Chứng co cứng, co giật toàn thân

Chứng co cứng, co giật toàn thân là một loại động kinh liên quan đến toàn bộ cơ thể. Chứng bệnh này còn được gọi là bệnh động kinh lớn. Tình trạng này xảy ra khi sóng điện não hoạt động bất thường dẫn đến cơ bắp co cứng và mất ý thức. Nếu không được

Chứng co cứng, co giật toàn thân

Chứng co cứng, co giật toàn thân
Chứng co cứng, co giật toàn thân

Chứng co cứng, co giật toàn thân là một loại động kinh liên quan đến toàn bộ cơ thể. Chứng bệnh này còn được gọi là bệnh động kinh lớn. Tình trạng này xảy ra khi sóng điện não hoạt động bất thường dẫn đến cơ bắp co cứng và mất ý thức. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày.

Dấu hiệu và triệu chứng của chứng co cứng, co giật toàn thân

Nhiều người trước khi phát bệnh thường có các dấu hiệu như bị ảo giác, chóng mặt và gặp vấn đề với các giác quan của mình (thị giác, vị giác và khướu giác thay đổi). Tiếp theo đó, cơ bắp của người bệnh sẽ co thắt dữ dội kèm theo các triệu chứng như:
  • Cắn má hoặc cắn lưỡi của mình;
  • Nghiến răng;
  • Không kiểm soát được khả năng tiểu tiện của mình;
  • Ngừng thở hoặc cảm thấy khó thở;
  • Da xanh.
Khi đã kiểm soát các triệu chứng trên, người bệnh có thể trở lại trạng thái tỉnh táo hoặc tiếp tục có các dấu hiệu sau:
  • Lú lẫn;
  • Buồn ngủ và ngủ lâu hơn mọi khi;
  • Không nhớ được những gì đã xảy ra trong lúc phát bệnh;
  • Đau đầu;
  • Yếu một bên cơ của cơ thể trong vài phút đến vài giờ.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:
  • Các cơn co giật thường xuyên xảy ra mà không rõ lí do vì sao.
  • Có dấu hiệu hoặc triệu chứng của cơn động kinh xuất hiện.

Nguyên nhân gây chứng co cứng, co giật toàn thân

Các sóng điện não hoạt động bất thường là nguyên nhân gây ra động kinh. Ngoài ra, động kinh còn có thể là kết quả của những vấn đề sức khỏe, cụ thể là:
  • Chấn thương hoặc nhiễm trùng não;
  • Não bị thiếu oxy;
  • Đột quỵ;
  • Dị dạng mạch máu não;
  • Có các khối u trong não;
  • Lượng đường hoặc lượng natri, canxi, magiê quá thấp.;

Nguy cơ mắc chứng co cứng, co giật toàn thân

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chứng co cứng, co giật toàn thân bao gồm:
  • Tiền sử gia đình về chứng rối loạn co giật;
  • Bất kì tổn thương não như chấn thương, đột quỵ, nhiễm trùng và các nguyên nhân khác;
  • Mất ngủ;
  • Các vấn đề y tế ảnh hưởng đến cân bằng điện giải trong não;
  • Sử dụng rượu nặng hoặc ma tuý.

Điều trị chứng co cứng, co giật toàn thân

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh và kiểm tra sức khoẻ. Bác sĩ sẽ chụp điện não đồ (EGG) nhằm kiểm tra hoạt động sóng điện của não. Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể được thực hiện. Ngoài ra, các xét nghiệm máu cũng sẽ được thực hiện nhằm kiểm tra các nguyên nhân khác gây ra co giật.
Phương pháp điều trị chính là uống thuốc. Đôi khi bác sĩ sẽ cho bạn dùng nhiều hơn một loại thuốc chống co giật nếu họ nhận thấy sự kết hợp các loại thuốc này sẽ làm cho quá trình điều trị tốt hơn. Thường thì thuốc sẽ làm giảm tần suất xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật, nhưng một số bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục lên cơn co giật. Bác sĩ có thể lấy mẫu máu thường xuyên để chắc chắn rằng bạn sử dụng đúng liều. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn thay đổi chế độ ăn hợp lý cũng như sẽ chỉ định phẫu thuật khi cần thiết.

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng co cứng, co giật toàn thân

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến chứng co giật, co cứng toàn thân:
  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định để ngăn ngừa những cơn co giật;
  • Đeo vòng tay cảnh báo nếu bạn bị rối loạn co giật, lập danh sách các loại thuốc bạn đang sử dụng;
  • Hướng dẫn gia đình và bạn bè về bệnh của bạn, cách giúp đỡ bạn hoặc người khác khi họ mắc bệnh động kinh. Ngăn ngừa chấn thương bằng cách kê gối dưới đầu, đặt bệnh nhân nằm nghiêng và lấy những vật có thể gây chấn thương ra khỏi bệnh nhân. Nới lỏng quần áo và dùng vật thích hợp đặt giữa hai hàm răng để tránh người bệnh cắn lưỡi;
  • Thông báo cho người gần đó nếu bạn cảm thấy sắp bị động kinh và nằm xuống;
  • Gọi cấp cứu nếu có ai đó bị thương trong cơn động kinh, khó thở hoặc không tỉnh táo sau cơn động kinh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bệnh u lympho Hodgkin, hay còn gọi là u bạch huyết Hodgkin, ung thư hạch Hodgkin. Đây là một loại bệnh ung thư của các hạch bạch huyết (các tuyến bạch huyết). Các tuyến bạch huyết và mạch bạch huyết là một phần của hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm
  • 28-05-2018
    Bệnh mất điều hòa Friedreich, hay còn gọi là thất điều, là một bệnh di truyền hiếm gặp gây nên tổn thương ở hệ thần kinh. Bệnh có thể dẫn tới tình trạng yếu cơ, các vấn đề về chuyển động (như vụng về, lúng túng), nói khó khăn hoặc bệnh tim.
  • 28-05-2018
    Suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt. Tuy nhiên, biến chứng của bệnh này là sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu này có thể gây tắc mạch máu tại
  • 28-05-2018
    Tuyến giáp là một tuyến hình dạng giống bươm bướm nằm ở cổ. Nó có 2 thùy nối ở giữa là một mảnh mô gọi là eo tuyến giáp.
  • 08-06-2018
    Mô tả: Sa sút trí tuệ do mạch máu là thuật ngữ khái quát mô tả những suy giảm trong chức năng nhận thức do các vấn đề ở mạch máu nuôi dưỡng não gây ra. Tỷ lệ sa sút trí tuệ do mạch máu là 1-4% ở người trên 65 tuổi. Nguy cơ tăng rõ rệt theo tuổi. 
  • 28-05-2018
    Sụn khớp là mô trơn nhẵn bao bọc các đầu xương cho phép các xương trượt qua nhau trong ổ khớp và làm giảm sốc khi vận động. Tuy nhiên, khi khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này làm cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau.