Tinh dịch có máu

Tinh dịch có máu, còn gọi là chứng haematospermia, có thể xảy ra đối với nam giới mọi lứa tuổi sau thời kì dậy thì. Nó thường gặp nhất ở nam giới từ 30 đến 40 và trên 50 tuổi mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH). Đa số các trường hợp sẽ tự khỏi

Tinh dịch có máu là gì?

Tinh dịch có máu

Còn gọi là chứng haematospermia, có thể xảy ra đối với nam giới mọi lứa tuổi sau thời kì dậy thì. Nó thường gặp nhất ở nam giới từ 30 đến 40 và trên 50 tuổi mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH). Đa số các trường hợp sẽ tự khỏi theo thời gian mà không cần điều trị.

Triệu chứng nào có liên quan đến máu trong tinh dịch?

Nếu máu xuất hiện trong tinh dịch do viêm nhiễm tuyến tiền liệt, một số triệu chứng có thể đi kèm, bao gồm:
  • Đau khi tiểu
  • Đau khi xuất tinh
  • Đau hậu môn
  • Sưng và đau ở vùng bìu
  • Sưng và đau ở vùng bẹn
  • Đau vùng lưng dưới
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Máu trong nước tiểu
Các bệnh lây qua đường tình dục (STD) khó có khả năng khiến tinh dịch có máu. Một số bệnh lây qua đường tình dục có thể lây qua đường máu hoặc tinh dịch nhưng chúng không gây ra máu ở trong tinh dịch.
Máu trong tinh dịch có thể được phát hiện trong khi hoặc sau khi quan hệ tình dục, nhưng hoạt động tình dục mạnh không phải là nguyên nhân gây ra chảy máu. Chấn thương nặng ở tinh hoàn hoặc niệu đạo có thể gây chảy máu nhưng đây lại là vấn đề khác.

Nguyên nhân

Hệ sinh dục nam giới được cấu tạo từ nhiều cơ quan, tuyến và ống dẫn. Tinh trùng được sản xuất ở tinh hoàn, sau đó di chuyển vào mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành cuối cùng. Trong quá trình xuất tinh từ mào tinh hoàn, tinh trùng phóng theo ống dẫn tinh, sau đó được trộn lẫn với dịch tiết của tuyến tiền liệt (30%), túi tinh (60%) và các tuyến hành niệu đạo (10%) và cuối cùng được tống ra ngoài theo đường niệu đạo. Tình trạng chảy máu có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào.
Nguyên nhân gây ra tình trạng trong tinh dịch có máu có thể là do viêm nhiễm hoặc chấn thương hệ sinh dục nam.
Túi tinh- một cặp tuyến hình túi nằm ở hai phía của bàng quang và tuyến tiền liệt là hai tuyến chính cung cấp dịch tiết cho tinh dịch, vì vậy hiện tượng viêm hoặc chấn thương một trong những cơ quan này sẽ khiến tinh dịch có máu.
Tinh dịch có máu là triệu chứng của chính căn bệnh (tinh dịch có máu bậc một hay nguyên phát) hoặc là triệu chứng liên quan đến căn bệnh khác (Tinh dịch có máu bậc hai hay thứ phát).

Tinh dịch có máu bậc một là gì?

Tinh dịch có máu có triệu chứng duy nhất là máu trong tinh dịch. Máu không được tìm thấy trong nước tiểu và khi kiểm tra sức khỏe không phát hiện vấn đề nào khác. Nếu chỉ có máu ở trong tinh dịch mà không có triệu chứng nào khác, nguyên nhân thường sẽ không xác định được.

Tinh dịch có máu bậc hai là gì?

Khi nghi ngờ hoặc xác định được nguyên nhân gây chảy máu, ví dụ như sau khi lấy sinh thiết tuyến tiền liệt hoặc bị viêm nhiễm đường tiết niệu, và có thể cả ung thư, tuy hiếm gặp. Tinh dịch có máu có thể xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi mắc tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH) đã bị hóa vôi mà có thể phát hiện được bằng siêu âm.
Trong một số trường hợp rất hiếm, tinh dịch có máu bậc hai có thể được gây ra bởi viêm phổi, viêm nhiễm do kí sinh, hoặc các bệnh ảnh hưởng đến sự đông máu như bệnh máu không đông và bệnh gan mãn tính, hoặc một số thuốc làm loãng máu.
Sinh thiết tuyến tiền liệt bằng siêu âm có thể gây tinh dịch có máu ở một phần ba nam giới. Hiếm có sự liên quan nào giữa tinh dịch có máu và ung thư tinh hoàn.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể khiến tinh dịch có máu, tuy vậy hầu hết nam giới mắc bệnh không có triệu chứng này trừ khi họ đã từng làm sinh thiết tuyến tiền liệt.

Chẩn đoán

Nếu bạn phát hiện máu trong tinh dịch, hãy hẹn gặp bác sĩ và tự trả lời những câu hỏi sau đây:
  • Lượng máu trong tinh dịch nhiều hay ít- tinh dịch xuất ra có màu đỏ đậm hay chỉ lợn cợn máu?
  • Tình trạng này đã từng xảy ra chưa?
  • Máu được phát hiện lần đầu khi nào? Có phải lúc nào cũng thấy máu?
  • Đã bao nhiêu lần thấy máu trong tinh dịch?
  • Điều gì có thể đã khiến tình trạng này xảy ra?
  • Có triệu chứng nào khác đi kèm không?
Bác sĩ làm thế nào để xác định có máu trong tinh dịch?
  • Để xác định xem tinh dịch có máu hay không, bác sĩ ban đầu sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát, bao gồm khám tinh hoàn và tuyến tiền liệt. Việc lấy mẫu tinh dịch có thể cần thiết nhằm kiểm tra lượng máu trong tinh dịch.
  • Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mẫu nước tiểu để đảm bảo rằng không có máu, bằng mắt hoặc bằng kính hiển vi, đồng thời kiểm tra dấu hiệu viêm nhiễm niệu đạo.
Nếu nghi ngờ có nguyên nhân khác, việc kiểm tra được thực hiện thế nào?
  • Nếu phát hiện có máu trong nước tiểu (bằng mắt hoặc bằng kính hiển vi), hoặc nếu máu trong tinh dịch là triệu chứng liên quan đến viêm nhiễm đường tiết niệu, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để làm thêm các xét nghiệm.
  • Những xét nghiệm sâu hơn bao gồm chụp CT hoặc siêu âm niệu đạo, đồng thời dùng ống nội soi để kiểm tra bàng quang và tuyến tiền liệt.
  • Việc xét nghiệm kĩ thuật số tuyến tiền liệt, và xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu với tuyến tiền liệt (PSA) trong máu là cần thiết. Nếu có bất thường, siêu âm hoặc sinh thiết tuyến tiền liệt sẽ được thực hiện để loại trừ khả năng có ung thư.

Điều trị

Tinh dịch có máu bậc hai sẽ phân hóa tùy theo những triệu chứng khác và nguyên nhân gốc rễ. Một số ví dụ cho phương pháp điều trị với những nguyên nhân cụ thể bao gồm:
  • Chấn thương nhẹ: nghỉ ngơi và theo dõi triệu chứng
  • Chấn thương nặng: có thể cần phẫu thuật
  • Viêm nhiễm: dùng kháng sinh
  • Tắc nghẽn: dùng thuốc đặc trị
  • Trong trường hợp ung thư tuyến tiền liệt: phẫu thuật, xạ trị hoặc liệu pháp hóc-môn được sử dụng
  • Nếu bạn đã ngoài 40 và tinh dịch vẫn có máu, đặc biệt nếu không có triệu chứng nào khác đi kèm, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.
Máu trong tinh dịch thường gây lo lắng hoang mang cho phái mạnh nhưng nó thường không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, để chắc chắn và chủ động hơn về sức khỏe của mình, thì khi phát hiện có máu trong tinh dịch kèm theo những triệu chứng khác, bạn hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Đau khớp gối là tình trạng liên quan đến cơn đau xảy ra ở trong và xung quanh khớp gối. Đau khớp gối có thể gây ra bởi những vấn đề ở chính khớp gối hoặc ảnh hưởng từ mô mềm, dây chằng, gân, túi hoạt dịch bao quanh đầu gối.
  • 28-05-2018
    Bệnh thoái hoá khớp (còn gọi là bệnh hư khớp) là một bệnh mạn tính, gây thoái hoá và biến dạng khớp do sự phá huỷ sụn khớp và hệ thống bao khớp - dây chằng, thường gặp ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp,
  • 28-05-2018
    Chứng say độ cao, hay còn gọi là sợ độ cao, là tình trạng bất thường của cơ thể khi bạn di chuyển đến những nơi có độ cao lớn. Bệnh say núi cấp tính (AMS) là dạng phổ biến nhất của chứng say độ cao.
  • 28-05-2018
    Canxi là cội nguồn của sự sống, là 1 trong 5 nguyên tố vi lượng quan trọng bậc nhất cho cơ thể (carbon, oxy, hydrô, nitơ, canxi). Canxi đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành xương, răng, sự đông máu, hoạt động truyền tín hiệu của tế bào thần kinh
  • 08-06-2018
    Tiểu đêm hay đa niệu về đêm, là một thuật ngữ y khoa chỉ việc đi tiểu quá mức vào ban đêm. Trong suốt thời gian ngủ, cơ thể bạn tạo ra ít nước tiểu và cô đặc hơn, do đó hầu hết mọi người không cần phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu và có thể ngủ liên tục trong vòng 6-8 giờ.