Bệnh van động mạch chủ hai mảnh ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh van động mạch chủ hai mảnh ở trẻ hầu hết đều không cần điều trị gì và không hạn chế hoạt động thể chất. Tuy nhiên, có 30% người bệnh có khả năng biến chứng nặng, cần thăm khám thường xuyên.

Bệnh van động mạch chủ hai mảnh là gì?

Hở van động mạch chủ hai mảnh xảy ra khi một lá không phát triển trong giai đoạn hình thành tim của thai nhi. Tình trạng này có thể được chẩn đoán khi bác sĩ nghe thấy tiếng thổi ở tim. Hầu hết trẻ em không cần điều trị vì nói chung tình trạng này không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của tim ở thời thơ ấu.

Hở van động mạch chủ là một khiếm khuyết của van giữa buồng bơm trái của tim (tâm thất trái) và động mạch chính đưa máu đến cơ thể (động mạch chủ). Van chỉ có hai lá thay vì ba lá thông thường. Hở van động mạch chủ hai mảnh cũng có thể bị gây ra bởi sự dính lại của hai lá do bệnh lý khác, như sốt thấp khớp.

Van động mạch chủ hai lá
Van động mạch bất thường chỉ có hai lá

Điều trị Bệnh van động mạch chủ hai mảnh

Hầu hết trẻ em không yêu cầu bất kỳ điều trị nào. Thông thường, hoạt động thể chất không bị hạn chế.

Biến chứng Van động mạch chủ hai mảnh

Khoảng 30% người bệnh có khả năng bị biến chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Vậy nên, bệnh nhân cần được chăm sóc, theo dõi liên tục những thay đổi ở tim, van và động mạch chủ theo thời gian.

Các biến chứng chính bao gồm:

Suy tim

Sau một thời gian, hẹp van tim sẽ khiến cho thành tâm thất trái dày lên do phải bơm mạnh hơn để đẩy máu qua van này. Tâm thất phì đại và năng suất bơm không cao có thể dẫn đến suy tim.

Những bệnh nhân hút thuốc hoặc có nồng độ cholesterol cao có khả năng làm đẩy nhanh quá trình biến chứng.

Phình động mạch chủ và bóc tách động mạch chủ

Rối loạn mô liên kết gây ra bệnh van động mạch chủ hai mảnh cũng ảnh hưởng đến lớp mô hình thành nên thành động mạch chủ. Khi các lớp mô thoái hóa, thành động mạch chủ yếu đi và giãn ra, không còn hình dạng ban đầu. Sau đó, động mạch chủ có thể phình ra, đôi khi xuất hiện một túi phình ở vị trí thành động mạch bị mỏng và giãn nhiều.

Chỗ phình động mạch chủ có thể bị vỡ hoặc các lớp mô bên trong và bên ngoài động mạch bị tách rời nhau (bóc tách động mạch chủ). Những tình trạng này đều là tình huống khẩn cấp có thể đe dọa tính mạng.

Vì sao nên chọn khám tim mạch nhi trực tuyến với bác sĩ Wellcare?

Sau đây Wellcare sẽ đưa ra một số lợi ích của việc khám tim mạch trực tuyến với bác sĩ tim mạch nhi Wellcare:

  • Bác sĩ tim mạch nhi của Wellcare là những bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh tim mạch cho trẻ em, công tác tại phòng khám quốc tế, bệnh viện lớn.
  • Bác sĩ rất nhiệt tình, khám kỹ và sẵn sàng giải đáp thắc mắc.
  • Được chọn bác sĩ và thời gian khám
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19 do tiếp xúc với nhiều người.
  • Có chính sách giao thuốc tận nhà.

Quy trình khám bệnh trực tuyến tại Khám từ xa Wellcare

Bước 1: Đăng ký khám: Truy cập vào khamtuxa.vn hoặc app Khám từ xa Wellcare chọn bác sĩ bạn muốn khám, điền thông tin bệnh án

Bước 2: Thanh toán: lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp và tiến hành thanh toán phí khám bệnh.

Bước 3: Khám trực tuyến với bác sĩ Wellcare: đúng giờ hẹn, bạn ấn nút GỌI BÁC SĨ để tiến hành cuộc khám. Sau khám bạn sẽ nhận được thuốc (Nếu bác sĩ có kê toa và bạn có yêu cầu giao thuốc tận nhà) và hãy mở lại bệnh án để xem dặn dò sau khám của bác sĩ để nhận những lời khuyên của bác sĩ cho tình trạng bệnh của bé.

Nếu bạn cần tư vấn, điều trị các bệnh lý về tim mạch cho trẻ hãy gọi thoại, gọi video cho bác sĩ tim mạch nhi trên hệ thống Wellcare. Phát hiện sớm và điều trị đúng sẽ tăng khả năng chữa khỏi bệnh cho trẻ.

Xem thêm: TỔNG HỢP 26 BỆNH TIM MẠCH NHI THƯỜNG GẶP NHẤT

- 13-05-2022 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể tuột khỏi quy đầu của dương vật ngay cả khi dương vật cương cứng khiến việc vệ sinh sẽ khó khăn, dễ dẫn đến các viêm nhiễm, thậm chí có thể gây ra ung thư dương vật. Hẹp bao quy đầu còn
  • 28-05-2018
    Bệnh herpes sinh dục là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh herpes sinh dục thường được nhận biết gây ra vết loét hoặc những vùng phồng rộp rất đau. Những vết loét này có thể xuất hiện ở xung quanh khu vực miệng, vùng sinh dục hoặc hậu
  • 28-05-2018
    Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do Epstein-Barr vi-rút (vi-rút EB), thuộc tuýp 4 của họ vi-rút herpes gây ra. Bệnh xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới, với bất cứ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp ở độ tuổi 10-35, bệnh có thể
  • 28-05-2018
    Co giật mí mắt có thể xảy ra mà không có bất cứ nguyên nhân gì, và bởi các trường hợp co giật mí mắt là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng rất hiếm gặp, nên nguyên nhân của nó ít khi được tìm hiểu. Tuy vậy, co giật mí mắt có thể dẫn đến hoặc diễn
  • 18-09-2018

    Bệnh thần kinh ngoại vi chỉ các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ngoại vi, bao gồm tế bào thần kinh vận động hay cảm giác, rễ thần kinh, đám rối thần kinh (plexus) và dây thần kinh ngoại vi. Dây thần kinh vận động điều khiển cử động của tất cả các

  • 28-05-2018

    Bỏng lạnh là tình trạng mô sống ở người bị đông cứng và bị tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp. Bỏng lạnh thường gặp ở bàn tay, bàn chân, mũi và tai. Bỏng lạnh có thể là một loại vết thương rất nghiêm trọng. Các mô có thể mất nhiều tuần để...