Nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào)

Nhiễm trùng do mèo cào, hay bệnh mèo cào, là bệnh nhiễm trùng do vi trùng có trong móng của mèo. Nhiễm trùng lan tới hạch bạch huyết gần với vết cào nhất. Tuyến bạch huyết là các khối mô thuộc một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có tác dụng

Nhiễm trùng do mèo cào (bệnh mèo cào) là gì?

Nhiễm trùng do mèo cào, hay bệnh mèo cào, là bệnh nhiễm trùng do vi trùng có trong móng của mèo. Nhiễm trùng lan tới hạch bạch huyết gần với vết cào nhất. Tuyến bạch huyết là các khối mô thuộc một phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể có tác dụng chống nhiễm trùng.

(Ảnh minh họa)

Bệnh do mèo cào khá hiếm. Đa số các trước hợp xảy ra khoảng thời gian đầu thu hay giữa mùa đông.
Bệnh thường xảy ra ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi. Khoảng 80% các trường hợp xảy ra đối với bệnh nhân dưới 21 tuổi, thường gặp nhất từ 3 - 12 tuổi. B

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng do mèo cào

Triệu chứng thường xuất hiện vài ngày sau khi bạn bị mèo cào. Đầu tiên là có một khối nhô lên hình thành ở vết thương không kèm theo mủ. Sau 1 - 3 tuần, tuyến bạch huyết gần khối u bắt đầu sưng. Sự sưng ở những vết cào này cho thấy số lượng bạch cầu (những tế bào chống nhiễm trùng) tăng và bắt đầu chống lại vi trùng. Có thể có sốt nhẹ, mệt mỏi hay nhức đầu.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Một số các hạch bạch huyết sưng lên sẽ trở lại bình thường đối với những nhiễm khuẩn nhẹ, có thể tự chữa lành. Tuy nhiên, nên đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại - Gọi video với bác sĩ giỏi trên hệ thống khám từ xa Wellcare nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc nếu hạch bạch huyết:

  • Xuất hiện mà không có ổ viêm nhiễm nào gần đó;
  • Tiếp tục to ra hay đã kéo dài trong 2 - 4 tuần;
  • Cảm thấy cứng hay không đàn hồi, hay không di chuyển khi bạn ấn vào;
  • Xuất hiện cùng sốt dai dẳng, đổ mồ hôi ban đêm hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân;
  • Có vết đỏ gần vết mèo cào.

Nguyên nhân gây nhiễm trùng do mèo cào

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng là do loại vi trùng có tên Bartonella henselae. Hầu hết mèo nội địa đều có mang theo vi trùng này nhưng ít khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng.

Nguy cơ nhiễm trùng do mèo cào

Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do mèo cào bao gồm:

  • Tiếp xúc với mèo;
  • Đùa giỡn với mèo bằng những trò chơi dễ bị mèo cào hay cắn;
  • Để mèo liếm vào vết thương trên da;
  • Không vệ sinh sạch sẽ cho mèo.

Chẩn đoán nhiễm trùng do mèo cào

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên vết cào gần nhất và kiểm tra hình dạng vết cào cùng các nốt đỏ. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết bị sưng có mủ đang chảy qua da gần vết cào.

Điều trị nhiễm trùng do mèo cào

Trong đa số các trường hợp nhẹ, hệ thống miễn dịch của cơ thể tự chữa lành mà không cần dùng thuốc. Nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể không hoạt động tốt, bác sĩ có thể dùng phương pháp điều trị bằng kháng sinh trong một đến hai tuần thì bệnh sẽ lành hoàn toàn. Những người có hệ thống miễn dịch yếu (như người bệnh HIV hay AIDS), bệnh có thể diễn tiến tới các nhiễm trùng nghiêm trọng và cần điều trị bằng kháng sinh.
Nghỉ ngơi là phương pháp tốt nhất cho đến khi cơ thể hết sốt và phục hồi. Không cần chế độ ăn đặc biệt nào cho bệnh này, nhưng bạn nên uống nhiều nước trong giai đoạn bị sốt. Uống thuốc giảm đau có thể hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng.

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của nhiễm trùng do mèo cào

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh:

  • Nghỉ ngơi thật nhiều cho đến khi hết sốt và cơ thể phục hồi năng lượng;
  • Uống thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ cho đến khi hết bệnh;
  • Theo dõi vết mèo cào và các dấu hiệu nhiễm trùng;
  • Không tiếp xúc với thú hoang, hãy dạy trẻ nhỏ cách tránh xa thú hoang;
  • Cắt móng cho mèo, nếu có thể.

Không cần cách li người bị mèo cào do bệnh này không lây lan. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 17-10-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC) là một dạng phổ biến của ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào đáy phát triển rất chậm và thường phát triển ở phần đầu và cổ (nơi tiếp xúc ánh sáng mặt trời nhiều nhất). Bệnh này hầu như không bao giờ lan ra bộ phận khác
  • 28-05-2018
    Đau cách hồi hay còn gọi là đau cách hồi ở chân hoặc đau từng cơn. Đây là cơn đau được mô tả với cảm giác co rút, thắt chặt, đau nhức, rất khó chịu, xảy ra sau khi người bệnh hoạt động hay đi lại. Đau cách hồi thường là một triệu chứng của bệnh động
  • 28-05-2018
    Các yếu tố tác động bên ngoài môi trường đến cơ thể và da của chúng ta về vật lý, hoá học, vi sinh vật..., căng thẳng thần kinh, chế độ dinh dưỡng và bệnh tật tác động lên quá trình lão hoá của con người. Các chất ôxy hoá làm tổn hại tế bào (các gốc
  • 28-05-2018
    Viêm xoang hàm là tình trạng viêm niêm mạc của xoang hàm, không có tổn thương xương. Bệnh thường gặp ở người lớn do nhiễm khuẩn quanh cuống răng, nang chân răng làm mủ vỡ vào xoang, biến chứng của răng nanh hoặc răng khôn mọc ngầm, tai biến do nhổ răng...
  • 28-05-2018
    Viêm gân cơ quay khớp vai là viêm các gân tại chóp xoay vai. Vai có phạm vi di chuyển lớn hơn tất cả các khớp khác và cũng thường bị chấn thương hơn.
  • 28-05-2018
    Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm (bệnh chốc) là bệnh da thường gặp do nhiễm vi khuẩn liên cầu (liên cầu khuẩn). Bệnh có tính lây lan, nhất là đối với trẻ em, có thể lây lan thành dịch ở trong gia đình hoặc trong trường học. Bệnh chốc có thể xảy ra quanh