Ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là một bệnh ung thư hiếm gặp, có thể bắt đầu trong bất kỳ bộ phận nào thuộc tuyến nước bọt như ở cổ, miệng hoặc cổ họng. Tuyến nước bọt tạo ra nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa và giữ ẩm miệng. Có 3 cặp tuyến nước bọt lớn dưới và phía

Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Ung thư tuyến nước bọt là một bệnh ung thư hiếm gặp, có thể bắt đầu trong bất kỳ bộ phận nào thuộc tuyến nước bọt như ở cổ, miệng hoặc cổ họng.
Tuyến nước bọt tạo ra nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa và giữ ẩm miệng. Có 3 cặp tuyến nước bọt lớn dưới và phía sau hàm - mang tai, dưới lưỡi và dưới xương hàm dưới. Nhiều tuyến nước bọt nhỏ ở trong môi, bên trong má và cả miệng và cổ họng.
Tuyến nước bọt của bệnh ung thư thường xảy ra ở các tuyến mang tai, mà chỉ là ở phía trước của tai. Các khối u tuyến nước bọt chiếm vào khoảng 0,2 - 0,6% của tất cả các loại khối u và khoảng 2 - 4% khối u vùng đầu cổ. Ở Việt Nam, ước tính có khoảng 0,6 - 0,7 trường hợp u tuyến nước bọt mới mắc/100.000 dân.

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt có thể bao gồm:
+ Sưng trên hoặc gần hàm hoặc ở cổ hoặc miệng.
+ Tê một phần của khuôn mặt.
+ Yếu cơ một bên của khuôn mặt.
+ Đau dai dẳng trong khu vực của tuyến nước bọt.
+ Khó nuốt.
+ Khó chịu khi mở miệng rộng.

Nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt

Nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt

Chưa rõ yếu tố gì gây ra ung thư tuyến nước bọt. Các bác sĩ biết bệnh ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến ADN.
Các đột biến cho phép các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào đột biến tiếp tục sống khi các tế bào khác sẽ chết. Các tế bào tích tụ thành một khối u có thể xâm lấn vào mô lân cận. Các tế bào ung thư có thể vỡ ra và lan rộng (di căn) tới các phần khác của cơ thể.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến nước bọt

Yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến nước bọt

+ Người lớn tuổi: Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ung thư tuyến nước bọt thường được chẩn đoán ở người lớn tuổi (từ 40 tuổi trở lên).
+ Phơi nhiễm bức xạ: Bức xạ, chẳng hạn như bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ, làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Dưới bức xạ mạnh, chẳng hạn như được sử dụng trong chẩn đoán X-quang, cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.
+ Nơi làm việc tiếp xúc với một số chất: Những người làm việc tiếp xúc với một số chất, chẳng hạn như các hợp kim niken và bụi silica, có thể có tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt.

Chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt

Chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt

1. Chẩn đoán xác định
Khai thác kỹ tiền sử:
Phẫu thuật, tình huống và thời gian phát hiện.
Đặc điểm và vị trí của u
Vị trí: Khối u ở thuỳ trên nông 90%, thuỳ sâu 10% với đặc tính:
+ U cứng ít hoặc không có giới hạn, di động hạn chế hoặc cố định.
+ Gặp ở người 50- 60 tuổi.
+ U phát triển nhanh, da có thể bị xâm nhiễm hoặc loét, có thể đau.
+ Có thể liệt mặt 20-40% (dây VII) hoặc liệt dây V.
+ Có di căn hạch cổ (20-30%) và có thể di căn phổi hoặc xương.
Ảnh minh họa
2. Chẩn đoán phân biệt
Với u lành tính của tuyến mang tai
Thường là khó, tuy nhiên u lành tính có một vài đặc điểm:
+ U tròn, ranh giới rõ, mật độ chắc và rất di động.
+ Thường hay gặp ở phụ nữ, ở mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi 40-50.
+ U phát triển chậm.
+ Không đau.
Cần phải phân biệt với: U nang lông, u bã đậu, u mỡ dưới da, phì đại cơ nhai...
Chú ý:
+ Khám tai mũi họng.
+ Khám vòm họng, Amydan và thành họng.
+ Khám thần kinh.
Các dây thần kinh: Dây VII, dây V, xem từng vị trí tương ứng với từng nhánh của các dây thần kinh này.
Khám cận lâm sàng: ít đặc hiệu, các biện pháp có thể làm là:
Chụp ống tuyến nước bọt: Sẽ thấy có hình ảnh chèn ép đối với u lành hoặc cắt cụt đối với ung thư.
Siêu âm: Để xác định được u đặc hay u nang.
Chụp cắt lớp và cộng hưởng từ: Khi nghi ngờ u xâm lấn vào hố chân bướm hàm hoặc đẩy vào thành bên họng hay xâm lấn xương.
Chọc tế bào học: Là phương pháp nhanh và đơn giản, phát hiện được u đặc hay u nang, có giá trị khi (+).
Sinh thiết: Chỉ sinh thiết khi nào u xâm lấn ra da hoặc không còn chỉ định phẫu thuật.

Điều trị ung thư tuyến nước bọt

Điều trị ung thư tuyến nước bọt

1. Phẫu thuật
Sự khỏi bệnh và chất lượng cuộc sống phụ thuộc phần lớn vào chỉ định điều trị và kinh nghiệm của phẫu thuật viên; vì vậy bệnh nhân phải được giải thích trước về cách phẫu thuật, nguy cơ bệnh nhân phải chịu liệt dây mặt và phải có sự đồng ý của bệnh nhân.
Đối với khối u:
Khi phát hiện được khối u tuyến nước bọt thì đều có chỉ định phẫu thuật, không nên chỉ lấy u (nhân) đơn thuần, lấy bỏ thuỳ nông trong những trường hợp khối u ở thuỳ bên (hay gặp). Cắt bỏ toàn bộ tuyến trong những trường hợp khối u ở thuỳ sâu cùng với phẫu tích bảo tồn dây thần kinh mặt và các nhánh của nó. Phẫu thuật cắt tuyến 'thăm dò' tối thiểu nhằm để chẩn đoán và điều trị.
Toàn bộ bệnh phẩm được kiểm tra bằng phương pháp cắt lạnh (sinh thiết tức thì):
+ Nếu lành tính: U nhỏ thì dừng lại, nếu u lớn cắt u còn tiếp cận hoặc u nhỏ ở thuỳ sâu thì cắt bỏ hoàn toàn tuyến nước bọt.
+ Nếu ác tính: Cắt bỏ toàn bộ tuyến mang tai bất kể vị trí kích thước, bảo tồn dây thần kinh mặt. Trường hợp u xâm lấn rộng vào da, cơ... có thể phải phẫu thuật tạo hình ngay sau khi cắt bỏ rộng.
Ảnh minh họa
Đối với dây thần kinh mặt:
Bảo tồn dây thần kinh mặt là một nguyên tắc phẫu thuật. Sự phẫu tích có thể khó hoặc dễ thực hiện. Sự kém cỏi trong động tác là hay can thiệp thô bạo (kéo dài dây thần kinh, kẹp, đốt điện) có thể gây ra liệt.
+ Sự hy sinh một hay nhiều nhóm dây thần kinh mặt được chỉ định trong những trường hợp: Ung thư xâm lấn vào dây thần kinh do nhận định trên lâm sàng và giải phẫu bệnh (dấu hiệu liệt mặt trước khi mổ).
+ Đối với ung thư biểu mô tuyến nang đã xâm lấn vào dây thần kinh thì phẫu thuật cắt bỏ dây VII được chỉ định và cắt bỏ tới tổ chức lành, được kiểm tra bằng sinh thiết tức thì (vì lý do ở thể này u xâm nhiễm vào vỏ dây thần kinh và tái phát ở xa của vùng phẫu thuật).
+ Các trường hợp bị đứt hoặc cắt đoạn dây VII có thể ghép dây thần kinh, thông thường người ta lấy dây thần kinh tai lớn hoặc thần kinh da - đùi (sự phục hồi khoảng tháng thứ 8 đến tháng thứ 12). Chống chỉ định ghép thần kinh trong các trường hợp ung thư xâm lấn rộng.
* Đối với hệ hạch:
Trường hợp không sờ thấy hạch: vét hạch cổ chọn lọc – sinh thiết tức thì nếu (+) vét hạch cổ chức năng.
Trường hợp sờ thấy hạch nhỏ: vét hạch cổ chức năng.
Trường hợp hạch to đường kính > 6cm: vét hạch cổ triệt căn.
* Đối với u tái phát:
Thường phẫu thuật khó khăn, đặc biệt là phẫu thuật bảo tồn dây VII. Có thể phải phẫu thuật vào xương chũm để tìm gốc dây thần kinh hoặc tìm từ nhánh nhỏ ngoại biên (sử dụng kính phóng đại và máy kích thích thần kinh).
2. Điều trị tia xạ
Là chỉ định điều trị hỗ trợ: được áp dụng khá rộng rãi sau phẫu thuật đặc biệt các trường hợp phẫu thuật nghi ngờ tiếp cận u, u ở thuỳ sâu, xâm nhiễm ra ngoài, hoặc thể giải phẫu bệnh loại ít thuận lợi (ung thư ít biệt hoá) có di căn hạch xâm nhiễm vào dây thần kinh.
Chỉ định tia xạ được bàn luận khi: u nhỏ, biệt hoá cao, u ở thuỳ nông, phẫu thuật rộng và không di căn hạch.
Không tia xạ với các khối u lành.
Tia xạ đơn thuần: chỉ áp dụng khi điều trị triệu chứng hay Lymphome malin biểu hiện ở tuyến mang tai.
Hệ hạch cổ: N0 không cần tia xạ hạch cổ. Nếu di căn hạch thì tia xạ hệ hạch cổ.

Phòng ngừa ung thư tuyến nước bọt

Phòng ngừa ung thư tuyến nước bọt

Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh mà chỉ biết rằng ung thư tuyến nước bọt xảy ra khi một số tế bào trong tuyến nước bọt phát triển đột biến. Khi bị đột biến, các tế bào phát triển và phân chia nhanh chóng. Các tế bào đột biến tích tụ thành một khối u có thể xâm nhập vào mô lân cận. Các tế bào ung thư có thể vỡ và di căn tới các vùng xa của cơ thể.
U tuyến nước bọt có thể gặp ở trẻ em lẫn người lớn. Với trẻ em chủ yếu là u lành tính, còn người lớn thì ngược lại, tỷ lệ ác tính khá cao. Do vậy, biện pháp phòng ngừa quan trọng là đề cao cảnh giác với những dấu hiệu bất thường để tìm đến bác sĩ kịp thời.
Những người làm việc trong môi trường phơi nhiễm bức xạ, những người thường xuyên tiếp xúc với các chất như niken, bụi silica… rất dễ bị ung thư tuyến nước bọt. Vì vậy, những người có nguy cơ cao, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện có chuyên khoa ung bướu nhằm phát hiện sớm u tuyến nước bọt.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não, là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não. Thiểu năng tuần hoàn não thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng tỷ lệ bị bệnh cao nhất vẫn là người cao tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng

  • 28-05-2018
    HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency vi-rút (vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người). AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV (AIDS là tên viết tắt của 4 từ tiếng Pháp: Acquired, Immuno, Deficiency, Syndrome - Hội chứng suy
  • 28-05-2018
    Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà
  • 17-10-2018

    Bệnh khổng lồ là tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Sự thay đổi này phần lớn thể hiện qua chiều cao và kích thước cơ thể của đứa trẻ. Tình trạng này xảy ra do sự tăng quá mức lượng hormone khi còn nhỏ.

  • 17-10-2018

    Thần kinh thị giác là phần đầu tiên của đường dẫn truyền thị giác nhằm dẫn truyền hình ảnh thô từ võng mạc đến trung tâm xử lý hình ảnh ở võ não. Thần kinh thị giác có thể bị viêm ở phần đầu thần kinh thị giác đoạn

  • 28-05-2018
    Bệnh Crohn, còn được gọi là viêm ruột từng vùng, là tình trạng viêm mãn tính ở đường ruột. Bệnh Crohn thường ảnh hưởng ở cả ruột non, ruột già, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến ruột kết.