Thiếu máu do thiếu men G6PD

Thiếu glucose-6-phosphatase dehydrogenase (G6PD) là bệnh lý về men thường gặp nhất ở người. Với gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể X, thiếu G6PD gây bệnh cho khoảng 400 triệu người trên thế giới. Bệnh rất đa dạng với hơn 300 biến thể đã được báo cáo.

Thiếu máu do thiếu men G6PD là gì?

Thiếu glucose-6-phosphatase dehydrogenase (G6PD) là bệnh lý về men thường gặp nhất ở người. Với gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể X, thiếu G6PD gây bệnh cho khoảng 400 triệu người trên thế giới. Bệnh rất đa dạng với hơn 300 biến thể đã được báo cáo.

Triệu chứng thiếu máu do thiếu men G6PD

Triệu chứng thiếu máu do thiếu men G6PD

Đa số các bệnh nhân đều không triệu chứng. Một số bệnh nhân có vàng da sơ sinh hoặc tiền sử vàng da sơ sinh, đôi khi cần phải truyền thay máu. Tiền sử nhiễm trùng hoặc tan máu do thuốc cũng thường gặp. Có thể có nhiều sỏi mật, lách có thể to.
Lâm sàng: Vàng da và lách to có thể hiện diện trong cơn.

Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu men G6PD

Nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu men G6PD

Thiếu G6PD là một bệnh lý di truyền. Cơ sở phân tử của việc thiếu G6PD là hậu quả của đột biến vị trí G6PD tại Xq28. Gen này dài 18 kilobaz với 13 exons (chuỗi ADN thông tin), dẫn đến một men có 515 axit amin. Đa số các đột biến là những thay đổi baz đơn dẫn đến kết quả thay thế bằng một axit amin.

Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu do thiếu men G6PD

Yếu tố nguy cơ gây thiếu máu do thiếu men G6PD

  • Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất (với tần số gen từ 5-25%) gặp ở Châu Phi nhiệt đới, vùng Trung Đông, Châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, một số vùng quanh Địa Trung Hải và Papua New Guinea.
  • Thiếu G6PD xảy ra ở mọi chủng tộc. Nhiều nhất ở người Châu Phi, Châu Á hoặc những sắc dân ven Địa Trung Hải. Độ nặng của bệnh thay đổi giữa các nhóm sắc tộc do có nhiều biến thể của men.
  • Thiếu G6PD là một bệnh di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X giới tính, gặp chủ yếu ở nam giới. Ở quần thể có tần suất mắc bệnh thiếu G6PD cao, có thể gặp bệnh nhân nữ đồng hợp tử gen gây bệnh.
  • Phụ nữ dị hợp tử có thể bị những đợt tan máu.

Chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu men G6PD

Chẩn đoán bệnh thiếu máu do thiếu men G6PD

Chẩn đoán phân biệt

  • Thiếu máu tán huyết.
  • Thiếu máu hồng cầu liềm.
  • Bệnh hồng cầu hình cầu, di truyền.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm: Đo hoạt động hiện tại của men G6PD hơn là lượng protein G6PD. Thực hiện các xét nghiệm về G6PD trong đợt tán huyết và phản ứng hồng cầu lưới có thể chỉ ảnh hưởng đến mức độ mà không phản ảnh giá trị cơ bản.
  • Xét nghiệm công thức máu và đếm hồng cầu lưới để xác định mức độ thiếu máu và chức năng của tuỷ xương.
  • Bilirubine gián tiếp trong máu tăng khi có phân huỷ hemoglobin quá mức và gây vàng da.
  • Lượng haptoglobin trong huyết thanh, chỉ điểm của tán huyết, sẽ giảm xuống.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm bụng giúp đánh giá lách to và sỏi mật.
  • Mô học: Tán huyết cấp do thiếu G6PD đi kèm với việc hình thành các thể Heinz, do hemoglobin thoái hoá tạo thành.

Điều trị thiếu máu do thiếu men G6PD

Điều trị thiếu máu do thiếu men G6PD

Nội khoa

  • Chủ yếu là nhận dạng và ngưng ngay các tác nhân gây tan máu.
  • Điều trị bằng thở oxy và nghỉ ngơi tại giường có thể làm giảm nhẹ triệu chứng.
  • Tránh ăn đậu Fève. Bệnh Favism (do ăn đậu Fève gây tán huyết ở người thiếu G6PD) chỉ xảy ra ở thể thiếu G6PD Địa Trung Hải.
  • Hạn chế hoạt động thể lực khi có thiếu máu nặng do tán huyết.
  • Thuốc: Các dữ liệu cho thấy vàng da ở trẻ sơ sinh thiếu G6PD là hậu quả của mất cân đối giữa sự sản xuất và liên hợp của bilirubin với khuynh hướng liên hợp bilirubin không theo kịp với tốc độ tán huyết.
  • Trẻ sinh thiếu tháng đặc biệt có nguy cơ cao mất cân đối giữa sản xuất và liên hợp của bilirubin. Điều trị bao gồm uống phenobarbital dự phòng, điều trị bằng ánh sáng và truyền thay máu ở trẻ sơ sinh thiếu G6PD.

Theo dõi

  • Chăm sóc nội trú: Trẻ em có vàng da sơ sinh kéo dài được chiếu đèn đặc biệt để bớt vàng da.
  • Truyền thay máu có thể cần thiết trong trường hợp vàng da sơ sinh nặng hoặc thiếu máu tán huyết do thiếu G6PD.
  • Thuốc nội/ngoại trú: Chất tương tự heme như Sn-mesoporphyrin ức chế sản xuất bilirubin hiệu quả ở trẻ sơ sinh.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    1. Định nghĩa Cong vẹo cột sống là trình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. 2. Phân loại Cong vẹo cột sống có hai nhóm chính: Vẹo không cấu trúc và Vẹo cấu trúc. Vẹo
  • 28-05-2018
    Thắt lưng còn được gọi là vùng lưng dưới của lưng, tương ứng với phần bụng ở phía trước. Đây là phần lưng nằm dưới xương sườn và trên đỉnh của chân.
  • 28-05-2018
    Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân gây nên; nếu không được điều trị có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí là mù lòa. Giác mạc là lớp màng trong suốt, có hình vòm ở phía trước của mắt, bao phủ đồng tử và mống mắt. Viêm giác
  • 28-05-2018
    Sưng bìu tinh hoàn là sự phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể gây ra bởi sự tích tụ của dịch lỏng, viêm, hoặc một sự tăng trưởng bất thường trong bìu. Bìu là lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn, là nơi
  • 28-05-2018
    Thủng màng nhĩ là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm tại chỗ ở tai lâu ngày không được điều trị. Trong đó, bệnh lý viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra còn phải kể đến một số nguyên nhân khách quan cũng có thể gây thủng màng
  • 18-09-2018

    Viêm ruột thừa thường gây đau bắt đầu từ vùng xung quanh rốn và sau đó di chuyển sang vùng bụng dưới bên phải. Đau do viêm ruột thừa sẽ tăng dần trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 giờ và cuối cùng trở nên rất nặng nề.