Động kinh cục bộ vận động

Động kinh cục bộ xuất hiện do các tín hiệu điện bất thường tại một vị trí trong não. Loại động kinh này thường xuất hiện ở tay hoặc chân và sau đến di chuyển lên các vùng khác trên cùng một bên cơ thể. Những cơn động kinh này thường không kéo dài.

Định nghĩa Bệnh Động kinh cục bộ vận động

Bệnh Động kinh cục bộ vận động

Động kinh cục bộ vận động là bệnh gì?

Động kinh cục bộ xuất hiện do các tín hiệu điện bất thường tại một vị trí trong não. Loại động kinh này thường xuất hiện ở tay hoặc chân và sau đến di chuyển lên các vùng khác trên cùng một bên cơ thể. Những cơn động kinh này thường không kéo dài.

Những ai thường mắc động kinh cục bộ vận động?

Động kinh cục bộ vận động nhìn chung có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên, hoặc ở người trên 65 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Động kinh cục bộ vận động

Những dấu hiệu và triệu chứng của động kinh cục bộ vận động là gì?

Động kinh cục bộ đơn giản thường gây ra những cử động bất thường bắt đầu ở một phần cơ thể và sau đó lan đến những vùng khác. Bàn tay hoặc bàn chân có thể bị ảnh hưởng đầu tiên, tiếp theo sau là toàn chi. Những cơn động kinh này có thể bao gồm các cử động như xoay đầu, miệng, mắt, chép môi, chảy nước bọt và co cơ thành nhịp ở một vùng cơ thể. Bệnh nhân có thể thấy cảm giác tê, châm chích và cảm giác kiến bò trên da.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra kĩ càng. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân Bệnh Động kinh cục bộ vận động

Nguyên nhân gây ra động kinh cục bộ vận động là gì?
Trong khi đa phần các cơn động kinh khó có thể chỉ ra được nguyên nhân, một số khác có thể được phân loại thành có hoặc không có yếu tố thúc đẩy.
Động kinh không có yếu tố thúc đẩy: xảy ra do những hiện tượng tự nhiên bên trong cơ thể, bao gồm:
  • Thiếu GLUT-1;
  • Di truyền;
  • Vấn đề hoặc bệnh lý bẩm sinh;
  • Mất cân bằng chuyển hoá hoặc hoá học trong cơ thể;
  • Sốt hoặc nhiễm trùng;
  • Vấn đề thần kinh;
  • Bệnh Alzheimer.
  • Động kinh có yếu tố thúc đẩy: xảy ra sau một sự cố như:
  • Chấn thương đầu hoặc não;
  • Do rượu hay ma tuý;
  • Bệnh não tiến triển;
  • Đột quỵ;
  • U não;
  • Phì đại bán cầu não;
  • Loạn sản vỏ não;
  • Xơ hoá hồi thái dương giữa;
  • Cai nghiện;
  • Dùng một số thuốc.;

Nguy cơ mắc bệnh Động kinh cục bộ vận động

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc động kinh cục bộ vận động?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ động kinh cục bộ vận động, bao gồm:
  • Tuổi tác
  • Tiền sử bệnh gia đình.
  • Chấn thương đầu. Bạn có thể làm giảm nguy cơ này bằng cách thắt dây an toàn khi lái xe hơi và đội mũ bảo hiểm khi lái xe đạp, xa máy hoặc tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao bị chấn thương đầu.
  • Đột quỵ và các bệnh mạch máu khác.
  • Sa sút trí tuệ.
  • Nhiễm trùng não: ví dụ như viêm màng não.
  • Sốt cao ở trẻ nhỏ đôi khi có thể liên quan đến động kinh.;

Điều trị Bệnh Động kinh cục bộ vận động

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị động kinh cục bộ vận động?

Phương pháp điều trị động kinh chính là sử dụng thuốc. Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định dùng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc trị động kinh và chống co giật để kiểm soát bệnh. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm máu định kỳ để đảm bảo đúng liều thuốc. Liều thuốc có thể được điều chỉnh để đạt đủ nồng độ thuốc trong máu giúp ngăn ngừa những cơn động kinh. Một số người dù đang uống thuốc nhưng vẫn có khả năng bị động kinh. Bệnh nhân mới được chẩn đoán động kinh cần được theo dõi cẩn thận cho đến khi đảm bảo bệnh đã được kiểm soát.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán động kinh cục bộ vận động?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh lý của bạn. Bác sĩ có thể chỉ định chụp CT não hoặc MRI và đo điện não đồ (EEG) để xác định xem liệu bạn có bị động kinh cục bộ vận động hay không.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt Bệnh Động kinh cục bộ vận động

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của động kinh cục bộ vận động?
Động kinh cục bộ vận động có thể được hạn chế nếu bạn:
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Nói cho gia đình và bạn bè biết về bệnh của bạn và những điều cần làm nếu bạn bị cơn động kinh tấn công.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Bệnh khổng lồ là tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Sự thay đổi này phần lớn thể hiện qua chiều cao và kích thước cơ thể của đứa trẻ. Tình trạng này xảy ra do sự tăng quá mức lượng hormone khi còn nhỏ.

  • 28-05-2018
    Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà
  • 28-05-2018
    U sợi thần kinh loại 1 (NF1), hay còn được gọi là bệnh Recklinghausen, là một trong 2 loại bệnh u sợi thần kinh (NF1 và NF2). NF2 hiếm gặp hơn NF1. NF1 là một rối loạn di truyền gây ra những bất thường trên da và xương đồng thời gây ra các khối u hình
  • 28-05-2018
    Bệnh bụi phổi-silic là tình trạng bệnh lý của phổi do hít phải bụi có chứa silic trong môi trường lao động. Đặc điểm của bệnh là xơ hóa và phát triển các hạt ở 2 phổi gây khó thở. Về X-quang, phổi có hình ảnh tổn thương đặc biệt. Bệnh bụi phổi-silic
  • 28-05-2018
    Hội chứng sau chấn động là một rối loạn phức tạp thường xuất hiện sau cơn chấn động não. Hội chứng này có thể bao gồm các triệu chứng như đau đầu hoặc chóng mặt và thường kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
  • 28-05-2018
    Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp tim có vị trí khởi phát từ tâm thất, từ chỗ phân nhánh của bó His trở xuống. Nhịp nhanh thất là khi có một chuỗi từ 3 ngoại tâm thu thất trở lên. Khi xuất hiện nhịp nhanh thất, tần số tim thường từ 100-200 chu kỳ/phút.