Rối loạn stress cấp tính

Stress cấp tính thường xảy ra khi cá nhân phải đối mặt với những tình huống tác động mạnh đến tinh thần. Đó là những tình huống gây sang chấn tâm lý rất mạnh và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Ở những cơ thể vốn đã kiệt sức và có các bệnh lý mạn tính sẽ làm cho sức khỏe càng tồi tệ hơn. Mức độ của stress cấp còn phụ thuộc vào khả năng đối phó của từng cá nhân.

Rối loạn stress cấp tính là gì?

Rối loạn Stress cấp tính phát triển trong phạm vi 1 tháng sau khi một cá nhân trải nghiệm hay chứng kiến một sự kiện như bị đe doạ, cái chết, bị bệnh tật hay có chấn thương nghiêm trọng, sự bạo hành về thể chất đối với bản thân hay những người khác… Về cảm xúc, họ cảm thấy rất sợ hãi, kinh hoàng hoặc cảm thấy mình rơi vào tình trạng không nơi nương tựa.

Tìm hiểu về rối loạn stress cấp tính

Rối loạn stress cấp tính. (Ảnh minh họa)

Trước đây, những triệu chứng này đã được tiên lượng là sẽ phát triển thành bệnh rối loạn sau sang trấn (PTSD). Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, những triệu chứng này được gọi tên là “sự va chạm của những vỏ xò”, giống như triệu chứng của người lính bị hôn mê do bom nổ và những người bị chảy máu trong trung tâm thần kinh. Tuy nhiên, ngay cả những người dân thường cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những điều này.
Gần đây, rối loạn stress cấp tính cho thấy, trong một thời gian ngắn người ta sẽ có thể có những phản ứng PTSD ngay sau khi người đó trải qua một sự tổn thương. Sự tổn thương được để cập ở cả hai lĩnh vực y học và tâm thần học. Về mặt y học, sự tổn thương nói đến tổn thương cơ thể nghiêm trọng gây chấn thương hay là một cú sốc. Định nghĩa này thường liên hệ chặt chẽ tới các tổn thương trong phòng cấp cứu và đại diện cho một góc nhìn phổ biến trong xã hội. Về mặt tâm thần, sự tổn thương có một ý nghĩa khác, đó là một cảm xúc đau đớn, đầy căng thẳng hay một cú sốc mạnh về tâm lý, những điều này thường là hậu quả cuối cùng của những ảnh hưởng tinh thần hay thể chất.
Những tổn thương tâm lý hay cảm xúc có hại, về bản chất là một phản ứng bình thường của cơ thể trước một vấn đề. Chúng bao gồm cả việc tạo nên những ký ức đau buồn về sự kiện nằm sâu trong bộ não của chúng ta. Nhìn chung, người ta tin rằng càng trực tiếp đối mặt với sự kiện gây tổn thương, nguy cơ có những cảm giác có hại càng cao.
Vì vậy, trong một vụ bắn súng trường học, những sinh viên bị thương do bị bắn là những người bị ảnh hưởng về cảm xúc nặng nề nhất; những sinh viên chứng kiến bạn cùng lớp bị bắn bị thương hoặc bị chết có xu hướng bị ảnh hưởng về mặt tâm lý cảm xúc nặng hơn so với những sinh viên ở những khu vực khác của trường khi vụ bạo lực xảy ra. Nhưng thậm chí những việc tiếp xúc gián tiếp với bạo lực cũng có thể gây ra nỗi đau. Trong trường hợp này, tất cả trẻ em hay vị thành niên đã từng trải qua một vụ bạo lực hay thảm hoạ, thậm chí chỉ cần tiếp xúc (thông báo) qua các phương tiện truyền thông, cũng nên được xem xét kĩ về những dấu hiệu căng thẳng về cảm xúc.

Triệu chứng của rối loạn Stress cấp tính

Để chẩn đoán rối loạn căng thẳng cấp tính, những triệu trứng phải duy trì ít nhất 2 ngày tới 4 tuần trong vòng 1 tháng của tổn thương.

Một người có thể được xác định khi có rối loạn đau buồn cấp tính nếu như không có những bằng chứng về những rối loạn tâm thần hay điều kiện sức khoẻ khác. Nếu những triệu chứng tồn tại sau 1 tháng, bệnh nhân sẽ được chuẩn đoán là rối loạn stress sau sang chấn.

Những biểu hiện bao gồm:

  • Thiếu những phản ứng cảm xúc, các giác quan bị tê liệt hoặc thờ ơ;
  • Giảm bớt quan tâm với môi trường xung quanh;
  • Ý thức, cảm nhận không thực tế;
  • Việc làm mất nhân cách hay có cảm giác không còn là chính mình;
  • Không có khả năng để nhớ một phần của nỗi đau, “chứng quên phân tách”;
  • Gia tăng trạng thái lo âu và dễ bị kích thích, giống như khó để thức dậy hay đi ngủ;
  • Rối loạn về những trải nghiệm hứng thú;
  • Lặp lại những sự kiện đã gây khủng hoảng, tổn thương như hình ảnh và/hoặc suy nghĩ, giấc mơ, ảo giác hay hồi tưởng;
  • Có ý định thoát khỏi việc bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc, nói chuyện, những nơi hay những người nhắc họ về nỗi đau;
  • Những cảm xúc của đau buồn thường gây khó khăn cho việc thực hiện những kỹ năng xã hội như thực hiện trách nhiệm, mục đích công việc hay tìm kiếm sự điều trị.

Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Tâm lý hoặc Tâm thần học trên Hệ thống khám từ xa Wellcare để nhận được chẩn đoán chính xác cũng như sự can thiệp phù hợp nhất do tình trạng và triệu chứng khác nhau với từng người. 

- 20-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Một giấc ngủ chất lượng, đảm bảo về thời điểm, độ dài và độ sâu của giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Những nghiên cứu hiện đại đã tìm ra được những bằng chứng chứng minh lợi ích của giấc ngủ đối với cơ thể lẫn tâm trí chúng ta.

  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là một loại bệnh tâm thần mãn tính, trong đó một người có cách suy nghĩ, cảm nhận tình huống và liên quan đến những người khác là bất thường - và phá hoại.

  • Chậm phát triển tâm thần ở trẻ hay còn gọi là chậm phát triển trí tuệ ở trẻ hoặc trẻ chậm khôn. Chậm phát triển tâm thần không phải là vấn đề thuộc tâm bệnh học nhưng trẻ chậm phát triển tâm thần có nguy cơ cao 3-4 lần mắc các vấn đề về tâm bệnh lý so với các thành viên trong dân số chung, hơn nữa trẻ chậm phát triển tâm thần thường hay bị lạm dụng về thể chất và tình dục.

  • Cảm nhận của mỗi con người về việc mình là nam hay là nữ chính là định dạng giới tính. Định dạng giới tính gần như phản ánh cơ quan sinh lý của một đứa trẻ: Trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục nam học được nó là con trai, còn những trẻ có bộ phận sinh dục nữ học được nó là con gái. Định dạng giới tính khác hẳn với vai trò giới tính – vốn là những tính cách, hành vi và kỹ năng được xác định là phù hợp với nam giới hoặc nữ giới tùy theo văn hóa mỗi nước. 

  • Rối loạn cảm xúc là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Rối loạn cảm xúc là căn bệnh phổ biến thứ hai trong các rối loạn tâm thần, khoảng 5% dân số thế giới mắc phải chứng bệnh này với biểu hiện là người bệnh luôn trong trạng thái vui buồn thất thường, suy nghĩ tiêu cực. 

  • Bệnh lưỡng cực từng được gọi là bệnh phấn khích – trầm cảm. Và đến tận ngày nay có nhiều nhà tâm lý học thích dùng thuật ngữ này hơn vì nó diễn tả đúng các triệu chứng của bệnh. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM-4 thì bệnh nhân mắc bệnh lưỡng cực phải trải qua giai đoạn phấn khích và trầm cảm. Vì hai giai đoạn trái ngược hẳn nhau, thế nên mới có tên là bệnh lưỡng cực.