Lồng ruột ở trẻ em

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virut sốt xuất huyết gây ra, virut này được lây truyền thông qua muỗi. Bệnh này đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

Lồng ruột ở trẻ em là bệnh gì?

Lồng ruột ở trẻ em là một rối loạn nghiêm trọng liên quan đến đường ruột, gồm có ruột non và ruột già. Đây là chứng bệnh trong đó một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận. Khi chui vào kèm theo các mạch máu cũng bị cuốn vào theo, hậu quả là tạo nên sự thắt nghẹt các mạch máu này, gây tổn thương đoạn ruột bên dưới và chảy máu. Nếu không được điều trị kịp thời lồng ruột ở trẻ em sẽ bị hoại tử dẫn đến thủng ruột và gây nên viêm màng bụng.
Chứng lồng ruột ở trẻ em thường gặp phải ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ trong khoảng từ 3 đến 6 tháng tuổi. Các bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 đến 3 lần so với bé gái. Bệnh hiếm gặp ở người trưởng thành.
lồng ruột ở trẻ
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. (Nguồn: Mayo clinic)

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Lồng ruột ở trẻ em

Những dấu hiệu và triệu chứng của chứng lồng ruột ở trẻ em là gì?

Vào thời kỳ đầu của bệnh, trẻ có thể khó chịu do co rút dạ dày. Trẻ bất thình lình khóc lớn do đau bụng và co gối lên ngực. Những cơn đau bụng như vậy cứ tái phái nhiều lần. Trẻ có thể bị ói mửa, xanh xao và vã mồ hôi. Khi ruột bị nghẹt nghiêm trọng hơn, phân sẽ có máu và nước nhầy, dạ dày bị sưng lên. Trẻ có thể trở nên yếu ớt, thỉnh thoảng có cảm giác một chỗ u lồi lên trên dạ dày. Những dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm tiêu chảy, sốt và mất nước.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chứng lồng ruột ở trẻ em cần cấp cứu ngay lập tức. Nếu con bạn xuất hiện những triệu chứng kể trên, hãy gọi bác sĩ ngay. Với trẻ sơ sinh, hãy chú ý đến biểu hiện và dấu hiệu đau bụng ở bé là khóc lóc, co gối lên ngực. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho trẻ.

Nguyên nhân gây chứng lồng ruột ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra chứng lồng ruột ở trẻ em hiện chưa xác định rõ. Nguyên nhân có thể là do sau khi bị viêm ruột. Một khối u lành tính hay hiếm gặp hơn là ung thư ruột non cũng có thể gây ra chứng bệnh này. Vì lồng ruột ở trẻ em xảy ra nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông, hơn nữa vì trẻ em mắc bệnh thường có những triệu chứng giống như cảm cúm, nên một vài người cho rằng có thể do virus gây ra. Trong các trường hợp khác, xuất hiện bất thường như polyp hoặc khối u được cho là nguyên nhân gây bệnh, phổ biến nhất là bệnh túi thừa Meckel.

Nguy cơ mắc bệnh lồng ruột ở trẻ em

Những nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lồng ruột ở trẻ em như:

  • Tuổi tác: trẻ em thường dễ mắc bệnh hơn người lớn. Bệnh này thường gây tình trạng tắc đường ruột ở trẻ em từ 3 đến 6 tháng tuổi.
  • Giới tính: chứng lồng ruột ở trẻ em thường xảy ra nhiều hơn với các bé trai.
  • Bẩm sinh có cấu tạo ruột bất thường.
  • Đã từng bị chứng lồng ruột ở trẻ em: trẻ có nguy cơ mắc bệnh này trở lại khi đã từng bị trước đây.
  • Trong một vài nghiên cứu, những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc chứng lồng ruột ở trẻ em.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị bệnh lồng ruột ở trẻ em

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng lồng ruột ở trẻ em?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ gỡ chỗ tắc bằng cách bơm thuốc cản quang vào tĩnh mạch. Nếu phương pháp này thất bại thì sẽ tiến hành phẫu thuật và dùng kháng sinh để trị viêm. Ngoài ra còn có những phương pháp điều trị khác như ống thông mũi – dạ dày để giúp giảm áp lực trong ruột non. Bệnh lồng ruột ở trẻ em nếu không được chữa trị có thể gây hoại tử và nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh chỉ xảy ra tạm thời và có thể tự hết. Khi trẻ lớn lên, nguy cơ tái phát bệnh sẽ giảm. Hầu hết sự tái phát bệnh diễn ra trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi chữa trị. Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu triệu chứng có dấu hiệu tái phát.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng lồng ruột ở trẻ em?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ thông qua bệnh sử và khám lâm sàng. Nếu trẻ bị sốt, mất máu hoặc nếu triệu chứng đã nêu xảy ra liên tục nhiều giờ đồng hồ, cần phẫu thuật ngay lập tức để điều trị.
Với những đứa trẻ có tình trạng ổn định hơn, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp ống thụt barium, một phương pháp chụp X-quang ruột. Trong tiến trình này, một chất lỏng chứa chất bari được cho đi qua ruột non, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chụp. Chất bari vừa giúp chẩn đoán vừa gây áp lực làm giãn ruột non.
Ngoài ra, chụp X- quang, CT hay siêu âm vùng bụng cũng có thể được tiến hành để chẩn đoán bệnh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng sau chấn động là một rối loạn phức tạp thường xuất hiện sau cơn chấn động não. Hội chứng này có thể bao gồm các triệu chứng như đau đầu hoặc chóng mặt và thường kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
  • 28-05-2018
    Viêm giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân gây nên; nếu không được điều trị có thể dẫn đến giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí là mù lòa. Giác mạc là lớp màng trong suốt, có hình vòm ở phía trước của mắt, bao phủ đồng tử và mống mắt. Viêm giác
  • 28-05-2018
    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên theo đường thực quản (ống nối giữa miệng với dạ dày), điều này có thể gây ra chứng ợ nóng hoặc các triệu chứng khác. Những cơn trào
  • 28-05-2018
    Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết quan trọng của cơ thể, vị trí gần với thận. Ung thư tuyến thượng thận là u ác tính trên tuyến thượng thận. Thể tích tuyến thượng thận tuy nhỏ, nhưng khối u lại to, thông thường đường kính nhỏ hơn 3cm là u nhỏ, u
  • 28-05-2018
    Bệnh lỵ trực trùng là bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp tính do vi khuẩn Shigella gây nên, với biểu hiện lâm sàng đa dạng: 25% có hội chứng lỵ rõ, 25% nhiễm khuẩn không triệu chứng. Đa số trường hợp chỉ có tiêu chảy nhẹ. Một số ít có diễn tiến mạn tính.
  • 28-05-2018
    Bệnh glôcôm (dân gian thường gọi là thiên đầu thống, ở miền Nam thường gọi 'cườm nước') là một bệnh nguy hiểm, thường gặp trong nhãn khoa. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng vì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa vĩnh viễn nếu không