Viêm phế quản cấp

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm phế quản kéo dài trong thời gian ngắn (thường ít hơn vài tuần lễ), trong khi viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm phế quản kéo dài hoặc tái phát nhiều lần (và thường do sự kích thích thường xuyên của cây phế

Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản. Cây phế quản được tạo bởi những ống mang khí đến hai lá phổi. Khi những ống này bị nhiễm trùng, chúng trở nên phù nề và đọng chất nhầy (dịch đặc) bên trong. Tình trạng này làm cho bạn khó thở.
Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm phế quản kéo dài trong thời gian ngắn (thường ít hơn vài tuần lễ), trong khi viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm phế quản kéo dài hoặc tái phát nhiều lần (và thường do sự kích thích thường xuyên của cây phế quản, trong đó khói thuốc lá là một trong số chúng).

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng của viêm phế quản cấp là gì?

Những triệu chứng của viêm phế quản cấp có thể gặp là:
Đau họng
Sốt
Ho có thể có đàm trong, vàng hoặc mủ xanh
Nặng ngực
Thở hụt hơi (khó thở)
Khò khè
Ớn lạnh
Đau mỏi người ​
Bạn nên khám bác sĩ nếu:
Khò khè hoặc ho kéo dài hơn hai tuần, đặc biệt vào ban đêm khi nằm hoặc khi hoạt động.
Ho kéo dài hơn hai tuần và thỉnh thoảng thấy miệng có vị khó chịu. Có thể bạn bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD), là tình trạng mà dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Ho ra máu, cảm thấy rất mệt và yếu, sốt cao liên tục và thở hụt hơi. Bạn có thể đã bị viêm phổi.

Bao lâu thì mới hết ho sau viêm phế quản cấp?

Thỉnh thoảng ho có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng sau đợt viêm phế quản cấp. Thông thường, điều này xảy ra vì cây phế quản cần một thời gian đủ dài để hồi phục. Tuy nhiên, việc ho không hết có thể là dấu hiệu của những bệnh khác, chẳng hạn như hen phế quản hoặc viêm phổi.
NGUYÊN NHÂN và YẾU TỐ NGUY CƠ

Nguyên nhân nào gây viêm phế quản cấp?

Viêm phế quản cấp gần như do virus tấn công lớp lót trong (lớp niêm mạc) của cây phế quản và gây ra viêm nhiễm. Khi cơ thể chống lại những con virus này, tình trạng phù nề xảy ra và tạonhiều đàm hơn. Cơ thể cần một thời gian để có thể diệt những virus này và chữa lành những tổn thương trên ống phế quản.
Trong hầu hết các trường hợp, những con virus gây cảm lạnh cũng thường gây ra bệnh viêm phế quản cấp. Nghiên cứu cho thấy viêm phế quản cấp do nhiễm vi khuẩn thường ít gặp hơn các bác sĩ thường nghĩ. Nấm cũng có thể gây viêm phế quản nhưng là đó là trường hợp hiếm gặp. Việc tiếp xúc với những kích thích (như khói thuốc, bụi hoặc không khí ô nhiễm) cũng có thể gây viêm phế quản.

Viêm phế quản cấp được điều trị như thế nào?

Hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp thường tự khỏi. Nghỉ ngơi, uống nhiều nước không chứa caffein (như nước lọc hoặc nước hoa quả) và tăng ẩm độ trong môi trường sống là những việc nên làm. Những loại thuốc giảm đau không cần kê toa của bác sĩ có thể giúp giảm viêm, giảm đau và hạ sốt. Thuốc kháng viêm không phải là steroids (ibuprofen, naproxen và aspirin) có thể giúp giảm đau và kháng viêm. Acetaminophen cũng có hiệu quả tương tự.
Việc dùng thuốc giảm ho không cần kê toa được chấp nhận khi ho khan (không khạc ra đờm). Không nên dùng chúng khi đang ho có đàm, vì trong trường hợp này, ho giúp tống xuất đờm ra khỏi cây phế quản nhanh hơn. Thuốc ho không được khuyến khích dùng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 4 tuổi.
Bởi vì viêm phế quản cấp thường gây ra bởi virus, nênkháng sinh không có ích lợi gì . Thậm chí ngay cả khi bạn ho ra đàm có màu hay đàm đặc, kháng sinh có lẽ cũng không giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bác sĩ nghĩ rằng tình trạng viêm phế quản là do vi khuẩn, họ có thể kê toa có kháng sinh.
Nếu bạn hút thuốc lá, bạn nên cai thuốc lá ngay. Điều này giúp cây phế quản bình phục mau hơn.
Một số người bị viêm phế quản cấp cần dùng những loại thuốc vốn được dùng trong điều trị hen phế quản. Việc thở khò khè chứng tỏ bạn có thể cần thuốc điều trịhen phế quản. Những loại thuốc này có thể giúp mở ống phế quản rộng hơn và thải bớt đàm nhầy. Thuốc thường sử dụngqua những dụng cụ hít như ống hít hay bình xịt, máy xông hoặc máy phun khí dung. Những dụng cụ này giúp đưa thuốc đến thẳng cây phế quản. Bác sĩ sẽ quyết định kiểu điều trị nào là phù hợp với bạn.
PHÒNG TRÁNH

Vì sao chúng ta bị viêm phế quản?

Những virus gây viêm phế quản cấp được phóng thích ra không khí hoặc dính lên bàn tay của người bệnh khi họ ho. Bạn có thể bị viêm phế quản cấp nếu hít phải những virus này. Bạn cũng có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với bàn tay có chứa virus và sau đó lại quẹt vào mắt, mũi hoặc miệng bạn.
Những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có thể bị viêm phế quản cấp do dịch acid từ dạ dày trào ngược vào cây phế quản.
ĐIỀU TRỊ

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Viêm ruột – dạ dày do virus

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm ruột – dạ dày do virus?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm ruột – dạ dày do virus:
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
Làm sạch bề mặt những vật đã được tiếp xúc bởi những người bị nhiễm bệnh;
Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn hellobacsi.com)


Làm thế nào để tôi không bị viêm phế quản cấp lần nữa?

Một trong những cách tốt nhất để khỏi bị viêm phế quản cấp là rửa tay, vì điều này giúp diệt virus trước khi chúng có thể xâm nhập vào cơ thể.
Nếu bạn hút thuốc lá, cách phòng chống viêm phế quản cấp tốt nhất là cai thuốc lá. Khói thuốc làm tổn thương cây phế quản và làm nó dễ bị virus tấn công hơn. Khói thuốc cũng làm chậm quá trình lành bệnh, vì thế bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để bình phục.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Rối loạn dây thần kinh trụ, hay còn gọi là tổn thương dây thần kinh ngoại vi, là sự viêm dây thần kinh trụ. Dây thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính ở cánh tay và bàn tay, có nhiệm vụ tạo cảm giác cho các phần của bàn tay và ngón tay (ngón
  • 28-05-2018
    Đau tạo ra phản xạ rút lui còn ngứa tạo ra phản xạ gãi. Những sợi thần kinh không myelin của cảm giác ngứa và đau đều xuất phát từ da, tuy nhiên chúng chuyển thông tin về trung ương đến 2 hệ thống khác nhau đều dùng chung một bó sợi thần kinh ngoại biên
  • 28-05-2018
    Phình động mạch chủ là tình trạng động mạch chủ, một động mạch chính cung cấp máu cho cơ thể, bị yếu và phình ra ở một khu vực nào đó. Động mạch chủ, có độ dày bằng vòi tưới cây, xuất phát từ tim rồi chạy ra xuyên suốt trung tâm của ngực và bụng. Do
  • 05-07-2018
    Móng quặp là tình trạng cạnh móng chân hoặc móng tay mọc ngược đâm vào thịt và da xung quanh móng. Nếu móng quặp nhẹ, bạn có thể tự chữa bằng cách cắt cạnh móng thường xuyên. Bất kì ngón tay hay ngón chân nào cũng đều có thể bị móng quặp, nhưng thường
  • 13-04-2024

    Viêm gan B là một trong những bệnh mãn tính nguy hiểm. Theo thống kê của WHO, hiện nay trên toàn thế giới có hơn 300 triệu người mắc Viêm gan B và con số này không ngừng tăng lên theo từng năm. Trong bài viết này, Wellcare sẽ cung cấp những thông tin y khoa mới nhất về căn bệnh này.

  • 28-05-2018
    Ở nước ta có khoảng 45 triệu dân sống trong vùng có lưu hành sốt rét, chiếm 3/4 diện tích cả nước. Bệnh có nhiều ở các vùng rừng núi, vùng ven biển nước lợ và dễ gây thành dịch. Đặc biệt là các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên hoặc những vùng đồng bằng và