Ra mắt sổ tay sống chung với dịch

Dãn cách xã hội là biện pháp cần thiết để phòng ngừa lây lan dịch bệnh, tuy nhiên không phải vì thế ta tự bó mình vào những không gian chật hẹp, cắt đứt những mối giao hảo và các quan hệ xã hội thiết yếu. Wellcare giới thiệu Cẩm nang Sống chung với dịch giúp bạn chung sống hoà bình với dịch bệnh.

Cẩm nang này liệt kê 12 sinh hoạt thường ngày dựa theo mức độ thường xuyên trong đời sống của mọi người và mức độ rủi ro lây nhiễm:

  1. Đi du lịch
  2. Cho trẻ đi khám bệnh
  3. Đi khu vui chơi, rạp phim
  4. Lễ nhà thờ, lễ chùa
  5. Ăn đám cưới, đám dỗ, sinh nhật
  6. Đi phương tiện công cộng
  7. Đi cắt tóc, spa, làm đẹp
  8. Đi chợ, đi siêu thị
  9. Đi học, học thêm
  10. Đi làm
  11. Chơi thể thao
  12. Cafe, ăn uống với bạn bè

Mỗi sinh hoạt được đội ngũ y bác sĩ Wellcare đánh giá điểm rủi ro và kèm theo đó là những gợi ý thiết thực để giúp bạn có thể tham gia vào các hoạt động đó một cách an toàn nhất cho bạn và cho cộng đồng.

Ví dụ, với hoạt động đi du lịch, bác sĩ Trần Thị Mai Linh, chuyên khoa Ngoại thần kinh, bệnh viện chợ rẫy khuyến nghị: “Bạn nên sử dụng xe riêng để đi du lịch với khoảng cách ngắn. Với chuyến đi xa thì nên thiết kế hành trình với ít lần chuyển bến xe nhất”.

Hay bác sĩ Phan Quốc Bảo có lời khuyên khi bạn cafe, ăn uống với bạn bè: “Hạn chế dùng tiền mặt khi thanh toán (tiền là vật qua tay rất nhiều người và chả khi nào được sát khuẩn). Nếu phải ký hóa đơn thì hãy dùng bút của riêng mình.”

Bạn có thể tải ứng dụng Wellcare để xem tất cả những lời khuyên bổ ích, lý thú cho tất cả 12 hoạt động nêu trên. Chúc bạn và người thân vừa an toàn trong mùa dịch, vừa duy trì được nếp sinh hoạt lành mạnh và năng động - chìa khóa quan trọng cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Chân thành cảm ơn 15 bác sĩ đã đóng góp ý kiến và chấp bút hoàn thiện cẩm nang hữu ích này:

  • Bs Nguyễn Công Viên - Nhi khoa, y học gia đình
  • Bs Trương Hữu Khanh - Nhi, Nhiễm Nhi, Nội thần kinh Nhi
  • Bs Phan Quốc Bảo - Tai mũi họng
  • Bs Mai Duy Linh - Nội cơ xương khớp, Lão khoa
  • Bs Nguyễn Công Viên - Nhi, Bác sĩ Gia đình
  • Bs Đoàn Lê Minh Hạnh - Nội hô hấp, Nội tổng quát
  • Bs Trần Văn Công - Nhi
  • Bs Trình Ngô Bỉnh - Da liễu
  • Bs Trần Quang Trung - Tiêu hóa & Gan mật, Ung bướu, Nội tổng quát
  • Bs Lê Hồng Hà - Mắt
  • Bs Nguyễn Thị Phụng - Nội hô hấp
  • Bs Đặng Thị Vân Trang - Nội tổng quát, Nhiễm
  • Bs Huỳnh Thanh Tân - Tâm thần học
  • Bs Trần Thị Mai Linh - Ngoại thần kinh

- 12-04-2024 -

Bài viết liên quan

  • 10-11-2021

    Khi dịch bệnh covid-19 bùng phát mạnh, các bệnh viện, cơ sở y tế đóng vai trò là nơi chăm sóc sức khỏe người dân bỗng chốc lại trở thành điểm nóng có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Và đây là lý do chính khiến hình thức khám bệnh trực tuyến trở thành công cụ hữu hiệu để bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho người dân từ xa. Cũng từ đây, mọi người dần nhận ra, hóa ra khám bệnh trực tuyến lại dễ dàng và hiệu quả đến vậy.

  • 24-05-2021

    Thành viên tham gia thử thách đi bộ từ ứng dụng MOVE sẽ được khám từ xa bằng mã ưu đãi của Manulife.

  • 10-05-2022
    Hội chứng hậu Covid-19 có nguy hiểm hay không? Có cách nào để khắc phục các di chứng hậu Covid-19 không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài phỏng vấn sau đây với BS. Nguyễn Trí Đoàn.
  • 02-02-2023

    Mùa Valentine 14/2 năm nay, TLG Đặng Khánh An sẽ giúp các cặp đôi gỡ rối các vấn đề tình cảm. Tất cả những vun đắp đều sẽ được đền đáp và chúng ta xứng đáng có được cuộc sống lứa đôi viên mãn.

  • 01-11-2021

    Ai cũng biết sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ, nhưng nếu những khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ gặp khó khăn không thể giải quyết, thì quá trình này có thể kết thúc sớm hơn dự kiến. Bác sĩ với chứng nhận IBCLC, là người đã vượt qua 14 khóa học khoa học sức khỏe trình độ đại học, hoàn thành ít nhất 90 giờ giáo dục dành riêng cho việc cho con bú và hoàn thành 300-1000 giờ lâm sàng có giám sát, vượt qua kỳ thi 175 câu hỏi nghiêm ngặt bao gồm các chủ đề từ dược lý học đến sự phát triển của trẻ sơ sinh đến giải phẫu và sinh lý học. Các gia đình có thể yên tâm rằng IBCLC là tiêu chuẩn vàng cho việc chăm sóc mẹ và con.

  • 23-03-2022
    Máy đo nồng độ oxy trong máu là một thiết bị nhỏ kẹp vào ngón tay của trẻ, để đo nồng độ oxy trong máu một cách nhanh chóng và dễ dàng.