Nhiễm Echinococcus

Echinococcus là một loại sán dây nhỏ hay còn được gọi là sán kim. Bệnh này phân bố ở nhiều nước thuộc châu Phi, Bắc và Nam Mỹ, Nam châu Úc, châu Âu và một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, Việt Nam... Vật chủ chính của sán kim là chó
Echinococcus là một loại sán dây nhỏ hay còn được gọi là sán kim. Bệnh này phân bố ở nhiều nước thuộc châu Phi, Bắc và Nam Mỹ, Nam châu Úc, châu Âu và một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, Việt Nam... Vật chủ chính của sán kim là chó nhà, chó rừng, đôi khi là loài cáo. Bệnh ít được phát hiện tại nước ta, nhưng cần cảnh giác.

Triệu chứng nhiễm Echinococcus

Triệu chứng nhiễm Echinococcus

Khi sán kim Echinococcus granulosus xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, nang sán sẽ chèn ép các phủ tạng, cơ quan ở xung quanh và gây nên những biến chứng quan trọng. Sự tổn thương và nguy hại còn tùy thuộc vào vị trí có nang sán ký sinh.
Nếu nang sán bị vỡ, nó gây nên sự nhiễm độc, dị ứng, choáng quá mẫn và đầu sán tràn ra ngoài tạo thành các nang sán thứ phát. Nang sán thứ phát có thể từ 2 đến 5 năm sau mới xuất hiện kể từ khi nang sán tiên phát bị vỡ và thường gây tử vong ở giai đoạn này.

Nguyên nhân nhiễm Echinococcus

Nguyên nhân nhiễm Echinococcus

Vật chủ chính của sán kim là chó nhà, chó rừng, đôi khi là loài cáo. Con sán trưởng thành dài 3-6mm, đầu có 4 dĩa hút và một hàng móc đôi, thân gồm 3 đốt, đốt sán cuối cùng có vài trăm trứng. Sau khi ký sinh và phát triển trong ruột chó, đốt sán kim già tự động di chuyển ra ngoài hậu môn và bị vỡ làm trứng sán tung ra khắp nơi. Khi đốt sán ra ngoài hậu môn sẽ kích thích gây ngứa, chó liếm hậu môn rồi liếm lông nên lông chó cũng bị dính nhiều trứng sán và dễ dàng lây nhiễm cho các vật chủ phụ khác như cừu, trâu, bò, ngựa, dê, lợn. Cừu là vật chủ phụ chủ yếu và người là vật chủ phụ tình cờ.
Trứng của loài sán này theo phân chó ra ngoài có thể sống từ vài tuần đến vài tháng trong đất, cỏ, rau.
Khi con người ăn rau sống hoặc vuốt ve chó, trứng sán dính vào tay, vào cơ thể cư trú tại phổi, gan, lách, não. Tại đây trứng lớn dần thành ấu nang có dạng bướu. Bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1-7 cm, chứa trên 2 triệu đầu sán. Bướu sán ký sinh ở gan có thể chèn ép ống dẫn mật gây vàng da. Khi bướu ở tim trái vỡ, các đầu sán di chuyển lên não lách, thận, gan. Buồng tim phải, đầu sán di chuyển lên phổi. Bướu ở thận gây đau lưng, tiểu máu. Bướu ở lách làm đau cạnh sơn và xương sườn gồ lên. Bướu trong đốt xương sống có thể gây tổn thương tủy sống. Bướu ở các xương làm xương trở nên xốp, dễ gãy. Khi bướu vỡ thường làm cho người bệnh ngứa, nổi mề đay, nhiệt độ cơ thể tăng giảm thất thường, rối loạn tiêu hóa, khó thở, tím tái, ngất, hôn mê. Nếu chất dịch trong bướu và máu có thể gây sốc phản vệ.
Ảnh minh họa
Khi người hoặc các động vật khác ăn hay nuốt phải trứng sán, vào đến tá tràng ấu trùng được giải phóng ra và chui vào thành ruột, theo tĩnh mạch, bạch mạch, vào hệ thống đại tuần hoàn đi khắp cơ thể. Nếu không bị thực bào, ấu trùng sán mất đi những giác và hình thành bọng sán. Sau khoảng 5 tháng, bọng sán thành nang sán có đường kính khoảng 10 mm. Nang đầu sán chứa đầy nước.
Nang sán kim ở người có 3 loại gồm nang một bọc, nang xương phát triển trong mô xương và nang túi của Echinococcus multilocularis. Loại nang một bọc gặp phổ biến ở người, ít gặp ở động vật. Nang sán phát triển chậm trong nhiều năm, hình tròn; thường gặp với tỷ lệ 66% ở gan, 22% ở phổi; 3% ở thận, 2% ở xương, 1% ở não và một số cơ quan khác như cơ, lách, tim, mắt.
Cấu tạo nang sán gồm lớp vỏ dày khoảng 1mm và màng sinh sản dày từ 22-25µm, ở trong là dịch màu hơi vàng. Nang ấp (brood capsule) chỉ có màng sinh sản trong chứa những đầu sán. Nang sán con có cấu tạo lập lại của nang sán mẹ.
Khi nang sán vỡ, có rất nhiều đầu sán non từ nang sán thoát ra tràn vào dịch nang. Một nang sán trung bình chứa khoảng 2 triệu đầu sán non. Nếu chó ăn phải nang sán, sau 7 tuần trong cơ thể chó có hàng triệu con sán trưởng thành. Nếu nang sán vỡ trong cơ thể vật chủ, đầu sán non lại phát triển thành nang sán mới gọi là nang sán thứ phát. Nang sán con trong dịch nang sán đôi khi có thể sinh ra nang sán cháu.
Có một số nang sán do vôi hóa hoặc bị vi khuẩn xâm nhập, nó không có nang ấp và không có đầu sán được gọi là nang ‘sạch’ hoặc nang không đầu.

Chẩn đoán nhiễm Echinococcus

Chẩn đoán nhiễm Echinococcus

Chẩn đoán phát hiện được nang sán kim thường rất khó do nang sán phát triển chậm so với các loại u nang khác. Vì vậy, trên thực tế lâm sàng, nang sán kim thường không phát hiện được kịp thời như trường hợp nang sán kim ở vòm họng có khi phải mất tới 30 năm sau mới có triệu chứng nặng biểu hiện.
Qua kỹ thuật chụp phim Xquang, có thể phát hiện được nang sán sớm. Xét nghiệm máu ghi nhận bạch cầu ái toan tăng từ 20-25% hoặc chẩn đoán huyết thanh miễn dịch đặc hiệu sán kim cho kết quả dương tính là những dấu hiệu chỉ điểm, định hướng quan trọng cho việc chẩn đoán bệnh.

Điều trị nhiễm Echinococcus

Điều trị nhiễm Echinococcus

Mặc dù bệnh sán kim Echinococcus granulosus ít được phát hiện tại nước ta nhưng ngành y tế cần quan tâm và đừng lãng quên một loại bệnh ký sinh trùng ít gặp. Nó có rất nhiều khả năng lây nhiễm từ loài chó nhà sang người mặc dù người là vật chủ phụ ngẫu nhiên.
Điều trị bệnh sán kim bằng phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho những nang sán có thể mổ được và bóc nguyên cả nang sán.
Những trường hợp nang sán không mổ được thì dùng phương pháp trị liệu sinh học bằng cách tiêm nhiều lần cho bệnh nhân chất dịch được lấy ra từ các nang sán nước, xem như tiêm một loại kháng nguyên; dần dần các nang sán ở bệnh nhân sẽ được thu nhỏ lại.

Phương pháp phòng nhiễm Echinococcus

Phương pháp phòng nhiễm Echinococcus

Việc phòng bệnh chủ yếu và có hiệu quả nhất là không cho chó ăn các nang sán khi giết mổ lợn, cừu, trâu, bò; các nang sán này cần được chôn lấp thật kỹ. Cần chú ý, giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc, vui đùa với chó. Nếu gia đình nuôi chó nhà, nên có chế độ chăm sóc cho chó, định kỳ phải khám bệnh phát hiện bệnh sán kim ở chó và điều trị triệt để bệnh cho chó.
Một điều cộng đồng cần ghi nhớ để phòng bệnh chủ động là mặc dù bệnh sán kim Echinococcus granulosus ít gặp nhưng nó dễ dàng có khả năng lây nhiễm từ chó nhà sang người. Khi bị nhiễm bệnh thì việc phát hiện, chẩn đoán sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chậm trễ; việc điều trị cũng khá phức tạp, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kể cả tính mạng con người.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Nhiễm khuẩn Listeria là bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc bởi vi khuẩn. Những vi khuẩn này được tìm thấy thường xuyên nhất là ở thịt nấu chưa chín và trong các sản phẩm từ sữa. Nhiễm khuẩn Listeria là một bệnh truyền
  • 24-06-2022

    Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Bệnh do vi khuẩn và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm thì rất dễ chữa khỏi. Số người mắc bệnh giang mai ngày càng tăng, đặc biệt là ở nam giới quan hệ tình dục đồng giới.

  • 28-05-2018
    Nhịp nhanh thất là rối loạn nhịp tim có vị trí khởi phát từ tâm thất, từ chỗ phân nhánh của bó His trở xuống. Nhịp nhanh thất là khi có một chuỗi từ 3 ngoại tâm thu thất trở lên. Khi xuất hiện nhịp nhanh thất, tần số tim thường từ 100-200 chu kỳ/phút.
  • 20-09-2019

    Suy buồng trứng là nỗi ám ảnh của nhiều chị em, bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt tình dục mà còn là nguyên nhân gây vô sinh.

  • 28-05-2018
    Sốt co giật, hay còn gọi là co giật do sốt cao, là tình trạng co giật gây ra bởi cơn sốt ở em bé hoặc trẻ. Trong một cơn co giật do sốt, trẻ thường mất cảm giác và chân tay có những cơn co giật, lắc trong một khoảng thời gian nhất định. Đa số trẻ bị
  • 28-05-2018
    Tuyến giáp là một tuyến hình dạng giống bươm bướm nằm ở cổ. Nó có 2 thùy nối ở giữa là một mảnh mô gọi là eo tuyến giáp.