Những điều cần biết khi dùng thuốc chữa bệnh tâm lý, tâm thần

Khoa học thần kinh là một môn học còn nhiều giới hạn. Hiện tại chưa ai có thể biết hết các cơ chế phản ứng của các chất hóa học trong não bộ (điển hình là các chất dẫn truyền thần kinh). Điều này chỉ rõ việc sử dụng thuốc để thay đổi các chất hóa học trong não bộ để chữa các bệnh tâm thần, tâm lý dựa trên sự hiểu biết không hoàn chỉnh về não bộ và hành vi.

thuốc chữa bệnh tâm lý
(Ảnh minh họa)

Dưới đây là những lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh tâm lý, tâm thần:

  1. Nên nhớ khoa học thần kinh là một bộ môn còn nhiều giới hạn. Hiện tại chưa ai có thể biết hết các cơ chế phản ứng của các chất hóa học trong não bộ (điển hình là các chất dẫn truyền thần kinh). Điều này chỉ rõ việc sử dụng thuốc để thay đổi các chất hóa học trong não bộ để chữa các bệnh tâm thần, tâm lý dựa trên sự hiểu biết không hoàn chỉnh về não bộ và hành vi.
  2. Bởi vì thế cho nên sử dụng thuốc lâu dài có thể thay đổi cơ chế các chất hóa học trong não bộ, và tác dụng này có thể kéo dài hoặc là vĩnh viễn. Nói cách khác, dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra một số hệ quả lên não bộ mà có thể không đảo ngược lại được. Lấy các chất gây nghiện như heroin, cocaine làm ví dụ. Sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ giảm độ nhạy cảm của các cơ quan thụ cảm – cửa nhận các chất, vì thế người dùng phải tăng lượng thuốc lên để có thể đạt được hưng phấn như trước. Hoặc một số loại thuốc chữa tâm thần phân liệt dùng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ đã đề cập trong bài trước như cứng cơ, hay khó khăn trong di chuyển.
  3. Tư vấn có thể làm tăng độ hiệu quả của thuốc. Các chuyên gia tư vấn Tâm lý sẽ hướng dẫn bạn cách quản lý bệnh. Bởi vì bệnh tâm lý không có một nguyên nhân nhất định mà nó chia đều cho ba yếu tố là sinh lý, tâm lý và môi trường. Dùng thuốc sẽ cải thiện về mặt sinh lý, còn các phương pháp chữa trị không dùng thuốc như tư vấn sẽ giúp bạn cải thiện về tâm lý, lối sống và các mối quan hệ xung quanh. Nói cách khác, thuốc giúp điều hòa các chất hóa học trong não, còn mục tiêu của tư vấn có thể tập trung vào một số triệu chứng nhất định và cải thiện nó.
  4. Ngược lại, việc dùng thuốc đều đặn cũng khiến cho hiệu quả có được từ tư vấn tăng lên. Thuốc có thể giúp cho những suy nghĩ trong đầu người bệnh chậm lại, để họ có thể tìm ra được vấn đề và sửa chữa lại lối suy nghĩ đó. Trong điều trị tâm lý, rất khó tách rời tư vấn chữa trị và điều trị dùng thuốc.
  5. Những loại thuốc mới thường mắc tiền hơn nhưng chưa chắc đã hiệu quả hơn. Nó có thể có ít tác dụng phụ hoặc có những tác dụng phụ mà người bệnh có thể chịu được. Hơn nữa, vì còn mới nên có thể chưa có nhiều người dùng, vì thế cho nên những yếu tố như hiệu quả, tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài… còn chưa tìm ra được.
  6. Nên nhớ rằng mỗi người có thể có độ nhạy cảm, hiệu quả, tác dụng phụ khác nhau khi dùng thuốc. Thuốc dùng tốt cho chị hàng xóm chưa chắc gì đã có hiệu quả cho bạn.
  7. Khi đi khám và được kê thuốc, hãy hỏi bác sĩ rằng hiệu quả của thuốc có được nghiên cứu khoa học hay không? Tác dụng phụ của thuốc là gì? Nếu dùng trong thời gian dài thì sẽ ra sao? Bạn có thể hi vọng được gì khi dùng thuốc này. Chủ động nói chuyện và tìm hiểu về loại thuốc bạn sẽ dùng.
  8. Dùng thuốc đều đặn và làm theo lời bác sĩ dặn. Hướng dẫn dùng thuốc là để làm theo, chứ đó không phải là lựa chọn muốn uống thì uống, muốn ngừng thì ngừng. Việc ngừng thuốc giữa chừng mà không có sự đồng ý của bác sĩ có thể khiến bệnh tái phát nặng hơn.
  9. Trung thực và thẳng thắn với bác sĩ để cả hai đều có mục tiêu chung trong việc chữa trị bệnh lý, bao gồm cải thiện triệu chứng, và tác dụng phụ có thể ở mức chấp nhận được.
  10. Nên nhớ rằng các loại thuốc bổ và phương pháp điều trị dân gian có thể có hoặc không có tác dụng và có rất ít nghiên cứu khoa học về độ an toàn và tác dụng của những loại thuốc này. Tuy nhiên, dầu cá hoặc các loại omega fatty acid hoặc cỏ Saint John (Saint John’s wort) thì có các bằng chứng khoa học chứng minh rằng chúng có hiệu quả đối với những bệnh trầm cảm nhẹ.
  11. Nên nhớ não bộ và của trẻ em và thanh thiếu niên luôn phát triển đến tầm 25 tuổi mới được coi là trưởng thành và ổn định. Việc sử dụng các loại thuốc tâm lý cho trẻ và thanh thiếu niên trước độ tuổi này có thể thay đổi những bộ não đó khi chúng trưởng thành.
  12. Nên nhớ những xu hướng chữa trị gần đây thường dựa vào việc dùng thuốc hơn là các phương pháp trị liệu không thuốc khác. Nên cân nhắc kỹ về lựa chọn dùng thuốc nếu bạn không cảm thấy thuyết phục rằng thuốc là lựa chọn tốt cho bạn.
  13. Nếu có thể, hạn chế sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc để giảm thiểu mức độ nguy hại có thể xảy ra nếu hai loại thuốc tương tác với nhau. Khi bạn sử dụng bất kỳ loại thuốc gì cho bệnh tâm lý/ tâm thần thì đều nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.
  14. Nên nhớ rằng thuốc đều trị tâm lý/tâm thần không có nhiều tác dụng cải thiện những vấn đề liên quan đến ba khía cạnh tâm lý, sinh lý và xã hội.
  15. Có nhiều loại thuốc có hiệu quả trong chữa trị các bệnh tâm lý/tâm thần mặc dù cơ chế hoạt động của thuốc vẫn còn chưa được rõ.
  16. Liều lượng thuốc lý tưởng là liều thấp nhất đủ để cải thiện triệu chứng bệnh.

Link bài viết gốc: https://beautifulmindvn.com/20...

Xem thêm: 

>>> Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Tâm lý

>>> Danh sách bác sĩ giỏi chuyên khoa Tâm thần học

Biên dịch: Tĩnh Nguyệt

Theo Beautifulmindvn.com

- 01-11-2018 -

Bài viết liên quan

  • Ái nhi là bản năng hay ham muốn tình dục mà người ái nhi bị thu hút bởi trẻ em thông thường ở dưới tuổi 12. Ấu dâm là một chứng rối loạn tình dục bao gồm những ham muốn tình dục đối với trẻ em dưới tuổi vị thành niên, tức là khoảng dưới 14 tuổi thể hiện qua các hành động nhìn ngắm, âu yếm, vuốt ve, thủ dâm và cưỡng ép quan hệ tình dục cả đồng tính.

  • Chứng lo âu vào buổi sáng gây ra cảm giác chán nản, căng thẳng, buồn bã, mệt mỏi... khiến cho ngày mới của bạn thật tồi tệ. Nếu không được điều trị, rối loạn này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, hủy hoại nhiều mối quan hệ, công việc của người bệnh. 

  • Rối loạn khả năng toán học hay còn gọi là chứng khó học toán là tình trạng một đứa trẻ có khả năng toán học thấp hơn rất nhiều so với mức bình thường đối với độ tuổi, khả năng trí tuệ và giáo dục của đứa trẻ đó.

  • Rối loạn phản ứng gắn bó là loại rối loạn được hình thành và phát triển khi trẻ không cảm thấy thoải mái, thiếu thốn tình thương và sự chăm sóc từ người nuôi dưỡng trẻ. Rối loạn phản ứng gắn bó được xếp vào nhóm “Rối loạn Chấn thương và các rối loạn liên quan đến tác nhân gây stress” trong Sách hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ năm. 

  • Một số người sinh ra đã rất nhạy cảm. Đó không phải là một căn bệnh hoặc một điều gì đó “không bình thường” – đó chỉ là một đặc điểm về mặt tính cách thôi. Tuy nhiên, nếu một người trước đây không nhạy cảm nhưng bỗng dưng lại trở nên quá nhạy cảm, dễ khóc, cáu kỉnh hoặc tương tự vậy, thì có thể người đó đang gặp vấn đề thật sự.

  • Tài liệu thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần DSM IV đã xếp kleptomanie (ăn cắp từ góc độ rối loạn hành vi) là rối loạn kiểm soát xung năng. Đó là một rối loạn không phổ biến và thường thấy ở phụ nữ, để lại các hậu quả liên quan tới gia đình, công việc xã hội và cả pháp lý