Ngày thế giới Zoonoses - Nâng cao cảnh giác về các bệnh lây từ động vật

Động vật cũng như con người, là một phần của hành tinh xanh. Động vật còn là nguồn thực phẩm, là môi trường sống, động vật hiện diện trong ngành du lịch, thể thao, động vật còn là người bạn đồng hành của mọi người trên khắp thế giới. Dù sống ở thành thị hay nông thôn, chúng ta không thể tránh được việc tiếp xúc hàng ngày với các loài động vật.

Nhưng động vật có thể mang mầm bệnh lây sang người - gọi chung là các bệnh zoonotic hoặc zoonoses. Bệnh Zoonotic được gây ra bởi các vi trùng có hại như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và nấm. Chúng có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau ở người và động vật, từ nhẹ đến nặng, thậm chí tử vong. Điều nguy hiểm là, động vật đôi khi có thể mang mầm bệnh ngay cả khi trông chúng hoàn toàn khỏe mạnh (Các loại siêu vi, cúm, sốt rét, bệnh dại và bệnh lao…).

Bệnh Zoonotic rất đa dạng và phổ biến, ước tính khoảng 60% bệnh truyền nhiễm trên người là có thể lây từ động vật; và 75% các bệnh truyền nhiễm mới phát hiện gần đây là bắt nguồn từ động vật.

Con đường lây lan

Con người vốn dĩ không thể tách rời được môi trường sống và các loài động vật, chi bằng chúng ta nâng cao nhận thức về những đường lây bệnh, bao gồm:

Tiếp xúc trực tiếp: Tiếp xúc với nước bọt, máu, nước tiểu, chất nhầy,
phân hoặc chất dịch khác của động vật bị nhiễm bệnh - thông qua vuốt ve
hoặc chạm vào động vật, vết cắn hoặc cào.
Tiếp xúc gián tiếp: Tiếp xúc với nơi sống và nơi đi qua của động vật,
hoặc các đồ vật hoặc bề mặt đã dính vi trùng - bao gồm nước bể cá, môi
trường sống của vật nuôi, chuồng, cây cỏ và đất, cũng như thức ăn và
nước uống của vật nuôi.

Các loại côn trùng: Bị bọ ve, hoặc côn trùng như muỗi hoặc bọ chét cắn.

Thực phẩm: Ước tính ở Mỹ hàng năm, cứ 6 người thì có 1 người bị bệnh do ăn thực phẩm bị ô nhiễm - chẳng hạn như sữa chưa tiệt trùng (nguyên liệu), thịt hoặc trứng chưa nấu chín, hoặc trái cây và rau sống bị nhiễm phân từ động vật nhiễm bệnh.

Nước uống: Uống hoặc tiếp xúc với nước đã bị nhiễm phân từ động vật bị nhiễm bệnh.


Ai nhiễm bệnh sẽ nghiêm trọng hơn?

Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh zoonotic, kể cả những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ cao và nghiêm trọng hơn những người khác, thậm chí tử vong. Nhóm người này bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người già trên 65 tuổi
  • Người có hệ miễn dịch yếu
  • Phụ nữ mang thai

Tự bảo vệ bản thân và gia đình

Động vật là một phần của hành tinh sống và hiện diện ở mọi nơi xung quanh ta, như sở thú, khu vui chơi, hội chợ, trường học, các cửa hàng và công viên... Còn có các loài côn trùng, như muỗi, bọ chét, ve... cắn người và động vật cả ngày lẫn đêm. Hãy tự bảo vệ, bằng cách:

Giữ tay sạch sẽ:

  • Rửa tay ngay sau khi ở gần động vật, kể cả khi bạn không chạm vào
  • Rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới dòng nước sạch đang chảy
  • Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng chất sát trùng chứa ít nhất 60% cồn.
  • Bởi vì chất sát trùng không loại bỏ được tất cả các loại vi trùng, luôn cố gắng rửa tay bằng xà phòng và nước nếu được

Ghi nhớ những nguyên tắc vệ sinh an toàn khi nhà có vật nuôi:

  1. Luôn rửa tay, sau khi ở gần động vật hoặc vệ sinh chất thải, thức ăn hoặc vật dụng của chúng (như lồng, bát nước, đồ chơi, giường, dây xích, v.v.). Đặc biệt là trước khi chạm vào bình sữa và núm vú hoặc bồng bế trẻ sơ sinh.
  2. Tìm hiểu kỹ nguồn gốc trước đưa một vật nuôi mới về nhà.
  3. Trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi và bất kỳ ai có hệ miễn dịch yếu không nên tiếp xúc với loài động vật gặm nhấm, bò sát, lưỡng cư và gia cầm.
  4. Không hôn, ôm ấp, hoặc đưa loài gặm nhấm, bò sát, lưỡng cư và gia cầm tới gần mặt. Những loài động vật này có nhiều khả năng lây lan vi trùng.
  5. Luôn giám sát trẻ khi chúng ở gần thú cưng. Dạy trẻ không hôn thú cưng, không đưa thú cưng tới gần mặt hoặc để cho thú cưng liếm mặt hoặc miệng.
  6. Không cho vật nuôi và đồ dùng của chúng vào khu vực bếp hoặc nơi chuẩn bị thức ăn hoặc nhà ăn.
  7. Dọn dẹp đúng cách sau khi động vật đi vệ sinh:
    • Dọn phân mèo hàng ngày (đặc biệt là nếu trong nhà có người mang thai) và đổi mới hố cát vệ sinh cho mèo ít nhất hai lần mỗi tuần. Không để phụ nữ mang thai dọn vệ sinh cho mèo.
    • Luôn dẹp bỏ chất thải cho chó ngay sau khi chúng đi vệ sinh.
    • Làm sạch chuồng, môi trường sống và đồ vật của thú cưng bên ngoài nhà khi có thể để tránh làm nhiễm bẩn không gian sinh hoạt. Nếu không thể, hãy làm vệ sinh trong buồng tắm và khử trùng không gian này ngay sau đó.
  8. Tránh chơi thô bạo với động vật để không bị cắn và cào xước. Đừng để trẻ nhỏ đến gần thú cưng khi chúng đang ăn.
  9. Làm sạch vết cắn và vết trầy xước ngay lập tức bằng xà phòng và nước. Hãy hỏi bác sĩ ngay khi: vết thương trở nên nghiêm trọng hơn, tấy đỏ, đau nhức, ấm nóng hoặc sưng lên; khi con vật bị bệnh; hoặc nếu khi bạn không nắm rõ lịch sử tiêm phòng của chúng.
  10. Tránh để muỗi, ve và bọ chét cắn.
  11. Hiểu rõ cách xử lý thực phẩm an toàn, dù là chế biến cho bản thân hoặc gia đình, thú cưng hoặc các loài động vật khác.
  12. Luôn cảnh giác với các bệnh từ động vật cả khi ở nhà hay đi chơi (các vườn thú hoặc công viên)
  13. Tránh để bị động vật cắn và cào xước.

Nguồn: CDC

(*)06/07 hàng năm là ngày thế giới kỷ niệm vắc-xin đầu tiên chống bệnh dại (và các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người) được Louis Pasteur sử dụng thành công (6 tháng 7 năm 1885).

Biên Phiên dịch bởi: Khám từ xa Wellcare

KHÁM TỪ XA QUA GỌI THOẠI & VIDEO các bác sĩ của Wellcare để được giải tỏa bất kỳ băn khoăn lo lắng nào:
- Gọi bác sĩ Nhi Khoa: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/nhi

- Gọi bác sĩ Nội tổng quát: https://khamtuxa.vn/bac-si/khoa/noi-tong-quat
- Gọi các bác sĩ chuyên khoa khác: https://khamtuxa.vn/bac-si
- Tổng đài hỗ trợ: (028)3622.6822

- 13-04-2024 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hẹp eo động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ bị hẹp bất thường. Chỗ hẹp thường nằm ở vị trí các mạch máu nhánh đến đầu và hai cánh tay. Động mạch chủ là mạch máu lớn nhất nằm bên trái tim. Từ động mạch chủ, các động mạch nhánh nhỏ hơn dẫn máu và
  • 28-05-2018
    Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) là tình trạng đe dọa tính mạng do viêm các phế nang trong phổi. Bệnh dẫn đến sự tích tụ dịch trong các túi khí, ngăn chặn oxy vào máu và các phần còn lại của cơ thể. Điều này có thể gây ra suy hô hấp và dẫn đến tử vong.
  • 28-05-2018
    Tình hình dịch trên thế giới trong thời gian gần đây Từ 1997, sự bùng phát của virut H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ tháng 12/2003 đến 19/6/2008, đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong số 385
  • 28-05-2018
    Đây là loại ung thư biểu mô malpighi thể hạch: loại này rất hiếm, nhìn mắt thường như quả dâu, vì thế rất giống ung thư biểu mô tuyến, phải nhuộm và cắt nhiều lần tiêu bản ở vùng trung tâm mô u. Ung thư hạ họng ở Việt Nam
  • 28-05-2018
    Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp, nghĩa là vi khuẩn xâm nhập vào khớp khiến khớp sưng tấy và đau. Viêm khớp nhiễm khuẩn hiếm khi xuất hiện ở nhiều khớp cùng lúc.nNhững khớp dễ bị nhiễm trùng bao gồm: khớp gối, khớp hông,
  • 28-05-2018
    Cây sơn độc là một loại cây có thể gây ra dị ứng da nghiêm trọng (viêm da do tiếp xúc). Sự dị ứng này xảy ra do một loại nhựa tên là urushiol có mặt trong lá, cành và rễ cây. Vùng da bị ảnh hưởng có thể bị khô, đỏ hoặc có thể bỏng giộp. Nếu cây bị đốt