Đa dây thần kinh

Đa dây thần kinh là bệnh lý nhiều dây thần kinh bị ảnh hưởng cùng một lúc. Căn bệnh này gây ra bởi một số bệnh khác hoặc do bị phơi nhiễm. Vì vậy, bệnh đa dây thần kinh không thực sự là một loại bệnh được chẩn đoán trực tiếp, nó chỉ cho thấy sự hiện

Đa dây thần kinh là gì?
Bệnh Đa dây thần kinh

Đa dây thần kinh là bệnh lý nhiều dây thần kinh bị ảnh hưởng cùng một lúc. Căn bệnh này gây ra bởi một số bệnh khác hoặc do bị phơi nhiễm. Vì vậy, bệnh đa dây thần kinh không thực sự là một loại bệnh được chẩn đoán trực tiếp, nó chỉ cho thấy sự hiện diện của một số căn bệnh. Đa dây thần kinh là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất.
Bệnh đa dây thần kinh được phân loại dựa theo chức năng thần kinh (ví dụ như thần kinh cảm giác, thần kinh vận động, thần kinh tự chủ) hoặc dây thần kinh nào bị và thành phần nào của dây thần kinh bị ảnh hưởng. Các cách phân loại khác dựa trên nguyên nhân hoặc kiểu di truyền.
Ví dụ như một số loại đa dây thần kinh như hội chứng Guillain-Barré, bệnh lý đám rối thần kinh, viêm đa dây thần kinh mãn tính mất myelin, và bệnh thần kinh cảm giác cận ung gây ra bởi ung thư phổi tế bào nhỏ.;

Những triệu chứng và dấu hiệu của đa dây thần kinh?

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh có những triệu chứng khác nhau. Triệu chứng bệnh có thể bao gồm các rối loạn vận động (dây thần kinh vận động) và các giác quan (dây thần kinh cảm giác) xảy ra trên cả hai bên cơ thể. Các triệu chứng cảm giác có thể gây đau (cảm giác bỏng, lạnh, nhói) hoặc không đau (ngứa, sưng). Đầu tiên, bạn có thể cảm thấy tê hoặc đau ở bàn chân, sau đó đến cẳng chân, ngón tay, bàn tay, và cánh tay. Ngoài ra, bàn chân và chân có thể bị teo cơ hoặc yếu dần đi. Khả năng chuyển động của mắt cũng có thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng có thể tồi tệ hơn khi tiếp xúc với nhiệt, hoạt động thể chất, hoặc mệt mỏi. Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguyên nhân nào gây đa dây thần kinh?

  • Có hơn 100 nguyên nhân gây ra bệnh đa dây thần kinh. Nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất là do bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
  • Những nguyên nhân phổ biến khác là suy giáp, tăng ure huyết do suy thận và thiếu hụt các chất dinh dưỡng (vitamin B12). Rượu và thuốc điều trị ung thư có thể gây ra bệnh thần kinh do nhiễm độc. Bệnh lý tự miễn và viêm bao gồm nhiễm Streptococcus B, nhiễm amyloid, hội chứng Sjogren, bệnh sacoit và viêm mãn tính Demyelin.
  • Ngoài ra, người ta còn tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh từ các bệnh nhiễm trùng (HIV, bệnh Lyme). Khoảng từ 30-40% số người mắc bệnh không tìm thấy nguyên nhân (bệnh thần kinh vô căn).;

Nguy cơ mắc đa dây thần kinh

Đa dây thần kinh là một căn bệnh phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải bệnh này. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Hiện nay, vẫn chưa tìm thấy yếu tố nguy cơ trực tiếp của bệnh đa dây thần kinh. Các nguy cơ từ nguyên nhân gây bệnh có thể bao gồm:
  • Bệnh tiểu đường (đái tháo đường);
  • Suy giáp;
  • Tăng ure huyết do suy thận;
  • Thiếu vitamin B12;
  • Nghiện rượu;
  • Đang điều trị bằng hóa trị;
  • Bệnh lý tự miễn;
  • Viêm bao gồm nhiễm Streptococcus B, nhiễm amyloid, hội chứng Sjogren, bệnh sacoit và viêm mãn tính Demyelin.;

Điều trị đa dây thần kinh hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đa dây thần kinh?

Các bác sĩ xem xét bệnh sử và khám lâm sàng. Điện cơ ký (EMG), phân tích dịch não tủy (chọc dò tủy sống), khám cảm giác, khảo sát dẫn truyền thần kinh (NCS), sinh thiết da và xét nghiệm máu để đo nồng độ vitamin B12 cũng có thể được bác sĩ yêu cầu thực hiện.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đa dây thần kinh?

Một khi nguyên nhân gây ra bệnh được tìm thấy, tập trung điều trị nguyên nhân đó có thể giúp chữa khỏi bệnh đa dây thần kinh. Ví dụ như điều trị tăng ure huyết, suy dinh dưỡng (liệu pháp bổ sung vitamin B12), nhiễm Streptococcus B, và suy giáp.
Ngừng sử dụng thuốc gây ngộ độc thần kinh có thể giúp đảo ngược bệnh thần kinh nhẹ hay ngăn chặn những trường hợp bệnh trở nặng hơn.
Prednisone, immunoglobulin, hoặc lọc huyết tương (PE) có thể có ích trong các bệnh lý liên quan miễn dịch như CIDP. Trong PE, toàn bộ máu được rút ra từ cơ thể và một phần chất lỏng (huyết tương) được lấy ra. Tế bào máu sau đó được trả về cơ thể.
Nếu bạn bị thất điều, tức không thể làm chủ trong việc phối hợp cử động tay chân, bạn có thể cần gậy, nạng, khung tập đi hoặc xe lăn. Vệ sinh chân cẩn thận để tránh gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.;

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của đa dây thần kinh

Bạn có thể kiểm soát tốt bệnh đa dây thần kinh nếu bạn:
  • Tái khám định kì để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc mà không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong thời gian điều trị;
  • Tích cực vận động cơ thể;
  • Tham gia vào một nhóm tự giúp đỡ để được hỗ trợ;
  • Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về bệnh lý của mình cũng như cách đối phó với nó.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Mất trí nhớ, hay còn được gọi là hội chứng mất trí nhớ, là một tình trạng gây ra sự mất đi trí nhớ bao gồm sự mất đi của thông tin, sự kiện và những trải nghiệm cá nhân. Có rất nhiều tình trạng bệnh lý gây ra mất trí nhớ như suy giảm trí tuệ, đột quỵ
  • 24-06-2022

    Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Bệnh do vi khuẩn và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì rất dễ chữa khỏi. Số người mắc bệnh giang mai ngày càng tăng, đặc biệt là ở nam giới quan hệ tình dục đồng giới.

  • 28-05-2018
    Ngất xỉu tình trạng bị mất ý thức và khả năng hoạt động tạm thời. Triệu chứng sẽ khôi phục sau thời gian ngắn. Trong đa số các trường hợp, ngất xỉu xảy ra do áp suất của máu thấp làm máu không lên tới não, hoặc do tim không bơm đủ máu có oxy lên não.
  • 17-10-2018

    Hội chứng ống cổ chân là một bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng đến dây thần kinh giữa của ống cổ chân. Dây thần kinh này đóng vai trò tiếp thu cảm giác và kiểm soát vận động ở cổ chân và bàn chân. Bệnh gây ra cơn đau rát dọc bên trong mắt cá chân và xuống

  • 19-04-2022

    Tứ chứng Fallot là một bệnh tim bẩm sinh. Bệnh này là một tổ hợp bốn khuyết tật tim: Hẹp phễu động mạch phổi, thông liên thất, động mạch chủ nằm trên vách liên thất, phì đại thất phải.

  • 13-05-2022

    Dị dạng van ba lá (Ebstein’s anomaly) là một bệnh tim bẩm sinh. Đây là một căn bệnh hiếm gặp với tỷ lệ mắc khoảng 1/10.000. Những trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể cần phải phẫu thuật.