi vào ruột.

Những ai thường mắc phải bệnh nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)?

Giun móc đã lây lan hơn 1 tỷ người trên thế giới. Ở các tiểu bang Nam Mỹ, tình trạng nhiễm giun móc khá phổ biến. Bệnh thường xảy ra đối với những người ở khu vực nóng, ẩm, kém vệ sinh có giun móc. Hoặc những đứa trẻ hay chơi đùa ở những nền đất nhiễm ấu trùng sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn.;

Nguyên nhân Bệnh Nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ) là gì?
Hai loại giun móc lây nhiễm cho người là Anclostoma duodenale và Necator americanus. Người nhiễm bệnh thường thải trứng giun qua phân khi đi ngoài. Trứng giun có thể nở ở đất ẩm ướt và ấp khoảng 2 ngày trước khi chúng trở thành ấu trùng. Kế đó, ấu trùng này xâm nhập qua da, thường là do đi chân không, thông qua đường máu đến phổi và ruột. Một số người có thể nhiễm bệnh do ăn phải thức ăn hoặc uống nước có nhiễm khuẩn.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)?
Bạn có nguy cơ mắc bệnh nhiễm giun móc cao nếu bạn tiếp xúc với môi trường không hợp vệ sinh có khuẩn ấu trùng giun móc. Trong trường hợp ăn uống những loại thực phẩm có chứa loại ấu trùng này cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.;

Điều trị Bệnh Nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)?

Mục tiêu của việc điều trị là chữa trị viêm nhiễm, ngăn ngừa và điều trị các biến chứng, cải thiện chất dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ sử dụng những thuốc như: albendazole hoặc mebendazole để giết chết giun. Tuy nhiên những thuốc này không được dùng trong kỳ thai nghén vì chúng có thể gây hại đến thai nhi. Nếu bị thiếu máu, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc bổ sung chất sắt. Sau khi điều trị thiếu máu, bạn cần có chế độ dinh dưỡng giàu protein và bổ sung vitamin trong khoảng 3 tháng.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách lấy mẫu phân và kiểm tra trong ống nghiêm để tìm xem có trứng giun và ấu trùng trong phân hay không. Bác sĩ có thể cũng chụp X-quang ngực xem có bị viêm phổi hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra máu xem có bị chứng thiếu máu hay suy dinh dưỡng hay không.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)?
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu protein trong khoảng 3 tháng;
  • Bổ sung vitamin và sắt theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai;
  • Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn;
  • Đừng đi chân không ở các khu vực công cộng, đặc biệt là khi bạn đi du lịch các nước nhiệt đới;
  • Chất lượng vệ sinh đạt tiêu chuẩn và hệ thống xử lý rác thải hiệu quả là những nhân tố giúp các nước phát triển trên thế giới ít gặp tình trạng nhiễm giun móc, bạn cần lưu ý điểm này để lựa chọn địa điểm du lịch cũng như giữ gìn môi trường cá nhân và công cộng quanh mình.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ngứa hậu môn là loại bệnh thông thường nhưng gây phiền phức trong sinh hoạt, khiến người bệnh bức bối, khó chịu… Nguyên nhân gây bệnh do lớp da xung quanh hậu môn bị kích thích, cọ sát không ngừng, do mặc quần áo quá chật, mặc quần áo bằng nylon, do
  • 28-05-2018
    Thuật ngữ 'stress' bắt nguồn từ chữ La tinh stringi, có nghĩa là 'bị kéo căng ra'. Lúc đầu, thuật ngữ stress được sử dụng trong Vật lý học, để chỉ sức nén mà một loại vật liệu phải chịu đựng. Năm 1914, Walter Cannon sử dụng thuật ngữ này trong Sinh lý
  • 28-05-2018
    Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO), Glôcôm là nguyên nhân đứng thứ 2 gây mù loà sau đục thuỷ tinh thể và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục. Ở Việt Nam, từ lâu Glôcôm được
  • 17-10-2018

    Bạch tạng được xác định là một rối loạn di truyền đặc trưng bởi sự giảm sản xuất melanin (sắc tố quyết định màu sắc của da, tóc và mắt) hoàn toàn hay không hoàn toàn. Do đó những người bị bạch tạng có màu tóc, da, mắt nhạt hoặc không màu. Những khác

  • 28-05-2018
    Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn đến sự tích tụ dịch trong các túi khí, ngăn chặn oxy vào máu và các phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây ra suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
  • 28-05-2018
    Ung thư thanh quản không được biết đến trong cộng đồng như một số loại ung thư khác, nhưng nó không phải là một căn bệnh hiếm gặp.