Hướng dẫn cách phòng ngừa tự sát

Dựa trên các dấu hiệu nhận biết và mức độ nguy cơ về hành vi tự sát, chúng ta sẽ có các cách phòng ngừa khác nhau.

1. Phòng ngừa bậc 1: Nhằm mục đích phát hiện sớm các trường hợp có ý tưởng hoặc mưu toan tự sát, bao gồm:

  • Đánh giá đúng những yếu tố nguy cơ và những tình huống dễ đưa tới tự sát như: hay xảy ra ở tuổi trẻ (thanh, thiếu niên) và người cao tuổi; những giai đoạn khủng hoảng (xa cách nhau, phải thay đổi nghề nghiệp không như ý muốn, thay đổi chỗ ở bất ngờ); những chấn thương tâm lý trực tiếp (tình yêu đổ vỡ, xung đột gia đình, bệnh tật, thất bại trong học hành và nghề nghiệp…).
  • Tăng cường những yếu tố bảo vệ như: trợ giúp hội nhập xã hội thông qua học tập, phong trào thể dục thể thao, lễ hội, đoàn thể; giúp lấy lại sự tự tin vào bản thân và người khác; phải biết cách trình bày những khó khăn của mình và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.
  • Những thầy cô giáo, bác sĩ gia đình, bác sĩ tuyến y tế cơ sở, các nhà tư vấn tâm lý được phổ biến những biểu hiện của trầm cảm và các yếu tố nguy cơ tự sát.
  • Nên có đường dây nóng trợ giúp nhanh chóng những người đang có nguy cơ tự sát, liên hệ để yêu cầu giúp đỡ.
  • Thông qua các phương tiện truyền tin, truyền thông phổ biến các hiểu biết cơ bản về tự sát.

2. Phòng ngừa bậc 2: Nhằm mục đích ngăn ngừa sự thực hiện mưu toan tự sát hoặc đã xảy ra hành vi tự sát nhưng không thành công cũng như các trường hợp đe doạ tự sát:

  • Nhập viện, theo dõi 24/24 nhất là ban đêm, bệnh nhân phải trong tầm quan sát của nhân viên y tế, người thân ở lại cùng người bệnh.
  • Người bệnh nên nằm trong phòng yên tĩnh sáng sủa, không có dụng cụ nguy hiểm, ban đêm cũng có đèn, không cho bệnh nhân đắp chăn quá mặt.
  • Điều trị tích cực các bệnh lý tâm thần đi kèm, kiểm soát chặt chẽ vấn đề uống thuốc của người bệnh.
  • Tâm lý trị liệu nâng đỡ bao gồm trị liệu cá nhân và trị liệu nhóm.

3. Phòng ngừa bậc 3: Nhằm mục đích ngăn ngừa tự sát tái diễn:

  • Sửa chữa hoặc điều chỉnh các yếu tố nguy cơ.
  • Tâm lý trị liệu cá nhân, nhóm, gia đình.
  • Điều trị tích cực, nghiêm túc nhằm chống tái phát các bệnh lý tâm thần.

>>> Xem thêm: Nhận diện những người có nguy cơ cao về hành vi tự tử

Theo Bs Phan Văn Mạnh

- 05-03-2019 -

Bài viết liên quan

  • Ai cũng biết tuổi thơ luôn là một kí ức đẹp, đối với cuộc đời của mỗi đứa trẻ lớn lên từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành (18 tuổi) là giai đọan vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ được phát triển toàn diện, có nhân cách tốt, vững vàng nếu như trẻ sống và được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường gia đình có mối quan hệ tốt đẹp và có phương pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

  • Rối loạn lưỡng cực là một loại rối loạn đặc trưng bởi giai đoạn trầm cảm có thể theo sau giai đoạn hưng cảm. Bất thường trong não và những nguy cơ khác là nguyên nhân gây ra sự thay đổi bất thường trong tâm trạng, năng lượng, mức độ hoạt động và khả năng hoạt động hàng ngày, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và những mối quan hệ. Nếu không được điều trị, rối loạn này có thể dẫn đến những hành vi nguy hiểm, hủy hoại những mối quan hệ và sự nghiệp của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tự tử.

  • Một giấc ngủ chất lượng, đảm bảo về thời điểm, độ dài và độ sâu của giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Những nghiên cứu hiện đại đã tìm ra được những bằng chứng chứng minh lợi ích của giấc ngủ đối với cơ thể lẫn tâm trí chúng ta.

  • Rối loạn đa nhân cách (MPD) một căn bệnh từng được bác sĩ người Pháp Pierre Janet mô tả vào thế kỉ XIX. Là một dạng bệnh lý tâm thần mà biểu hiện là sự mất nhận thức về bản thân và vì thế người mắc bệnh thường đồng nhất hoá mình với người khác. Sự đồng nhất đó không vững chắc, một chấn động tinh thần cũng có thể làm biến mất và thường đồng nhất hoá tiếp với một nhân cách khác. Người mắc bệnh MPD phải chịu những diễn biến tâm lý hết sức phức tạp. Họ bị hai hay nhiều nhân cách thay nhau kiểm soát và chi phối, cá biệt có những người bị giằng xé cùng một lúc bởi hai nhân cách hoàn toàn trái ngược nhau.

  • Tại Pháp có khoảng 650.000 trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Các chuyên gia ước tính rằng có 1/100 trẻ sơ sinh được sinh ra bị bệnh tự kỷ và ở những trẻ trai nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với trẻ gái. Tự kỷ là căn bệnh cho đến nay vẫn chưa