Co giật nửa mặt (Hemifacial Spasm)

Co giật nửa mặt là tình trạng bệnh biểu hiện trên một nửa khuôn mặt của bạn. Nó thường bắt đầu bằng co giật xung quanh mắt một bên. Dần dần có thể co giật đến miệng của bạn. Có nhiều cách điều trị khác nhau. Mặc dù tình trạng này không gây tử vong nhưng

Co giật nửa mặt là gì?

Co giật nửa mặt là một tình trạng co giật không tự ý, ngắt quãng của các nhóm cơ chi phối dây thần kinh VII ở một bên mặt và không gây đau.
Bệnh tuy không gây đau và không đe dọa tính mạng, nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và tinh thần của người bệnh, từ đó làm cản trở trong giao tiếp xã hội và ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Đặc biệt trong các trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ bị mất ngủ và hạn chế tầm nhìn.
Co giật nửa mặt là một bệnh hiếm gặp. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng phụ nữ có xu hướng bị nhiều hơn so với nam giới.

(Ảnh minh họa)

Triệu chứng của bệnh co giật nửa mặt

Co giật thường bắt đầu xung quanh mắt (cơ vòng mi). Lúc đầu, những cơn co giật nửa mặt xuất hiện từng đợt, dần dần nặng hơn và kéo dài liên tục. Phía bên trái mặt thường bị nhiều hơn bên phải. Các cơn co giật có thể lan ra các cơ khác trên cùng một bên của khuôn mặt. Miệng và hàm thường bị co giật. Các góc của miệng có thể bị kéo lên nếu co giật thường xuyên.
Một số bệnh nhân bị ảnh hưởng tầm nhìn một bên mắt. Mắt còn lại không bị ảnh hưởng nên họ vẫn có thể nhìn thấy.
Đối với một số người, bệnh có thể trở nên nặng khi mệt mỏi và căng thẳng. Triệu chứng có thể cải thiện khi được nghỉ ngơi.

Khi nào cần gọi bác sĩ?

Nếu bạn đangnhững thắc mắc về bệnh co giật nửa mặt hoặc xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh trên hệ thống Khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh. Trước khi khám gọi bác sĩ, hãy sử dụng tính năng "Gửi trước hồ sơ bệnh án" để tải mô tả triệu chứng, hình ảnh/video clip các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ... để bác sĩ nghiên cứu.

Nguyên nhân gây bệnh co giật nửa mặt

Nguyên nhân thường gặp nhất là do dây thần kinh VII bị chèn ép bởi một hay nhiều mạch máu, ngoài ra còn có một số nguyên nhân hiếm gặp như khối u, AVM vùng thân não, hoặc tự phát. Đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng và các bác sĩ có thể gọi nó là co giật nửa mặt vô căn (không rõ nguyên nhân).

Điều trị bệnh co giật nửa mặt

Mặc dù hiện nay chưa có cách chữa trị đảm bảo hiệu quả, một số phương pháp điều trị sau đây đang được khuyến khích:

Uống thuốc

Phương pháp này chỉ có thể hữu ích khi bệnh nhẹ. Thuốc chống động kinh có thể hữu ích cho một số người bệnh. Những loại thuốc này làm ổn định xung động thần kinh. Thuốc an thần có thể giảm cơn co giật nhưng cũng có thể gây buồn ngủ. Việc thích nghi với các loại thuốc có thể khác nhau và mất thời gian để điều chỉnh liều. Do đó, bạn cần phải uống thuốc lâu dài.

Tiêm độc tố botulinum

Độc tố botulinum được sản xuất bởi các vi khuẩn Clostridium botulinum. Nó thường gây ngộ độc thực phẩm nhưng khi được sử dụng với liều lượng được kiểm soát thì sẽ an toàn trong việc giảm các cơn co giật quá mức. Nó được tiêm vào các cơ mặt và ngăn chặn các tín hiệu từ các dây thần kinh. Điều này giúp ngăn chặn sự co giật. Một mũi tiêm có tác dụng 2 - 3 tháng và bắt đầu có tác dụng trong vòng một vài ngày. Khoảng 7 - 8 người trong số 10 người bị bệnh được điều trị bằng cách tiêm botulinum. Tiêm độc tố botulinum có thể có tác dụng phụ ví dụ như sụp mí mắt và đau mắt sau 1 hoặc 2 tuần.

Phẫu thuật

Có một số loại phẫu thuật có thể được thực hiện, trong đó có phẫu thuật giải ép vi mạch. Việc phẫu thuật nhằm dời các mạch máu có thể gây chèn ép lên dây thần kinh mặt. Phẫu thuật có thể chữa khỏi bệnh nhưng đôi khi không thích hợp cho một số bệnh nhân như trường hợp bệnh nhân cao tuổi hay có bệnh lý nội khoa không cho phép gây mê toàn thân. Có một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật. Vì lý do này, phẫu thuật thường chỉ dành cho trường hợp bệnh nặng. Phẫu thuật cũng được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc nếu bạn còn khá trẻ.

Biên dịch - Hiệu đính:

Theo Y học cộng đồng

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Là tình trạng viêm nhiễm của các cơ quan, bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: Mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.

  • 28-05-2018
    Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng, tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến
  • 28-05-2018
    Rụng tóc (lông) có thể xảy ra ở bất kì bộ phận nào trên cơ thể bởi nhiều nguyên nhân, và có triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Rụng tóc ở nam giới (nữ giới) trong những trường hợp nặng có thể xảy ra ở cả đầu và toàn bộ cơ thể. Rụng tóc thành hình ở nam giới
  • 28-05-2018
    Thấp tim hay còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp (rheumatic fever), được coi là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo. Cho tới nay, bệnh vẫn khá thường gặp ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam)
  • 05-07-2018
    Bệnh ghẻ do ký sinh trùng ghẻ có tên là Sarcoptes scabiei gây nên. Bệnh có tính chất lây truyền, thường xuất hiện ở những nơi vệ sinh kém. Bệnh không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, lao động, chất lượng cuộc sống của người
  • 28-05-2018
    Bệnh nữ hóa tuyến vú ở nam giới là sự phát triển ngực bất thường ở nam giới. Đây là một sự rối loạn của các hormone estrogen và testosterone dẫn đến các mô vú phát triển quá mức. Nhìn chung, đây không phải là bệnh nghiêm trọng và chỉ ảnh hưởng đến vấn