Loét giác mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nguyên nhân chính của loét giác mạc là do nhiễm trùng. Viêm giác mạc do Acanthamoeba: Loại nhiễm trùng này thường gặp ở những người hay đeo kính áp tròng. Viêm giác mạc do virus herpes: là tình trạng nhiễm virus thường gây ra các đợt

Triệu chứng của loét giác mạc

Bạn có thể sẽ nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng trước khi nhận thấy loét giác mạc. Triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:

- Ngứa mắt

- Chảy nước mắt

- Chảy mủ từ mắt

- Nóng rát hoặc cay mắt

- Đỏ mắt

- Nhạy cảm với ánh sáng

Triệu chứng của loét giác mạc bao gồm:

- Viêm ở mắt

- Đau mắt

- Chảy nước mắt quá nhiều

- Mờ mắt

- Xuất hiện đốm trắng ở giác mạc

- Sưng mí mắt

- Chảy mủ từ mắt

- Nhạy cảm với ánh sáng

- Có cảm giác như có bụi trong mắt

Tất cả các triệu chứng của loét giác mạc đều rất nghiêm trọng và nên được điều trị ngay để tránh mù lòa. Bản thân loét giác mạc sẽ trông giống như một vùng hoặc các đốm màu xám hoặc trắng trên bề mặt giác mạc (bình thường giác mạc vốn trong suốt). Một số trường hợp loét giác mạc quá nhỏ sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính lúp. Tuy nhỏ, nhưng những trường hợp này bạn vẫn có thể cảm nhận được các triệu chứng trên.

Tại sao lại bị loét giác mạc?

Nguyên nhân chính của loét giác mạc là do nhiễm trùng.

Viêm giác mạc do Acanthamoeba: Loại nhiễm trùng này thường gặp ở những người hay đeo kính áp tròng.

Viêm giác mạc do virus herpes: là tình trạng nhiễm virus thường gây ra các đợt bùng phát lặp lại, bao gồm các tổn thương và đau ở mắt. Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến các đợt bùng phát, bao gồm stress, tiếp xúc quá lâu với ánh mặt trời hoặc bất cứ tác nhân nào làm hệ miễn dịch suy yếu.

Viêm giác mạc do nấm: đây là tình trạng nhiễm nấm phát triển sau một tổn thương giác mạc do cây cối hoặc các vật liệu có nguồn gốc thực vật gây ra. Viêm giác mạc do nấm có thể sẽ phát triển ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch.

Các nguyên nhân khác: các nguyên nhân gây loét giác mạc khác bao gồm:

- Khô mắt

- Chấn thương mắt

- Rối loạn gây viêm

- Đeo kính áp tròng không được tiệt trùng

-Thiếu vitamin A

Những người đeo kính áp tròng mềm đã hết hạn hoặc đeo kính áp tròng dùng một lần trong một khoảng thời gian dài (qua đêm) thường có nguy cơ cao bị loét giác mạc.

Chẩn đoán loét giác mạc

Bác sỹ chuyên khoa mắt sẽ khám mắt để chẩn đoán tình trạng loét giác mạc.

Một loại xét nghiệm dùng để kiểm tra loét giác mạc là nhuộm màu mắt bằng fluorescein. Trong loại xét nghiệm này, một giọt thuốc nhuộm màu cam sẽ được đặt lên một mảnh giấy thấm mỏng. Mảnh giấy thấm này sau đó sẽ được chạm nhẹ vào bề mặt mắt để truyền thuốc nhuộm vào mắt. Bác sỹ sau đó sẽ chiếu một loại ánh sáng tím đặc biệt vào mắt để tìm xem có bất kỳ vùng nào có màu xanh không thông qua một loại kính hiển vi đặc biệt. Các tổn thương giác mạc sẽ chuyển màu xanh khi đèn tím chiếu vào.

Loét giác mạc: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Nếu bác sỹ phát hiện ra có vết loét giác mạc, họ sẽ bắt đầu tìm ra nguyên nhân của vết loét này. Bác sỹ có thể sẽ xác định nguyên nhân bằng cách gây tê mắt của bạn bằng thuốc nhỏ mắt, sau đó sẽ nhẹ nhàng cạo vết loét để lấy mẫu. Sau đó mẫu này sẽ được kiểm tra xem liệu có chứa vi khuẩn, nấm hay virus hay không.

Điều trị loét giác mạc

Một khi bác sỹ đã tìm ra nguyên nhân loét giác mạc, bạn sẽ được kê đơn thuống chống nấm, chống vi khuẩn hoặc chống virus ở mắt để điều trị các vấn đề tiềm ẩn. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng, bác sỹ sẽ kê thuốc nhỏ mắt chống khuẩn cho bạn trong khi kiểm tra mẫu vết loét để tìm nguyên nhân nhiễm trùng. Thêm vào đó, bạn có thể sẽ phải dùng thuốc nhỏ mắt có corticosteroid. Các bác sỹ thường kê loại thuốc nhỏ mắt này trong trường hợp mắt bị viêm và sưng.

Trong quá trình điều trị, bạn cũng sẽ được yêu cầu tránh:

- Đeo kính áp tròng

- Trang điểm

- Uống một số loại thuốc khác

- Chạm vào mắt khi không cần thiết

Cấy giác mạc

Trong những trường hợp nặng, loét giác mạc sẽ cần phải cấy ghép giác mạc. Cấy ghép giác mạc bao gồm việc loại bỏ lớp mô giác mạc và sẽ được thay thế bằng lớp mô hiến tặng. Theo phòng khám Mayo, cấy ghép giác mạc là một thủ thuật tương đối an toàn. Nhưng cũng giống như các loại phẫu thuật khác, luôn có nguy cơ đi kèm. Phẫu thuật cấy ghép giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng như:

- Cơ thể từ chối tiếp nhận mô hiến tặng

- Phát triển bệnh tăng nhãn áp

- Nhiễm trùng mắt

- Đục thụy tinh thể

- Sưng phù giác mạc

Làm thế nào để ngăn chặn loét giác mạc?

Cách tốt nhất để ngăn chặn loét giác mạc là điều trị càng sớm càng tốt, ngay sau khi phát triển triệu chứng của nhiễm trùng mắt hoặc ngay sau khi bạn bị chấn thương mắt.

Các biện pháp dự phòng khác bao gồm:

- Tránh đeo kính áp tròng khi ngủ

- Làm sạch và tiệt khuẩn kính áp tròng trước và sau khi đeo

- Nhỏ thuốc nhỏ mắt để loại bỏ vật lạ trong mắt

- Rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt

Triển vọng lâu dài

Một số người sẽ bị mất thị lực nghiêm trọng hoặc gặp các vấn đề về thị lực do sẹo phát triển vào võng mạc. Loét giác mạc cũng có thể sẽ gây ra sẹo vĩnh viễn trên mắt. Trong những trường hợp hiếm, toàn bộ mắt sẽ bị tổn thương.

Mặc dù loét giác mạc có thể điều trị được, và đa số mọi người đều bình phục khá tốt sau điều trị, nhưng việc giảm thị lực vẫn có thể xảy ra.

Theo Healthline - Viện y học ứng dụng Việt Nam

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Mặc dù là bệnh khá phổ biến, song đến nay bệnh lý viêm túi mật vẫn chưa được cộng đồng chú ý đúng mức. Hầu hết bệnh nhân bị viêm túi mật cấp, triệu chứng thuyên giảm sau 1 - 4 ngày. Tuy nhiên, khoảng 25 - 30% bệnh nhân phải phẫu thuật hoặc xuất hiện
  • 28-05-2018
    Sự phát triển, xâm lấn của u men một cách âm thầm, liên tục, gây biến dạng mặt trầm trọng nếu u lớn. Đặc biệt là khả năng tái phát cao sau điều trị bảo tồn thông thường.
  • 28-05-2018
    Hội chứng sốc nhiễm độc là tình trạng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng do nhiễm độc máu gây ra bởi độc tố của vi khuẩn. Thường hội chứng này là do độc tố sinh ra bởi một loại vi khuẩn là staphylococcus aureus, nhưng cũng có thể gây ra do vi khuẩn streptococ
  • 17-10-2018

    Bệnh Addison là một dạng rối loạn xảy ra khi tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả và sản xuất không đủ lượng hormone cần thiết. Hai tuyến thượng thận nhỏ nằm trên đỉnh thận. Tuyến thượng thận thường sản sinh ra hormone cortisol và aldosterone. Khi mắc bệnh, tuyến thượng thận sẽ sản xuất rất ít cortisol và aldosterone.

  • 28-05-2018
    Bọng nước Pemphigoid là một bệnh về da hiếm gặp. Bệnh bắt đầu với những vết đỏ hoặc nổi mẩn (nổi mề đay) và thay đổi thành những bọng nước lớn sau vài tuần hoặc vài tháng. Bệnh có thể tiến triển mãn tính nếu kéo dài hoặc quay trở lại sau khi lành bệnh.
  • 13-05-2022

    Viêm nội tâm mạc (Endocarditis) là một khuyết tật tim không bẩm sinh. Bệnh xảy ra khi lớp nội tâm mạc hoặc các van tim bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.