Viêm cầu thận

Hãy nghĩ về thận của bạn như một bộ phận lọc của cơ thể, một hệ thống đào thải tinh vi gồm 2 cơ quan hình hạt đậu. Mỗi ngày, công việc nặng nhọc của nó là lọc 200 lít máu và đào thải ra khoảng 2 lít nước tiểu. Nếu thận của bạn đột ngột bị viêm, bạn sẽ

Tìm hiểu Viêm cầu thận

Hãy nghĩ về thận của bạn như một bộ phận lọc của cơ thể, một hệ thống đào thải tinh vi gồm 2 cơ quan hình hạt đậu. Mỗi ngày, công việc nặng nhọc của nó là lọc 200 lít máu và đào thải ra khoảng 2 lít nước tiểu. Nếu thận của bạn đột ngột bị viêm, bạn sẽ bị một bệnh lí gọi là viêm thận cấp. Viêm thận cấp do nhiều nguyên nhân và có thể dẫn đến suy thận.
Viêm thận có nhiều loại:
Viêm thận kẽ: Viêm ở khoảng giữa những ống thận và các ống thận hình thành nước tiểu. Thận sẽ bị sưng lên.
Viêm bể thận: Là một nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang, lên niệu quản và đến bể thận. 2 niệu quản là 2 ống vận chuyển nước tiểu từ mỗi bên xuống đến bàng quang, một khối cơ giữ nước tiểu đến khi nó được tống xuất ra ngoài.
Viêm cầu thận: Hiện tượng viêm ở các cầu thận. Cầu thận là một búi mao mạch nhỏ cho máu đi qua và thực hiện nhiệm vụ lọc. Khi cầu thận bị viêm và tổn thương thì nó sẽ không lọc máu được một cách bình thường.

Những triệu chứng của viêm thận cấp

Những triệu chứng của bạn sẽ thay đổi tùy theo loại viêm cầu thận bạn đang mắc. Những triệu chứng phổ biến cho cả 3 loại viêm cầu thận là:
đau ở hố chậu
đau và cảm giác nóng rát khi đi tiểu
thường xuyên muốn đi tiểu (tiểu lắt nhắt)
nước tiểu đục
có máu và mủ hiện diện trong nước tiểu
đau ở vùng thận hoặc bụng
phù, thường ở mặt, chân (cẳng chân và bàn chân)
nôn mửa
sốt
cao huyết áp
viêm cầu thận.

Những nguyên nhân gây viêm thận cấp

Viêm cầu thận

Mỗi một loại viêm thận có một nguyên nhân của nó:
Viêm thận kẽ: thường do phản ứng dị ứng với thuốc hay kháng sinh. Đó là phản ứng tức khắc của cơ thể với tác nhân ngoại lai. Những nguyên nhân khác bao gồm: giảm kali máu (là một khoáng chất giúp điều hòa hoạt động trong cơ thể), bao gồm chuyển hóa. Sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây tổn thương nhu mô thận.
Viêm bể thận: phần lớn nhiễm trùng bể thận gây ra do vi khuẩn e.coli, là một họ vi khuẩn đường ruột. Mặc dù nhiễm khuẩn ngược dòng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm bể thận, nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: nội soi niệu đạo-bàng quang, phẫu thuật niệu quản, bàng quang, thận hoặc do sỏi thận (những cấu trúc như đá gồm chất khoáng và các chất thải khác).
Viêm cầu thận: nguyên nhân chính của loại viêm thận này vẫn chưa được biết rõ. Có thể do: vấn đề của hệ miễn dịch, tiền sử ung thư, bị vỡ ổ áp xe và đi đến thận thông qua tuần hoàn máu.

Yếu tố nguy cơ

Nhiều người có nguy cơ cao bị viêm thận cấp. Các nguyên nhân này bao gồm:
tiền sử gia đình bị bệnh thận và nhiễm trùng
bệnh tự miễn, ví dụ như lupus.
dùng quá nhiều thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
phẫu thuật gần đây ở đường tiết niệu.

Chẩn đoán bệnh thận cấp

Nhiều xét nghiệm khác nhau cần được làm để chẩn đoán một trường hợp viêm thận cấp. Những xét nghiệm bao gồm:
sinh thiết thận.
xét nghiệm máu và nước tiểu. Những xét nghiệm này có thể giúp dò ra và định vị ổ nhiễm trùng. Sự hiện diện của bất thường trong công thức máu (tỉ lệ các tế bào máu) cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng.
CT scanner – chụp lại những bức ảnh trong khung chậu và ổ bụng.

Điều trị viêm thận cấp

Thuốc
Kháng sinh và giảm đau có thể được sử dụng nếu bạn bị viêm thận bể thận cấp. Nếu có cao huyết áp, bạn có thể sử dụng thuốc chẹn kênh calci.
Bạn có thể cần đến corticoid hay các thuốc ức chế miễn dịch khác.
Chăm sóc tại nhà
Bạn có thể cần uống nhiều nước hơn (viêm thận kẽ, viêm thận bể thận). Nước giúp cho thận của bạn lọc và đào thải tốt hơn các chất độc gây cản trở sự hồi phục của bạn. Bạn cũng có thể được khuyên ăn ít muối hơn (viêm cầu thận), để tránh sự quá tải dịch tuần hoàn.

Cần làm gì về lâu về dài?

Cả 3 loại viêm cầu thận đều cần được điều trị ngay. Nếu không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn đến suy thận. Suy thận xảy ra khi một hoặc cả 2 thận đều ngừng hoạt động (trong một thời gian ngắn hoặc vĩnh viễn, cấp – mạn). Trong trường hợp này, bạn có thể cần phải được lọc máu. Sự lọc máu này tương tự như thận bạn làm việc nhưng cần đến một cái máy.
Vì lý do này mà bạn cần được điều trị ngay khi có bất thường nào ở thận.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Thuốc và chăm sóc bệnh nhân là những biện pháp chủ yếu. Các thuốc hiện hành không thể làm ngăn chặn hay nghịch đảo quá trình bệnh nền tảng, nhưng chúng có thể làm chậm quá trình diễn tiến bệnh hay làm suy giảm các triệu chứng. Các thuốc được khuyến cáo
  • 28-05-2018
    Lão thị xảy ra khi thuỷ tinh thể tự nhiên của mắt bị dày lên và kém đàn hồi. Bình thường, một cơ vòng xung quanh thủy tinh thể giãn ra hoặc co lại, làm thay đổi độ cong của thủy tinh thể để điều chỉnh thị lực xa hoặc gần. Với lão thị, cơ vẫn hoạt động
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm thanh quản là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ trở thành mạn tính, làm thay đổi giọng nói, ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp.
  • 28-05-2018
    Hội chứng tủy sống bám thấp là một rối loạn thần kinh gây ra bởi tủy sống bị dính với vùng da xung quanh, điều này làm hạn chế sự chuyển động của tủy sống trong cột sống. Sự dính bất thường này làm kéo căng tủy sống. Hội chứng này có liên quan chặt chẽ
  • 28-05-2018
    Bệnh não gan, hay còn gọi là bệnh hôn mê gan, là bệnh mất chức năng não xảy ra khi gan không thể loại bỏ các độc tố ra khỏi máu. Bệnh gây ra những thay đổi về hành vi, trạng thái tinh thần và hệ thống thần kinh do suy gan. Tình trạng này được cho là
  • 13-05-2022

    Kênh nhĩ thất (AVSD) là một tổ hợp các vấn đề về tim. Các khuyết tật này có thể gồm: thông liên nhĩ, thông liên thất, bất thường van hai lá và van ba lá.