Thủy đậu (trái rạ)

Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và màng nhầy niêm mạc.nHệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc tăng sức đề kháng với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở

Bệnh Thủy đậu (trái rạ) là bệnh gì?

Bệnh Thủy đậu (trái rạ)

Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và màng nhầy niêm mạc.
Hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc tăng sức đề kháng với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở những trường hợp hệ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể tái phát trở lại, gọi là bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu).
Tiêm chủng bằng vắc xin varicella-zoster có thể ngăn chặn bệnh thủy đậu và bệnh zona.

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng xuất hiện từ 7 đến 21 ngày sau khi nhiễm virus, bao gồm sốt nhẹ, sổ mũi, ho nhẹ, đau đầu, mệt mỏi và chán ăn.
Những chấm đỏ sẽ xuất hiện trên cơ thể trong 2 đến 3 ngày rồi trở thành mẩn ngứa, từ đó hình thành nên những chỗ rộp dần dần khô và đóng vảy từ 4 đến 5 ngày. Có thể chỉ có vài nốt hoặc cũng có thể lên đến 500 nốt rộp. Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan cao nhất trong 1 đến 2 ngày trước khi nổi mẩn ngứa và lên đến 6 ngày sau khi hình thành những nốt rộp. Miệng, tai và mắt cũng có thể xuất hiện những chỗ loét.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị thuỷ đậu, hãy khám bác sĩ để được chẩn đoán. Ngoài ra phải lập tức báo bác sĩ biết nếu bạn gặp những trường hợp sau:
  • Các nốt ban lan rộng đến một hoặc cả hai mắt;
  • Các nốt ban rất đỏ, cảm giác nóng hoặc nhạy cảm, có thể đó là dấu hiệu của việc da bị nhiễm trùng;
  • Phát ban kèm theo chóng mặt, mất phương hướng, nhịp tim nhanh, khó thở, run rẩy, ho nặng, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao hơn 39,4 độ C;
  • Khi có bất cứ người nào trong gia đình miễn dịch yếu hoặc có trẻ em dưới 6 tháng tuổi.;

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gây ra do virus mụn rộp varicella-zoster. Bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu (trái rạ) nếu như bạn ở gần người mắc bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp với chỗ rộp da trên người mắc bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Bệnh có thể xảy ra ở mọi người bất kể giới tính và tuổi tác. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở trẻ em, thường từ 2 đến 8 tuổi. Người lớn thường bệnh nặng hơn và kéo dài lâu hơn.
Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh trái rạ cao hơn nếu như:
  • Chưa từng bị thuỷ đậu;
  • Không được tiêm phòng bệnh thuỷ đậu;
  • Làm việc hoặc có mặt ở trường học, nhà trẻ;
  • Sống chung với trẻ em.

Chẩn đoán

Các nốt mẩn đỏ gây ra do bệnh thủy đậu khá đặc trưng để dễ dàng phân biệt với các loại phát ban khác. Vì vậy, việc chẩn đoán sẽ khá đơn giản. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào tiền sử bệnh lý và xem xét các nốt mẩn ngứa. Tuy nhiên, bạn nên nói với bác sĩ nếu bạn có bị dị ứng với thuốc để có thể chữa trị phù hợp.

Điều trị

Trẻ em khỏe mạnh không cần dùng thuốc mà vẫn có thể giảm bệnh. Các thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt ở trẻ. Không được cho trẻ bị thủy đậu dùng aspirin. Thuốc trị dị ứng, kem thoa như calamine và sữa tắm bột yến mạch có thể làm giảm ngứa. Bạn nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Để ngăn ngừa lây lan bệnh thủy đậu, hãy giữ trẻ cách xa người khác cho tới khi các nốt giộp đóng vảy cứng.
Những người có nguy cơ nhiễm trùng cao và bị suy giảm hệ miễn dịch (ví dụ như người cấy ghép tủy hoặc bạch cầu) có thể dùng thuốc kháng virus để giảm biến chứng từ bệnh thủy đậu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Biện pháp phòng ngừa và hạn chế bệnh thủy đậu (trái rạ):
  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai và nghĩ rằng bạn có thể mắc bệnh thủy đậu;
  • Rửa tay thường xuyên, giặt khăn trải giường và quần áo mới mặc bằng nước xà phòng nóng;
  • Cắt móng tay ngắn để tránh làm trầy xước và nhiễm trùng;
  • Nghỉ ngơi nhưng cho phép vận động nhẹ;
  • Dùng thuốc không chứa aspirin để hạ sốt;
  • Thông báo cho y tá và các bậc phụ huynh ở trường do có khả năng bị lây nhiễm;
  • Dùng thuốc trị dị ứng và tắm bằng bọt biển mát để giảm ngứa;
  • Đi khám bác sĩ nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ C hoặc khi bạn cảm thấy yếu ớt, đau đầu hoặc nhạy cảm với ánh sáng;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn nôn mửa, không thể nghỉ ngơi, khó chịu và giảm ý thức;
  • Hãy biết rằng đã có vắc xin ngừa thủy đậu dành cho người chưa từng mắc bệnh.
Những thông tin được cung cấp không thay thế lời khuyên của chuyên gia y tế. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 08-06-2018
    Tắc động mạch trung tâm võng mạc là một cấp cứu tối khẩn cấp trong nhãn khoa, cần phải xử trí ngay trong những phút đầu tiên. Bệnh nặng vì: Sẽ dẫn tới mù khó hồi phục. Là biểu hiện của một bệnh toàn thân
  • 28-05-2018
    Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà
  • 17-10-2018

    Tắc nghẽn đường tiểu khi có hiện diện viêm đài bể thận có thể làm cho ứ đọng bạch cầu, vi trùng và những chất cặn trong hệ thống tiết niệu, dần dần có thể gây nên ứ mủ thận. Trong tình huống này, mủ trong một khối căng, bệnh nhân nhanh chóng thay đổi

  • 28-05-2018
    Vẩy nến là bệnh da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.
  • 17-10-2018

    Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và tác nhân tiếp xúc bên ngoài. Tỷ lệ bệnh viêm da tiếp xúc khác nhau giữa các vùng địa lý, thời gian trong năm, giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi của bệnh nhân. Tại Việt Nam, bệnh viêm da tiếp

  • 28-05-2018
    Lao họng thường là thứ phát sau lao phổi hoặc lao da, gồm nhiều thể như lao kê họng, lao loét bã đậu ở họng, luput họng và lao họng nguyên phát. Các thể bệnh có biểu hiện và tiên tượng nặng nhẹ khác nhau.