Đau mắt hột

Bệnh mắt hột là tình trạng viêm mạn tính của lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Tình trạng này xảy ra do nhiễm một loại vi sinh vật là Chlamydia trachomatis. Qua một quá trình nhiều năm từ những năm đầu của thời thơ ấu, sự viêm nhiễm, vốn

Bệnh đau mắt hột là gì?

Bệnh mắt hột là tình trạng viêm mạn tính của lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Tình trạng này xảy ra do nhiễm một loại vi sinh vật là Chlamydia trachomatis.

(Ảnh minh họa)

Qua một quá trình nhiều năm từ những năm đầu của thời thơ ấu, sự viêm nhiễm, vốn là đáp ứng của cơ thể với nhiễm trùng, làm cho kết mạc hóa sẹo và thô ráp. Tình trạng này cản trở chức năng bình thường của kết mạc là bôi trơn, bảo vệ và dinh dưỡng cho lớp mô trong suốt ở mặt trước của mắt, tức là giác mạc. Giác mạc cũng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình viêm nhiễm này,
Vì vậy, giác mạc cũng dần tự hóa sẹo, bị mờ đi, không đồng nhất và phát triển những mạch máu bất thường, làm giảm thị lực.
Giác mạc cũng trở nên nhạy cảm hơn với các loại nhiễm trùng khác và giảm khả năng ứng phó với những tổn thương từ môi trường bên ngoài và chấn thương. Toàn bộ quá trình này thường kéo dài nhiều năm.
Ở giai đoạn muộn, mí mắt có thể hóa sẹo nhiều làm cho chúng áp sát vào phía trong và vì vậy, các lông mi sẽ cọ xát lên giác mạc (chứng lông quặm). Quá trình này vừa gây đau vừa gây tổn thương giác mạc.
Trong trường hợp này, tổn thương giác mạc sẽ xấu đi nhanh chóng. Nếu không điều trị, sẹo hóa và sự mờ đục giác mạc sẽ nhanh chóng dẫn đến mù lòa đối với mắt đó. Thường thì cả hai mắt cùng bị ảnh hưởng, vì vậy, bệnh nhân sẽ bị mù.
Mù do bệnh mắt hột hầu như không thể chữa được và cuối cùng, mắt thường bị phá hủy bởi nhiễm trùng thứ phát.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh đau mắt hột

Biểu hiện bệnh của mắt hột rất đa dạng, đa hình, có thể từ rất nhẹ, không có triệu chứng gì cả đến những trường hợp bệnh nặng nề, kéo dài dai dẳng, nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến mù lòa.
Thông thường khi bị bệnh mắt hột, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sau:

  • Xốn mắt, vướng mắt như có hạt bụi trong mắt.
  • Ngứa mắt, hay mỏi mắt, thường về chiều.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi xuất hiện các triệu chứng trên, hãy đi khám hoặc Gọi thoại - Gọi video khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Mắt trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Đừng chủ quan vì nếu không được chữa trị kịp thời, đau mắt hột có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm mủ túi lệ, thậm chí mù lòa.

Tiến triển của mắt hột

Bệnh mắt hột biểu hiện rất đa dạng, đa hình, có những trường hợp nhẹ không cần điều trị cũng tự khỏi, nhưng đôi khi rất nặng nề và nguy hiểm cho đôi mắt. Thông thường chúng ta sẽ gặp hai thể bệnh sau:

  • Thể nhẹ: (còn gọi là mắt hột đơn thuần) tổn thương chỉ xuất hiện ở lớp biểu mô kết mạc và dừng lại ở đó. Bệnh nhân không có triệu chứng gì, hoặc chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, đôi khi hay chảy nước mắt. Thể này không để lại di chứng và không gây mù. Không điều trị có thể tự khỏi nếu không bị tái nhiễm.
  • Thể nặng: xâm nhập xuống cả những lớp sâu bên dưới của mắt. Biểu hiện bệnh trầm trọng, nặng nề và kéo dài, không thể tự khỏi nếu không được điều trị tốt. Có thể gây nhiều biến chứng, và có thể dẫn đến mù lòa.

Nguyên nhân gây đau mắt hột

Năm 1907, hai tác giả là Von Prowareck và Halberstaedler đã tìm thấy trong các tế bào biểu mô của người bị bệnh mắt hột có những tập hợp của nhiều chấm nhỏ gọi là thể PH. Khi nhuộm Giemsa thấy các thể PH nằm sát với nhân, trong nguyên sinh chất của tế bào. Thể PH là tập hợp của nhiều nguyên vi thể (CI: từ 0,5 đến 1 micron) ở trung tâm của thể PH có những chấm nhỏ hơn (CE từ 0,23 đến 0,5 micron).
Thể PH (CPH) thường gặp ở những giai đoạn đầu của bệnh mắt hột. Theo Stepanova (1927), CPH(+) ở thời kỳ TrI: 76,21%, TrII: 65%. TrIII: 19%.
Từ năm 1907 đến 1930, khi Prowareck và Halberstaedler phát hiện các thể vùi trong tế bào biểu mô của người bị mắt hột, người ta đã giả thiết tác nhân mắt hột là một vi-rút cỡ lớn.
Từ năm 1953 đến 1960, các tác giả coi tác nhân mắt hột nằm trong ranh giới giữa vi-rút và vi khuẩn. Tác nhân mắt hột bắt đầu được đặt tên là Chlamydia. Chlamydia mắt hột có những đặc tính giống vi khuẩn và vi-rút.
Các đặc tính giống vi-rút:

  • Có sự hình thành các thể vùi trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô.
  • Ký sinh bắt buộc vào tế bào (dưới dạng thể vùi CPH), phải dựa vào sự chuyển hóa của tế bào phát triển.
  • Có thể xuyên qua được màng lọc tế bào.

Các đặc tính giống vi khuẩn:

  • Sinh sản theo cơ chế phân đôi.
  • Có 2 axít nhân ADN và ARN.
  • Hình thành màng bọc tế bào có axít nuramic.
  • Chịu tác dụng của một số kháng sinh và sulfamid.

Hiện nay Chlamydia trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh mắt hột và các bệnh viêm đường tiết niệu, sinh dục ở người, thuộc họ Chlamydiaceae. Vi khuẩn này thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm.

Cách thức lây truyền bệnh mắt hột

Bệnh mắt hột có thể gây mù hoặc không gây mù hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự tác động qua lại của ba yếu tố chính là vật chủ (con người), các yếu tố môi trường và tính gây bệnh của tác nhân Chlamydia trachomatis. Tại những nơi có các điều kiện vệ sinh môi trường tốt, bệnh mắt hột nhẹ, ít lây lan. Bệnh có thể tự khỏi không gây mù loà.
Tại những nơi điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém thì bệnh mắt hột lại tiến triển và lây lan mạnh, biến chứng nặng gây mù loà. Những vùng đó gọi là những ổ mắt hột lưu địa và bệnh mắt hột ở đó chính là bệnh mắt hột gây mù.
Bệnh mắt hột có thể lây truyền từ người này sang người khác qua các con đường sau:

  • Ruồi: Ruồi mang tác nhân gây bệnh có trong dử mắt người bệnh đậu vào mắt người lành và truyền bệnh (lây truyền ở cộng đồng).
  • Khăn mặt, đồ vải bẩn: Khăn mặt có dính dử mắt người bệnh nếu dùng chung sẽ đưa vi khuẩn gây bệnh vào mắt người lành (lây truyền ở gia điình).
  • Ngón tay bẩn: Người bệnh dụi tay lên mắt, dử mắt có vi khuẩn gây bệnh sẽ bám vào và vô tình đưa sang mắt kia hoặc chùi tay lên mắt người khác sẽ làm mắt kia cũng nhiễm bệnh mắt hột (tự lây truyền).
  • Người trong cùng gia đình: Quá trình lây truyền bệnh mắt hột chủ yếu xảy ra trong gia đình, đặc biệt ở trẻ em dưới 10 tuổi và phụ nữ là những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh.

Chẩn đoán bệnh đau mắt hột

Chẩn đoán xác định dựa vào:

Lâm sàng

Hột trên kết mạc sụn mi trên: chỉ tính hột ở vùng trung tâm, không tính hột ở hai góc và bờ trên sụn. Cần phân biệt hột với sạn vôi, nang nhỏ và chắp.
Sẹo điển hình trên kết mạc sụn mi trên. Cần phân biệt với sẹo do bỏng hoặc sẹo trong viêm kết mạc có giả mạc. Hột ở vùng rìa cực trên hoặc di chứng hột (lõm hột).
Màng máu trên giác mạc. Cần có 2 trong 4 tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định bệnh mắt hột. Ở những vùng mắt hột nặng có tỉ lệ cao, chỉ cần 1 trong 4 tiêu chuẩn.

Cận lâm sàng

* Tế bào học

  • Chích hột hoặc nạo nhẹ kết mạc sụn mi trên làm xét nghiệm tế bào học, có thể thấy:
  • Thể vùi trong nguyên sinh chất tế bào biểu mô (CPH (+)) Tế bào lympho non, nhỡ, già.
  • Đại thực bào Leber. Thoái hoá của tế bào biểu mô.

* Chẩn đoán phân biệt

  • Viêm kết mạc hột: Hột đều nhau, cùng lứa tuổi, không vỡ.
  • Viêm kết mạc mùa xuân: Là một viêm kết mạc dị ứng. Tổn thương là các nhú to, dẹt, hình đa diện (như đá lát) ở kết mạc sụn mi trên. Ở các cơ sở y tế tuyến xã, người ta sử dụng bảng phân loại bệnh mắt hột theo 5 dấu hiệu của Tổ chức Y tế Thế giới để chẩn đoán và phân loại bệnh mắt hột.

Điều trị bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột chiếm tỉ lệ rất cao, biểu hiện bệnh từ những trường hợp rất nhẹ nhàng, không có triệu chứng gì, có thể tự khỏi không cần điều trị. Những trường hợp nặng, nhiều biến chứng nếu không điều trị sẽ đưa đến mù lòa. Vì vậy, khi mắc bệnh mắt hột hoặc có các triệu chứng nghi ngờ bị bệnh, phải đến khám tại bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn biện pháp điều trị hữu hiệu.

Điều trị bệnh bằng thuốc

Thuốc tra mắt mỡ tetracyclin 1%

Điều trị liên tục: tra mắt, ngày 2 lần liên tục trong 6 tuần liền.
Điều trị ngắt quãng: tra mắt 1 lần vào buổi tối trước ngủ, liên tục 10 ngày trong 1 tháng, trong 6 tháng liền. Hoặc tra 2 lần/ngày x 5 ngày trong 1 tháng x 6 tháng.
Thuốc tra mắt mỡ tetracyclin 1% có ưu điểm là dễ mua, rẻ tiền, có thể tra cho trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ có thai, nhưng nhược điểm là tra mắt kéo dài nên người bệnh khó thực hiện đúng.

Thuốc kháng sinh theo đường toàn thân

Chỉ định trong những trường hợp mắt hột nặng.
Erythromycin 250 mg uống 4 viên/ngày x 3 tuần.
Zithromax (Azythromycin) dùng cho bệnh mắt hột hoạt tính. Azythromycin là một kháng sinh tương tự như erythromycin nhưng tốt hơn do khả năng thâm nhập mạnh vào các mô tế bào, đậm độ thuốc tập trung cao và kéo dài với 1 liều dùng duy nhất đúng 1 lần/năm.
Các chương trình điều trị bệnh mắt hột chủ yếu dựa trên việc duy trì kháng sinh tra mắt hàng loạt. Bắt đầu điều trị tích cực và rộng rãi bằng thuốc có khả năng làm giảm nguồn lây lan Chlamydia ở mắt trong nhân dân. Sau đó tiếp tục tra thuốc ngắt quãng trong từng gia đình để khống chế thêm sự lan truyền Chlamydia từ mắt sang mắt.

Điều trị các biến chứng

  • Viêm kết mạc, bờ mi.
  • Viêm loét giác mạc.
  • Viêm mủ túi lệ: Mổ nối thông lệ mũi.
  • Khô mắt: Tra thuốc, nước mắt nhân tạo.

Mổ quặm

Đây là phương pháp điều trị cần thiết, khẩn cấp để đề phòng mù lòa do bệnh mắt hột. Nếu có dưói 5 lông xiêu mức độ chọc vào mắt chưa nhiều, chưa có điều kiện đi mổ ngay thì phải nhổ lông xiêu thường xuyên và tra thuốc mỡ tetracyclin 1% hàng ngày rồi đi mổ sau. Nếu có từ 5 lông xiêu trở lên cần phải đi mổ quặm ngay.

Phòng ngừa bệnh đau mắt hột

Mắt hột là bệnh dễ mắc và dễ lây nhiễm, và khi bị bệnh mắt hột chúng ta sẽ có nguy cơ mù lòa vì những biến chứng của nó. Vì vậy, phòng ngừa bệnh cũng như hạn chế tỉ lệ mù lòa vì những biến chứng của mắt hột mà một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của chúng ta. Để phòng ngừa chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Rửa mặt bằng khăn mặt riêng sạch, nước rửa sạch.
  • Giữ tay sạch, không dụi bẩn lên mắt, nhất là các em nhỏ.
  • Không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt.
  • Đi đường gió bụi nên đeo kính mát, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ.
  • Tiêu diệt ruồi nhặng là trung gian truyền bệnh.
  •  Đến khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt.
  •  Kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

*** Khi 

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 18-09-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Thương hàn là một hội chứng gồm các biểu hiện đường tiêu hóa và toàn thân, do Trực khuẩn Salmonella typhi, Salmonella paratyphi A và Salmonella paratyphi B, thuộc họ Enterobacteriae gây nên. Người bị bệnh do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn.
  • 28-05-2018
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), ung thư là sự tăng trưởng không được kiểm soát và sự xâm lấn lan rộng của tế bào. Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vô hạn, không
  • 28-05-2018
    Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng. Chỗ viêm này gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thu.
  • 28-05-2018
    Viêm mô kẽ thận là một bệnh rối loạn ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nephron và gây ra tình trạng viêm (sưng) thận. Viêm mô kẽ thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Thận loại bỏ các chất thải và cân bằng lượng dịch trong cơ thể. Mỗi thận có 1 triệu
  • 28-05-2018
    Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • 28-05-2018
    Viêm gan tự miễn là một nguyên nhân hiếm gặp của viêm gan kéo dài (viêm gan mạn). Nguyên nhân chưa được biết. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm gây ra sẹo ở gan (xơ gan). Tuy nhiên, với việc điều trị, tiên lượng cho những người mắc bệnh này rất tốt.