Rối loạn giấc ngủ

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ.

Tầm quan trọng của giấc ngủ

Ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Ngủ chiếm 1/3 thời gian của cuộc đời mỗi người. Trong khi ngủ cơ thể chúng ta tiết ra những hormone quan trọng giúp quá trình chuyển hóa, tích lũy năng lượng cần thiết cho hoạt động trong ngày và quá trình tăng trưởng cơ thể, giúp não bộ sắp xếp lại những thông tin một cách hệ thống, thiết lập và củng cố khả năng ghi nhớ dài hạn của não bộ.
Điều này cực kỳ cần thiết để cho cơ thể phát triển và thích nghi với môi trường sống. Trẻ mới sinh ra cần ngủ đến 20 giờ mỗi ngày, nói lên tầm quan trọng của giấc ngủ đối với quá trình phát triển thể chất và tinh thần của chúng ta.
Thiếu ngủ sẽ dẫn đến một số biểu hiện sau:

  • Mệt mỏi, uể oải trong ngày.
  • Bồn chồn, dễ nóng giận.
  • Quên, không thể tập trung vào công việc.
  • Khó đưa ra những quyết định sáng suốt.
  • Tăng tính bị ám thị, dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
  • Mất khả năng thiết lập kế hoạch cho tương lai.
  • Có thể có những ảo giác nghĩa là nhìn thấy những hình ảnh không có thực.

Những dấu hiệu này nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tình trạng mất ngủ nhiều hay ít.

Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới áp lực của đời sống hiện đại khiến bệnh rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến.
Rối loạn giấc ngủ thường biểu hiện dưới 3 hình thái chủ yếu là chứng mất ngủ, chứng ngủ nhiều và tình trạng rối loạn nhịp thức ngủ.
Chứng mất ngủ:
Ở những người này, việc đi vào giấc ngủ và duy trì nó trở nên khó khăn, làm cho thời gian ngủ ít đi và chập chờn không sâu. Chứng mất ngủ đa phần liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần khác, đôi khi là triệu chứng của một bệnh thực thể. Được gọi là rối loạn giấc ngủ khi mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, trong thời gian ít nhất 1 tháng. Tình trạng mất ngủ kéo dài làm bệnh nhân lo lắng, sợ hãi thậm chí trầm cảm và hậu quả là càng mất ngủ hơn.
Chứng ngủ nhiều: Ngủ nhiều được chia làm 3 loại chính là ngủ rũ, ngủ nhiều nguyên phát và hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Ngủ rũ: là một tình trạng bệnh lý thần kinh mạn tính, có đặc điểm là bệnh nhân đi vào giấc ngủ không thể cưỡng lại được trong khi đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động, trừ lúc ăn uống hay vệ sinh.
Trong chứng ngủ nhiều nguyên phát, ban đêm bệnh nhân ngủ nhiều, nhưng ban ngày lại rất buồn ngủ và hay ngủ gật. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng chống lại những cơn buồn ngủ này. Tình trạng ngủ nhiều tồn tại ít nhất từ 1 tháng trở lên và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ có biểu hiện là ngừng hô hấp khoảng 20-40 giây trong khi ngủ. Hội chứng ngừng thở gây giảm bão hòa ôxy và tăng nồng độ carbonic trong máu, làm bệnh nhân có nhiều lúc tỉnh giấc ngắn trong đêm.
Rối loạn nhịp thức ngủ: là hiện tượng mất đồng bộ nhịp thức ngủ của người bệnh và của người thường. Quá trình bệnh lý này thường gây những thời điểm tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ, kèm theo những hành vi tự động, lú lẫn tâm thần và quên. Chính vì vậy mà giấc ngủ ngắn, không sâu, bệnh nhân cảm thấy không thỏa mãn. 

Triệu chứng, biểu hiện rối loạn giấc ngủ

Mất ngủ

Mất ngủ có thể gây ra mệt mỏi, chán ăn, giảm khả năng học tập, giảm cân nặng, giảm thân nhiệt, có thể dẫn tới tử vong. Mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng.
Ở một số người, mất ngủ có thể thoáng qua khi thay đổi điều kiện sống. Mất ngủ cũng có thể bền vững do các stress. Trong trầm cảm nặng, thường bắt đầu bằng mất ngủ và không cần điều trị mất ngủ.

Ngủ nhiều

Ngủ nhiều ngược lại với mất ngủ. Nhiều bệnh nhân than phiền mình luôn buồn ngủ, thậm chí họ có thể rơi vào trạng thái ngủ trong khi đi. Ngủ nhiều thường là 9 - 10 giờ mỗi đêm.

Cận giấc ngủ

Cận giấc ngủ là hiện tượng không phổ biến, xuất hiện đột ngột trong khi ngủ hoặc xảy ra giữa trạng thái thức và ngủ. Nếu xuất hiện trong giấc ngủ, cận giấc ngủ thường xảy ra ở giai đoạn 3 và 4 của nhịp giấc ngủ.
Cận giấc ngủ bao gồm ác mộng, rối loạn hoảng sợ, miên hành và các rối loạn cận giấc ngủ không biệt định khác.

Rối loạn thời gian giấc ngủ

Triệu chứng phổ biến nhất là không thể ngủ được khi họ muốn ngủ, mặc dù họ có thể ngủ được vào lúc khác. Mặt khác, họ không hoàn toàn tỉnh táo khi cần tỉnh táo, nhưng họ cũng rất tỉnh táo vào lúc khác khi họ không cần tỉnh táo.

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ

Yếu tố bên ngoài:

  • Căng thẳng trong công việc hoặc tài chính.
  • Xung đột với người xung quanh.
  • Sự cố lớn trong cuộc sống.
  • Mệt mỏi do công việc hoặc làm việc theo ca kíp.

Mắc các bệnh nội khoa:

  • Tim mạch: mạch vành, loạn nhịp tim, suy tim.
  • Hô hấp: hen phế quản, ngưng thở khi ngủ.
  • Đau mạn tính.
  • Bệnh nội tiết: đái tháo đường, cường giáp.
  • Tiêu hóa: viêm - loét dạ dày, viêm dạ dày - thực quản trào ngược.
  • Thần kinh: Parkinson, động kinh.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Tâm thần kinh: Rối loạn tính cách (trầm cảm, loạn thần). rối loạn lo âu. hội chứng cai thuốc, rượu.

Mất ngủ do sử dụng một số thuốc: chống động kinh. hạ huyết áp nhóm ức chế giao cảm. lợi tiểu hoặc nhóm steroid, thuốc hưng phấn thần kinh.
Tùy mức độ và nguyên nhân của mất ngủ, y học hiện đại có nhiều thế hệ thuốc từ thuốc kháng histamin tại thụ thể H1 thế hệ 1 đến thuốc an thần gây ngủ để điều trị chứng mất ngủ, tuy nhiên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không nên sử dụng kéo dài vì có thể gây những phản ứng ngoài ý muốn.

Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn giấc ngủ

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), những năm gần đây lượng bệnh nhân đến khám được phát hiện mắc rối loạn giấc ngủ do bị căng thẳng trong công việc hay bị stress trong cuộc sống ngày càng nhiều.
Áp lực lớn của xã hội công nghiệp, môi trường sống thay đổi và do kinh tế khiến con người căng thẳng quá mức hay những bức xúc về xã hội, công việc, khủng hoảng tâm lý, tình cảm, stress mạnh làm cho rối loạn giấc ngủ gia tăng.
Thống kê cho thấy 80% số bệnh nhân đến khám đều mắc rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng ngáy, ngưng thở khi ngủ. 5% trong số đó ở thời kỳ bệnh quá nặng.
Những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, căng thẳng rất dễ bị mắc bệnh này. Nhiều nhất là các nhà quản lý, nhà kinh doanh, công nhân kỹ thuật, người làm việc liên tục với máy tính, lái xe…

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ
Để phát hiện và chẩn đoán rối loạn giấc ngủ, các bệnh viện sử dụng máy đa kí giấc ngủ có chức năng ghi lại toàn bộ những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ của bệnh nhân .
Các kênh điện não, điện tim, điện cơ, thông khí hô hấp, chỉ số ôxy, giúp các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ để điều trị kịp thời và hiệu quả các bệnh như: mất ngủ, ngáy và ngưng thở lúc ngủ; hội chứng chân không yên, cử động chi có chu kỳ hay ngủ rũ, mộng du và nghiến răng…

Điều trị rối loạn giấc ngủ

Điều trị rối loạn giấc ngủ
Cần áp dụng phương pháp vệ sinh tâm lý giấc ngủ như tạo thói quen thức ngủ đúng giờ, tránh dùng thuốc và các chất có thể kích thích thần kinh trung ương, tránh các căng thẳng tâm lý, cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, hài hoà tránh quá mức, trước khi đi ngủ dùng các phương pháp gây êm dịu cổ truyền như: bấm huyệt, xoa bóp, tắm nước ấm…
Ngoài ra có thể áp dụng các liệu pháp tâm lý (cần có sự hỗ trợ của các nhà tâm lý, thầy thuốc) như thư giãn, luyện tập, âm nhạc,…
Chỉ sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ khi các phương pháp trên không có hiệu quả. Khi sử dụng phải có sự chỉ định của thầy thuốc.
Không nên tự ý dùng thuốc ngủ vì có thể có tác dụng phụ hoặc lệ thuộc (nghiện) đặc biệt là các thuốc hướng thần.

Phòng ngừa rối loạn giấc ngủ

Phòng ngừa rối loạn giấc ngủ
  • Thức dậy đúng giờ mỗi ngày.
  • Dù có mất ngủ cũng chỉ nên nằm trên giường với thời gian bằng thời gian ngủ được trước khi bị mất ngủ.
  • Không sử dụng các chất kích thích (cà phê, trà, thuốc lá, rượu…) vào buổi chiều.
  • Tránh ngủ nhiều ban ngày.
  • Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những bài nặng).
  • Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe radio quá to, đọc sách quá hay, xem những phim đòi hỏi phải chú ý theo dõi sát sao…
  • Trước khi đi ngủ khoảng 20 phút, nên tắm nước ấm.
  • Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay khó tiêu gần giờ đi ngủ.
  • Tập những bài thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ.
  • Phòng ngủ thoáng khí, ít ánh sáng, không quá nóng hay quá lạnh.

(Theo Sức khỏe & đời sống)

- 19-02-2019 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ca bệnh lâm sàng: Có các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hoá bắt đầu là đầy bụng và sôi bụng; tiếp theo đó tiêu chảy, lúc đầu có phân lỏng, sau chỉ toàn nước. Bệnh nhân đi tiêu chảy liên tục, nhiều lần, phân toàn nước, nước phân đục như nước
  • 28-05-2018
    Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong.
  • 28-05-2018
    1. Khái niệm: Thoái hoá khớp gối là bệnh thoái hoá loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện sớm nhất ở sụn khớp sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến
  • 28-05-2018
    Loét miệng hay lở miệng gây ra bởi tình trạng viêm miệng. Chỗ viêm này gây khó khăn trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hay còn gọi là chứng kém hấp thu.nNếu bạn bị chứng kém hấp thu, bạn sẽ không đủ vitamin và dinh dưỡng trong chế độ ăn. Việc
  • 28-05-2018
    Sưng bìu tinh hoàn là sự phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể gây ra bởi sự tích tụ của dịch lỏng, viêm, hoặc một sự tăng trưởng bất thường trong bìu. Bìu là lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn, là nơi
  • 28-05-2018
    Xương cánh tay không phải chịu lực tỳ nén do đó, khi bị gãy thường có di lệch giãn cách do trọng lượng chi. Gãy xương cánh tay thường có triệu chứng tại chỗ, chi biến dạng tùy vào vị trí gãy, cánh tay sưng nề, bầm tím muộn sau 24 giờ, có điểm đau chói