Nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn và cách phòng tránh

Viêm âm đạo do vi khuẩn (BV) là loại viêm âm đạo do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong âm đạo. Phụ nữ bị BV có sự thiếu hụt tạm thời trực khuẩn lactobacillus trong âm đạo.

Lactobacillus là vi khuẩn sản sinh axit lactic duy trì độ pH trong âm đạo. Khi lactobacillus giảm số lượng, sẽ có sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn khác trong âm đạo do mất cân bằng độ pH. BV thường xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ từ 15-44 tuổi và có thể khiến bạn dễ bị những bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Dấu hiệu và triệu chứng của BV gồm khí hư âm đạo có màu hơi xám, loãng và có mùi tanh, ngứa, nóng rát khi đi tiểu. Mặc dù những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục, bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo và kiểm tra dịch âm đạo xem có sự phát triển quá mức của vi khuẩn hay không.

Soi dịch âm đạo dưới kính hiển vi có thể nhìn thấy những tế bào âm đạo bị vi khuẩn che phủ điển hình cho BV. Ngoài ra, độ pH trong âm đạo có thể cũng là một chỉ báo chẩn đoán BV. Nếu pH âm đạo lớn hơn 4,5, đó có thể là dấu hiệu bạn bị BV.

Có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng viêm âm đạo do vi khuẩn, bao gồm:

- Quan hệ tình dục không bảo vệ đặc biệt là với nhiều người hoặc với người mới.

- Sử dụng dụng cụ tránh thai

- Thụt rửa âm đạo thường xuyên, sử dụng chất khử mùi âm đạo, xà phòng thơm và chất tạo bọt và mùi thơm.

- Hút thuốc

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng này, đặc biệt khi mang thai, vì viêm âm đạo do vi khuẩn khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra rằng BV không được điều trị trong khi mang thai có thể dẫn tới sinh non, sảy thai, nhiễm trùng ối, viêm nội mạc tử cung sau sinh…

Nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn và cách phòng tránh
Phòng tránh viêm âm đạo do vi khuẩn

Để giảm thiểu kích ứng âm đạo, tránh sử dụng bồn tắm nước nóng và bọt tắm. Tránh thụt rửa âm đạo sau khi tắm bình thường vì điều này làm thay đổi sự phát triển của các vi khuẩn tốt trong âm đạo và có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo.

Sử dụng xà phòng, băng vệ sinh, chất khử mùi không mùi để làm giảm nguy cơ BV. Thường xuyên sử dụng bao cao su đúng cách và hạn chế số bạn tình cũng là cách phòng ngừa viêm âm đạo do vi khuẩn.

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 14-08-2018
    Em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp mang thai hộ, triển khai đồng bộ các giải pháp hướng tới sự hài lòng của người bệnh, sản xuất thành công vaccine phối hợp sởi-rubella... được Bộ Y tế chọn là những sự kiện tiêu biểu của ngành y trong năm 2016...
  • 28-05-2018
    Thời thơ ấu là khoảng thời gian tốt nhất để bắt đầu rèn luyện một thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, những mục tiêu mà người lớn đặt ra để cắt giảm tổng lượng chất béo, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol không
  • 28-05-2018

    Nhiều trường hợp phân bé sơ sinh có máu mà không biết được nguyên nhân. Nếu bé vẫn khỏe và phát triển tốt, hiện tượng máu trong phân thường sẽ tự khỏi, nhưng luôn luôn cần đưa bé đi khám bác sĩ khi thấy hiện tượng này. Khi thấy màu máu trong phân mẹ sẽ nghĩ...

  • 28-05-2018
    - Tuổi thai (16+0): Thai 16 tuần tuổi. - Tuổi thai (16+1): Thai 16 tuần một ngày. - Tuổi thai (16+2): Thai 16 tuần hai ngày. - BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm) - FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm) - AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm) - HC: Chu vi
  • 28-05-2018
    Rất khó có thể chẩn đoán chính xác thai ngoài tử cung vì các triệu chứng bao gồm trễ kinh, căng đau ngực, buồn nôn hoặc mệt mỏi… khá giống với các triệu chứng mang thai sớm.
  • 28-05-2018

    Những lỗi cơ bản khiến mẹ ít sữa (Hình minh họa). Những lỗi cơ bản khiến sữa mẹ ít đi. Cho bú cữ ngắn: Nếu bạn cho con bú ngắn (khoảng 5 phút mỗi bên ngực) thì bé không nhận đủ chất béo và những chất quan trọng khác