Viêm phổi do Mycoplasma pneumonia (MP)

Nhiễm khuẩn hô hấp do Mycoplasma pneumonia (MP) là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nếu không được điều trị đúng mức sẽ gây biến chứng viêm phổi nặng hoặc triệu chứng kéo dài, có thể lây ra cộng đồng. Mycoplasma pneumoniae là tác nhân đáng chú ý nhất trong

Nhiễm khuẩn hô hấp do Mycoplasma pneumonia (MP) là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nếu không được điều trị đúng mức sẽ gây biến chứng viêm phổi nặng hoặc triệu chứng kéo dài, có thể lây ra cộng đồng.
Mycoplasma pneumoniae là tác nhân đáng chú ý nhất trong viêm phổi cộng đồng với tỉ lệ 10-30%.
Bệnh cảnh lâm sàng thường gặp là nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản. Các dạng ít gặp hơn là sốt kéo dài, tổn thương thần kinh, da, tim mạch, cơ, xương.

Triệu chứng, biểu hiện viêm phổi do MP

Triệu chứng, biểu hiện viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae

Khởi bệnh từ từ là đặc điểm giúp phân biệt với những nhiễm trùng hô hấp do các siêu vi như cúm và adenovirus. Sau thời gian ủ bệnh kéo dài 2-3 tuần, bệnh khởi phát với các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, sốt, sổ mũi, ho, khò khè…
  • Ở trẻ em, sốt và ho thường là triệu chứng khởi phát, cũng là lý do khiến bệnh nhân nhập viện. Sốt thường không cao, dưới 39 độ C. Triệu chứng ho nổi bật nhất, ho liên tục, khởi đầu ho khan sau đó có đờm, ho nặng dần trong 2 tuần đầu rồi giảm dần. Có trường hợp ho kéo dài từ 3-4 tuần, triệu chứng này quan trọng và gợi ý ngay đến chẩn đoán nhiễm M. pneumoniae thể phổi.
  • Các triệu chứng khác của đường hô hấp cũng có thể gặp như chảy mũi, viêm họng. Ngoài ra nôn, tiêu chảy, chán ăn là những triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, trong khi mệt mỏi, nhức đầu thường ghi nhận ở trẻ lớn.
  • Tổng trạng bệnh nhân thường ít thay đổi, mặc dù bệnh thường kéo dài nhiều tuần, khám phổi có thể thấy triệu chứng viêm phổi (ran phế nang, ran phế quản), hoặc có thể không phát hiện được triệu chứng gì.
  • Những triệu chứng ngoài phổi như phát ban ngoài da, mề đay, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, thiếu máu, viêm não, viêm màng não, viêm tủy là những dạng rất hiếm gặp.

Nguyên nhân viêm phổi do MP

Nguyên nhân viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae

Nguyên nhân do vi khuẩn Mycoplasma pneumonia

Biến chứng viêm phổi do MP

Biến chứng viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae

Tràn dịch màng phổi.; suy hô hấp; bùng phát hen phế quản ở người lớn; dày dính màng phổi...

Chẩn đoán viêm phổi do MP

Chẩn đoán viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae

Lâm sàng

  • Lứa tuổi trẻ lớn
  • Cơ năng rầm rộ, thực thể nghèo nàn
  • Sốt
  • Ho khan sau ho đờm
  • Thở nhanh ( theo tuổi)
  • Ran bệnh lý: không ran( trẻ lớn), ran ẩm, phế quản ( trẻ nhỏ, đến muộn)
  • Điều trị kháng sinh nhóm B- lactamin => không đáp ứng

Cận lâm sàng

  • XQuang phổi: viêm phổi kẽ, viêm phổ tập trung, tràn dịch màng phổi
  • Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ, CRP tăng,
  • PCR Mycoplasma pneumoniae dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản hoặc dịch màng phổi (+)

Điều trị viêm phổi do MP

Điều trị viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae

Nguyên tắc điều trị
  • Thông thoáng đường thở
  • Hạ sốt
  • Bù đủ dịch
  • Liệu pháp ô xy nếu có suy thở
  • Liệu pháp kháng sinh. Thường được sử dụng từ 2-3 tuần.
  • Corticoid: Sử dụng cân nhắc trong trường hợp viêm phổi nặng

Chế độ chăm sóc viêm phổi do MP

Chế độ chăm sóc viêm phổi do Mycoplasma Pneumoniae

  • Khi trẻ sốt nhẹ, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, uống nhiều nước.
  • Tránh tiếp xúc với khói, bụi, thuốc lá, không khí lạnh vì sẽ kích thích trẻ ho.
  • Đối với trẻ bú mẹ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú, cần tăng số lần bú và kéo dài thời gian mỗi lần bú, vì khi bị bệnh thì cơ thể trẻ sẽ rất yếu, làm khả năng mút vú kém đi. Nếu trẻ bú không đủ, có thể vắt sữa và cho trẻ uống bằng thìa.
  • Đối với trẻ lớn, cho trẻ ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu hóa, chia nhỏ lượng thức ăn của mỗi bữa và tăng số lần ăn. Cho trẻ uống nhiều nước.
  • Sau khi trẻ khỏi bệnh, tăng lượng và số lần ăn để giúp trẻ phục hồi dinh dưỡng.
Nếu điều trị không đúng, bệnh có thể diễn tiến nặng gây suy hô hấp, tử vong (khoảng 1,4%) hoặc làm giảm chức năng hô hấp sau này. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng thì đa số các trường hợp bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Điều trị bệnh, ngoài mục đích tiêu diệt vi khuẩn để giảm bớt triệu chứng, còn nhằm rút ngắn thời gian có triệu chứng để hạn chế lây lan.
  • Thuốc chủng ngừa M. pneumoniae đã được nghiên cứu từ năm 1965, tuy nhiên hiệu quả thấp và tỉ lệ tái nhiễm rất cao, do vậy cách ly trẻ bệnh vẫn là biện pháp phòng ngừa chính để giảm lây lan.
  • Cần thiết nghĩ đến M. pneumoniae trong các trường hợp ho kéo dài, không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh nhóm beta lactamine.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Phì đại tiền liệt tuyến lành tính xảy ra khi tuyến tiền liệt của một người đàn ông trở nên quá lớn so với bình thường. Tuyến tiền liệt là một tuyến hình đậu, là một phần của hệ thống sinh sản nam giới. Nó chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng cần thiết
  • 28-05-2018
    Rong kinh là tình trạng xuất huyết quá nhiều trong chu kì kinh nguyệt hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (thường là trên 7 ngày). Phụ nữ tiền mãn kinh cũng xuất huyết nhiều hơn bình thường trong kỳ kinh nguyệt của mình nhưng phần lớn không nghiêm
  • 28-05-2018
    Sốt ở trẻ nhỏ là sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời gây ra do đau ốm nói chung, hay do có bất kì sự bất thường nào đó xảy ra trong cơ thể của trẻ. Vì vậy, dạng sốt này được xem như là một phản ứng bình thường đối với nhiều dạng tình trạng, trong số đó
  • 28-05-2018
    Viêm kết mạc (VKM) là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc, đây là lớp màng trong suốt bao bọc quanh củng mạc và bên trong mí mắt, lớp màng này tiết ra chất nhờn để bôi trơn bề mặt của mắt. Khi kết mạc bị viêm, mắt sẽ bị đỏ, chảy nhiều nước mắt và ngứa.
  • 28-05-2018
    Sỏi mật, hay còn gọi là sỏi túi mật, là những viên rắn chứa cholesterol và các chất khác hình thành trong túi mật. Sỏi mật có thể chỉ nhỏ bằng hạt cát hoặc lớn như một quả bóng golf và chúng có thể mềm hoặc rắn. Bạn có thể có một hoặc rất nhiều sỏi mật
  • 28-05-2018
    Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng. Chỗ viêm này gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thu.