Viêm giác mạc Herpes

Viêm giác mạc do Herpes là một bệnh nhiễm virus của mắt do virus simplex herpes (HSV). Có hai loại virus chính. Loại I là phổ biến nhất và chủ yếu lây nhiễm vào mặt, thường gây ra “herper vùng mép” hay “nổi bọng nước.” Loại II là hình thức truyền herpes

Viêm giác mạc Herpes là gì?

Viêm giác mạc Herpes
Viêm giác mạc Herpes. (Ảnh minh họa)

Viêm giác mạc do Herpes là một bệnh nhiễm virus của mắt do virus simplex herpes (HSV). Có hai loại virus chính:

  • Loại I là phổ biến nhất và chủ yếu lây nhiễm vào mặt, thường gây ra “herper vùng mép” hay “nổi bọng nước”. 
  • Loại II là hình thức truyền herpes qua đường tình dục, gây bệnh tại cơ quan sinh dục.

Trong khi cả hai herpes loại I và loại II có thể lây lan đến mắt và gây nhiễm trùng, thì loại I đến nay vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng mắt. Nhiễm trùng có thể được lây cho mắt bằng cách chạm vào một tổn thương hoạt động (herpes trên mép hoặc bọng nước) và sau đó đưa đến mắt của bạn.

Các triệu chứng của viêm giác mạc Herpes

Các triệu chứng của viêm giác mạc có thể bao gồm đau, đỏ mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, chảy nước và nhạy cảm với ánh sáng.
Nếu nhiễm trùng bề mặt, chỉ liên quan đến lớp ngoài của giác mạc (lớp biểu mô), nó sẽ lành mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu liên quan đến các lớp sâu hơn của giác mạc (có thể xảy ra sau một thời gian), nhiễm trùng có thể dẫn đến sẹo giác mạc, giảm thị lực và đôi khi cũng mù mắt.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi gặp phải các triệu chứng nên trên, hãy đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ chuyên khoa Mắt trên hệ thống khám từ xa Wellcare để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị bệnh.

Nguyên nhân gây viêm giác mạc do Herpes

Herpes loại I rất dễ lây lan và được lây truyền phổ biến qua tiếp xúc qua da với người bị virus. Hầu như tất cả mọi người – khoảng 90% dân số – đều tiếp xúc với herpes loại I, thường là trong suốt thời thơ ấu.
Sau sơ nhiễm, virus nằm trong trạng thái không hoạt động, sống trong các tế bào thần kinh của da. Sự tái hoạt động có thể được kích hoạt bằng một số cách khác nhau như:

  • Căng thẳng;
  • Nhiễm nắng;
  • Sốt;
  • Chấn thương của cơ thể (như vết thương hay phẫu thuật);
  • Kỳ kinh nguyệt;
  • Một số loại thuốc.

Khi Herpes simplex xuất hiện tại mắt, nó thường nhiễm vào mí mắt, kết mạc (màng mỏng như sương mù, nhầy bao phủ bên trong của mí mắt và phần trắng của mắt) và giác mạc (cửa sổ phía trước của mắt, trong suốt). Nó cũng có thể lây nhiễm bên trong của mắt, tuy nhiên, điều này ít phổ biến hơn.

Điều trị bệnh viêm giác mạc Herpes

Điều trị viêm giác mạc herpes phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Nhiễm trùng nhẹ thường được điều trị bằng thuốc kháng virus tại chỗ và đôi khi bằng đường uống. Bác sĩ nhãn khoa có thể nhẹ nhàng cạo các vùng bị ảnh hưởng của giác mạc để loại bỏ các tế bào bị bệnh. Trong trường hợp sẹo nặng và mất thị lực, cần phải ghép giác mạc.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nhãn khoa trước khi bắt đầu điều trị là rất quan trọng, bởi vì một số loại thuốc hoặc thuốc nhỏ mắt thậm chí có thể làm cho các nhiễm trùng nặng hơn.

Herpes không chữa khỏi hoàn toàn, khi virus trong cơ thể, bạn không thể đào thải hết nó khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn chặn sự phát triển của herpes bằng cách:

  • Tránh chạm vào mụn giộp mọc lên ở mắt.
  • Tránh nhỏ mắt bằng steroid, vì điều này sẽ khiến virus nhân lên.
  • Ngừng đeo kính áp tròng khi mắt bị nhiễm khuẩn.
  • Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng của herpes tái phát.

Biên dịch - Hiệu đính:

Theo Y học cộng đồng

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Vi-rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) xâm nhập vào dòng máu thông qua một vài chất dịch của cơ thể, thường là máu hoặc tinh dịch. Khi đã vào được trong máu, vi-rút xâm lấn và giết chết bạch cầu của hệ miễn dịch (còn gọi là tế bào CD4). Khi các tế bào
  • 28-05-2018
    Não úng thuỷ là tình trạng tích tụ dịch não tuỷ nhiều bất thường trong các não thất. Điều này xảy ra khi hệ thống dẫn lưu và hấp thu dịch não tuỷ dư thừa làm việc không hiệu quả. Não thất giãn rộng để thích nghi với lượng dịch thừa ra và sau đó đè ép
  • 28-05-2018
    Khi lồng ruột xảy ra, sự lưu thông của dịch và thức ăn trong lòng ruột bị tắc nghẽn, ruột có thể bị phù nề và chảy máu, nguồn cung cấp máu đến đoạn ruột bị ảnh hưởng có thể mất, và đoạn ruột đó có thể bị hoại tử.
  • 28-05-2018
    Áp xe quanh amidan là một biến chứng của viêm amidan. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là một loại vi khuẩn mang tên Liên cầu nhóm A. Áp xe quanh amidan thường gặp ở trẻ lớn, trẻ vị thành niên hay người trưởng thành
  • 21-02-2019

    Ung thư phổi là bệnh ung thư hay gặp, tiên lượng còn nhiều hạn chế do đa số bệnh nhân được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn (thế giới: 60-70%; Việt Nam 90-93%). Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát thường gặp nhất, hầu hết ung thư phổi

  • 28-05-2018
    Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm