Quá mệt mỏi có thể gây gãy xương

Một cuộc đi bộ dài hơn bình thường hoặc một trận đấu quần vợt phải di chuyển liên tục có thể khiến cho xương không chịu đựng nổi. Tai biến gãy xương do quá mệt mỏi thường gặp ở thanh niên do sự gắng sức kéo dài và phụ nữ tuổi mãn kinh do chứng loãng

Quá mệt mỏi có thể gây gãy xương

Một cuộc đi bộ dài hơn bình thường hoặc một trận đấu quần vợt phải di chuyển liên tục có thể khiến cho xương không chịu đựng nổi. Tai biến gãy xương do quá mệt mỏi thường gặp ở thanh niên do sự gắng sức kéo dài và phụ nữ tuổi mãn kinh do chứng loãng xương. Tuy nhiên, trên thực tế nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Nguyên nhân gây gãy xương chính là do cộng hưởng của những sự gắng sức. Nó thường xảy ra đối với các đốt xương bàn chân là những xương dài nằm trên vòm bàn chân hoặc các xương gót chân. Cũng có thể gặp các thương tích ở cao hơn, trên xương cẳng chân như xương chày, xương mác. Đây là loại gẫy không gây biến chứng.

Các triệu chứng

Triệu chứng của gãy xương là đau. Cảm giác này tăng lên khi đặt bàn chân xuống đất, giảm bớt khi để bàn chân ở tư thế nghỉ ngơi. Thường thấy hiện tượng sưng nề nhẹ nơi xương gãy, sờ nắn vào gây đau nhói. Đôi khi còn xuất hiện một ổ tụ máu kín đáo. Ngoài ra không có triệu chứng gì khác, không sốt, không nổi hạch, sức khoẻ bình thường. Nếu chụp X quang, có thể nhận thấy một đường sáng mảnh làm gián đoạn xương trên phim phóng đại. Hình ảnh X quang thường chỉ rõ sau 3 tuần khi can xương đã hình thành, phình hình củ hành hoặc giống hình vòng đốt thân tre.

Làm gì khi bị gãy xương do mệt mỏi

Trong mọi trường hợp, chỉ cần dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm như alaxan. Điều quan trọng là phải tránh vận động nhiều làm ảnh hưởng đến sự liền xương. Cần dùng băng chun cố định xương gẫy và trong 3 tuần, phải dùng nạng khi đi lại. Đối với phụ nữ tuổi mãn kinh có hiện tượng loãng xương, nên dùng phụ thêm canxi, vitamin D hoặc điều trị bằng nội tiết theo chỉ định của thầy thuốc.
Đề phòng sự cố gãy xương do quá sức, khi áp dụng một chế độ lao động hoặc tập luyện mới, cần chú ý tăng dần mức độ, tránh các tác quá tải đột ngột hoặc thô bạo.

(Nguồn: Bác sĩ Trần Trí, SK&ĐS)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 13-04-2024
    Khi chúng ta ăn, thức ăn xuống thực quản, và dạ dày. Tế bào trên thành dạ dày tiết ra acid và những hóa chất khác giúp tiêu hóa thức ăn. Tế bào dạ dày cũng tạo nên lớp chất nhầy dày nhằm bảo vệ chúng khỏi sự phá hủy gây ra bởi acid. Những tế bào trên
  • 28-05-2018

    Ung thư vú ở nam giới là sự phát triển bất thường của các tế bào hình thành trong mô vú. Khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh, hoặc có thể lan ra (di căn) các bộ phận khác trong cơ thể. Đây là một...

  • 18-09-2018

    Giác mạc là một mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ

  • 28-05-2018
    Rối loạn chuyển dạng (hay còn gọi là rối loạn dạng cơ thể) xuất hiện khi bạn có biểu hiện căng thẳng hoặc áp lực tinh thần lên cơ thể của mình. Nói cách khác, rối loạn chuyển dạng là tình trạng sức khỏe của bạn bình thường nhưng cơ thể lại có những bất
  • 17-10-2018

    Bại não là một loại khuyết tật ảnh hưởng lên sự vận động, tâm thần, giác quan và hành vi của trẻ (xem hình 1). Bại não xảy ra do tổn thương não của trẻ trước khi sinh, trong khi sinh và cả sau sinh. Không phải toàn bộ não bị tổn thương mà chỉ một số

  • 28-05-2018
    Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, dẫn đến đau bụng và thay đổi đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà chỉ là một hội chứng, tuy khó chịu, nhưng không nguy hiểm đến