Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Rách thực quản, hay còn gọi là rách niêm mạc tâm vị, là vết rách ở lớp mô của thực quản gọi là niêm mạc. Tình trạng thường xảy ra ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Rách niêm mạc tâm vị là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong

Tìm hiểu chung Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị) là bệnh gì?

Rách thực quản, hay còn gọi là rách niêm mạc tâm vị, là vết rách ở lớp mô của thực quản gọi là niêm mạc. Tình trạng thường xảy ra ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Rách niêm mạc tâm vị là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào.

Triệu chứng thường gặp Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Những dấu hiệu và triệu chứng của rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị) là gì?

Bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như:
  • Buồn nôn, nôn mửa dữ dội hoặc nôn ra máu;
  • Phân có lẫn máu;
  • Đau bụng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn xuất hiện những triệu chứng trên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Nguyên nhân gây ra rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị) là gì?

Các nguyên nhân thông thường gây ra rách thực quản gồm:
  • Nôn dữ dội và kéo dài làm cho cơ vòng thực quản trên không được nghỉ ngơi.
  • Ho kéo dài.
  • Chấn thương ở ngực hoặc bụng.
  • Bị viêm dạ dày.

Nguy cơ mắc phải Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Những ai thường mắc phải rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị)?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và hầu hết những người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh rách thực quản bao gồm:
  • Nghiện rượu trong thời gian dài.
  • Ho hoặc ngáy nặng.
  • Mắc chứng cuồng ăn (bulimia).
  • Từng phẫu thuật tái tạo tim hoặc phổi.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

Điều trị Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị) hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị)?

Để chẩn đoán bệnh, thường bác sĩ sẽ tiến hành những phương pháp sau:
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) để xác định lượng hồng cầu bị thiếu hụt.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD). Nội soi bằng cách thông một ống mềm dài có đèn ở đầu ống vào trong miệng hoặc trực tràng để quan sát thực quản, dạ dày và tá tràng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị)?

Rách thực quản thường tự lành mà không cần điều trị gì nhiều. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau bao gồm:
  • Truyền dịch tĩnh mạch nếu bị tụt huyết áp do xuất huyết nhiều.
  • Truyền máu hoặc phẫu thuật để ngăn tình trạng xuất huyết.
  • Kê đơn các thuốc ức chế axit dạ dày như thuốc chặn H2, thuốc ức chế bơm proton.

Chế độ sinh hoạt phù hợp Bệnh Rách thực quản (Rách niêm mạc tâm vị)

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rách thực quản (rách niêm mạc tâm vị)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh rách thực quản:
  • Ngưng uống rượu hoặc các chất có cồn
  • Khi đang được chẩn đoán tại bệnh viện, bạn không nên ăn bất kỳ thứ gì cho đến khi tìm ra nguyên nhân xuất huyết và tình trạng xuất huyết ngưng lại.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 04-07-2018
    Vẩy nến là bệnh da mãn tính thường xuất hiện và sau đó tự hết. Những tế bào da tái tạo quá nhanh, tích tụ và tạo thành những vảy óng ánh như bạc trên bề mặt da. Bệnh có thể nhẹ, nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.
  • 28-05-2018
    Sa van hai lá xảy ra khi các van giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái không đóng đúng cách. Khi tâm thất trái co, phồng nắp của van (sa) lên hoặc quay trở lại tâm nhĩ. Sa van hai lá đôi khi dẫn đến rò rỉ máu ngược vào trong tâm nhĩ trái - gọi là hở van
  • 28-05-2018
    Sưng bìu tinh hoàn là sự phình lên của túi bìu, do chấn thương hoặc một bệnh lý nào đó. Tình trạng này có thể gây ra bởi sự tích tụ của dịch lỏng, viêm, hoặc một sự tăng trưởng bất thường trong bìu. Bìu là lớp da bao bọc xung quanh tinh hoàn, là nơi
  • 24-06-2022

    Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Bệnh do vi khuẩn và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì rất dễ chữa khỏi. Số người mắc bệnh giang mai ngày càng tăng, đặc biệt là ở nam giới quan hệ tình dục đồng giới.

  • 28-05-2018
    Tá tràng là phần đầu của ruột non, có chữ C, vắt ngang qua đốt sống và được chia làm 4 phần theo hình dạng. Kéo dài từ môn vị của dạ dày đến góc tá tràng - hỗng tràng, tá tràng là một thành phần quan trọng trong hệ tiêu hóa vì là nơi dịch tụy và dịch
  • 13-05-2022

    Bất thường động mạch vành là một khuyết tật tim bẩm sinh nguy hiểm có thể gây đột tử lúc người bệnh đã trưởng thành. Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc căn bệnh này.