Loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và triệu chứng

Loét dạ dày tá tràng là những vết loét phát triển trên niêm mạc dạ dày, đoạn dưới thực quản hoặc tá tràng, thường là hậu của của việc nhiễm vi khuẩn H.Pylori và sự ăn mòn của axit dạ dày.

Loét dạ dày tá tràng là một vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng. Có 3 loại loét dạ dày tá tràng

  • Loét dạ dày: Vết loét phát triển bên trong dạ dày
  • Loét thực quản: Vết loét phát triển bên trong thực quản
  • Loét tá tràng: Vết loét phát triển ở tá tràng (đoạn đầu ruột non)

Nguyên nhân loét dạ dày tá tràng

Có rất nhiều yếu tố gây tổn thương niêm mạc dạ dày, thực quản và tá tràng, bao gồm:

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori: là loại vi khuẩn có thể gây viêm và loét dạ dày
  • Thường xuyên uống aspirin, ibuprofen, và những thuốc chống viêm khác
  • Hút thuốc lá
  • Uống quá nhiều rượu bia
  • Xạ trị
  • Ung thư dạ dày

Triệu chứng của loét dạ dày tá tràng

Vết loét nhỏ có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào trong giai đoạn đầu.

Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng là đau ghê gớm ở vùng mũi ức, đau có cảm giác nóng hoặc rát bỏng, có thể lan tới ngực, có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, thường đau khi đói. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể làm bạn thức dậy vào nửa đêm. 

Các triệu chứng phổ biến khác của loét dạ dày tá tràng:

  • Thay đổi vị giác
  • Buồn nôn
  • Phân có lẫn máu hoặc phân đen
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Khó tiêu
  • Nôn mửa
  • Đau ngực

Chẩn đoán loét dạ dày tá tràng

Có 2 loại xét nghiệm có thể có ích trong việc chẩn đoán loét dạ dày tá tràng là nội soi và chụp X quang

Nội soi: Bác sỹ sẽ đưa một ống nhỏ có gắn camera ở đầu vào cổ họng bạn, đưa tới dạ dày và ruột non để kiểm tra các vùng bị loét. Phương pháp này cũng có thể giúp bác sỹ lấy mẫu mô dạ dày để đem đi xét nghiệm.

Không phải tất cả các trường hợp đều cần nội soi. Phương pháp này thưởng được chỉ định cho những người có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày, bao gồm người trên 45 tuổi hoặc những người có những biểu hiện sau:

  • Thiếu máu
  • Sụt cân
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Khó nuốt
Loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và triệu chứng

Chụp X quang: Nếu bạn không bị khó nuốt và ít có nguy cơ bị ung thư dạ dày, bác sỹ có thể sẽ chỉ định chụp X quang. Với phương pháp này, bạn sẽ uống dung dịch Bari, sau đó kỹ thuật viên sẽ chụp X quang vùng dạ dày, thực quản và tá tràng. Dung dịch bari giúp các bác sỹ có thể dễ dàng nhìn thấy các vết loét và điều trị hơn.

Bởi vì H.pylori cũng là nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng nên các bác sỹ cũng có thể sẽ làm xét nghiệm để xem xét mức độ nhiễm khuẩn H.pylori của dạ dày.

Điều trị loét dạ dày tá tràng

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vết loét.

Nếu xét nghiệm cho thấy loét dạ dày tá tràng là do H.pylori, bác sỹ có thể sẽ phối hợp các loại thuốc uống trong ít nhất là 2 tuần. Thuốc cũng sẽ bao gồm kháng sinh để giảm nhiễm khuẩn và thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm axit dạ dày. Bạn cũng có thể sẽ gặp phải một vài tác dụng phụ nhỏ như tiêu chảy hoặc đau bụng do phác đồ điều trị kháng sinh. Nếu các tác dụng phụ này gây ra cảm giác khó chịu nghiêm trọng hoặc không đỡ, hãy nói ngay với bác sỹ.

Nếu bạn không bị nhiễm khuẩn H.pylori, bác sỹ có thể kê đơn các loại thuốc ức chế bơm proton cho bạn uống trong khoảng 8 tuần để giảm axit dạ dày và điều trị các vết loét. Đây là những loại thuốc không cần kê đơn mà có thể mua tại các hiệu thuốc.

Thuốc chẹn axit cũng có thể làm giảm axit dạ dày và các cơn đau do loét. Loại thuốc này cần phải kê đơn hoặc tự mua với liều nhỏ.

- 28-05-2018 -