Liệt nửa người

Liệt nửa người là giảm hoặc mất vận động hữu ý một tay và một chân cùng bên do tổn thương tháp kèm hay không kèm liệt một hay nhiều dây thần kinh sọ não cùng hay khác bên với bên liệt tay chân. Bệnh liệt nửa người có thể sẽ xuất hiện sau khi gặp các
Liệt nửa người là giảm hoặc mất vận động hữu ý một tay và một chân cùng bên do tổn thương tháp kèm hay không kèm liệt một hay nhiều dây thần kinh sọ não cùng hay khác bên với bên liệt tay chân.
Bệnh liệt nửa người có thể sẽ xuất hiện sau khi gặp các chứng bệnh như:
Tai biến mạch máu não
Nhồi máu não.
Xuất huyết trong não.
Khối u não: Bệnh cảnh lâm sàng thường diễn tiến từ từ, kèm theo dấu hiệu liệt nửa người (thường là liệt cứng), tăng áp lực nội sọ, động kinh.
Nhiễm trùng thần kinh trung ương
Áp-xe.
Viêm não.
Chấn thương sọ não
Máu tụ ngoài màng cứng.
Máu tụ dưới màng cứng.
Về điều trị bệnh liệt nửa người, chỉ có các cơ sở chuyên khoa (kể cả Đông Tây y) mới có thể giúp bệnh nhân sớm hồi phục. Vì vậy, bệnh nhân nên đến khám và điều trị tại một cơ sở chuyên khoa càng sớm càng tốt.

Triệu chứng, biểu hiện liệt nửa người

Triệu chứng, biểu hiện liệt nửa người

1. Khi bệnh nhân tỉnh táo:
a. Liệt mềm:
Giảm hoặc mất vận động 1 tay và 1 chân cùng bên, ưu thế cơ duỗi chi trên và cơ gấp chi dưới.
Thường có liệt nửa mặt trung ương cùng bên với tay chân bị liệt hoặc có thể liệt mặt ngoại biên khác bên. Có thể liệt các dây thần kinh sọ não khác.
Trương lực cơ giảm bên tay chân bị liệt.
Phản xạ gân xương giảm hay mất bên tay chân bị liệt, phản xạ da bụng và/hay da bìu (ở nam giới) giảm hoặc mất bên liệt, phản xạ hậu môn giảm hay mất bên liệt, dấu Babinski hay dấu tương đương có thể (+) bên liệt, Hoffmann có thể (+) bên liệt.
Có thể kèm theo rối loạn cảm giác nửa người bên liệt.
Dáng đi lê (tay bên liệt buông thõng, chân thì quét đất).
Khi nằm bàn chân bên liệt đổ ra ngoài.
b. Liệt cứng:
Cơ lực bên liệt giảm hay mất.
Liệt mặt trung ương cùng bên hay liệt mặt ngoại biên khác bên với tay chân bị liệt, có thể liệt dây thần kinh sọ não khác.
Tăng trương lực cơ bên liệt đưa đến co cứng gấp chi trên, các ngón tay khác nắm chặt ngón cái, còn chi dưới co cứng duỗi nên khi đi có dáng đi vòng kiềng (phạt cỏ).
Tăng phản xạ gân xương bên liệt, có phản xạ bệnh lý như Babinski hay tương đương. Phản xạ da bụng, da bìu và phản xạ hậu môn giảm hoặc mất bên liệt.
Có thể kèm rối loạn cảm giác nửa người bên liệt.
2. Khi bệnh nhân hôn mê:
Bàn chân bên liệt đổ ra ngoài.
Có thể quay mắt và đầu về bên tay chân liệt hay về đối bên với tay chân bị liệt.
Mất cân đối ở mặt như nhân trung lệch về bên lành, má bên liệt phập phồng theo nhịp thở, kích thích đau góc hàm 2 bên nếu còn đáp ứng thì chỉ mép bên lành nhếch lên còn bên liệt vẫn giữ nguyên, đó là dấu Pierre-Marie-Foix.
Kích thích đau ở tay chân hai bên thì bên liệt hầu như không phản ứng hay phản ứng yếu hơn bên đối diện.
Phản xạ da bụng, da bìu giảm hay mất bên liệt, có thể có dấu Babinski (+) bên liệt.

Chẩn đoán liệt nửa người

Chẩn đoán liệt nửa người

Chẩn đoán định khu
1. Tổn thương vỏ não:
Liệt tay chân mặt cùng bên. Có thể có rối loạn cảm giác nửa người bên liệt, thất ngôn kiểu Broca khi tổn thương bán cầu ưu thế (bán cầu đối diện với tay thuận), động kinh, bán manh đồng danh hay mất thực dụng, mất nhận biết sơ đồ cơ thể, không biết tay chân bị liệt.
2. Tổn thương bao trong:
Liệt tay chân mặt cùng bên, mức độ nặng và tỷ lệ, đơn thuần vận động. Nếu tổn thương lan rộng vào trong sẽ có triệu chứng của đồi thị như rối loạn cảm giác chủ quan nửa người bên liệt kèm tăng cảm giác đau, còn ra ngoài gây vận động bất thường như run, múa giật, múa vờn nửa người.
3. Tổn thương thân não:
a. Tổn thương cuống não: Gây hội chứng Weber (liệt dây III bên tổn thương và liệt nửa người bên đối diện.
b. Tổn thương cầu não: Gây liệt dây VII ngoại biên bên tổn thương (có khi cả dây VI) và liệt tay chân bên đối diện gọi là hội chứng Millard-Gübler. Có thể gây hội chứng Foville là liệt chức năng liếc ngang về bên tổn thương kèm liệt tay chân bên đối diện.
c. Tổn thương hành tủy: Thường gây hội chứng Babinski-Nageotte là có hội chứng tiểu não, Claude-Bernard-Horner và liệt màn hầu lưỡi bên tổn thương và liệt kèm rối loạn cảm giác tay chân bên đối diện.
d. Tổn thương tủy cổ cao (trên C4): Liệt tay chân cùng bên với bên tổn thương và không có liệt các dây thần kinh sọ não. Có thể có hội chứng Brown-Sequard.
Chẩn đoán phân biệt
1. Liệt chức năng (rối loạn phân ly):
Thường xảy ra trong những hoàn cảnh đặc biệt như sang chấn tâm lý. Các triệu chứng lâm sàng thay đổi theo tác động của bên ngoài và chịu tác dụng của ám thị. Không có sự phù hợp giữa các lần khám liên tiếp.
Phản xạ gân xương bình thường, phản xạ da bụng và da bìu bình thường, không có dấu hiệu Babinski hoặc các dấu hiệu tương đương.
2. Giảm động tác trong hội chứng ngoại tháp nửa người (hội chứng Parkinson):
Rất nhiều trường hợp hội chứng Parkinson bắt đầu từ 1 bên, nhất là những thể mà triệu chứng tăng trương lực là chủ yếu có thể nhầm với liệt nửa người. Khám kỹ về lâm sàng sẽ phát hiện run khi nghỉ ngơi, các dấu hiệu của tăng trương lực ngoại tháp, biểu hiện co cứng kiểu ống chì, dấu hiệu bánh xe răng cưa.
Triệu chứng co cứng tháp có đặc điểm khác hẳn: co cứng các cơ gấp ở chi trên và các cơ duỗi ở chi dưới, co cứng có tính chất đàn hồi.
Lưu ý u não có thể xâm phạm vào các nhân xám, do đó giai đoạn đầu thường có biểu hiện run kèm theo triệu chứng thiếu sót vận động nửa người.
3. Thiếu sót vận động sau một cơn động kinh cục bộ (liệt Todd):
Trong động kinh cục bộ vận động hoặc một cơn động kinh cục bộ toàn bộ hoá thứ phát có thể xuất hiện triệu chứng liệt tồn dư trong vòng vài giờ.
Cần hỏi kỹ bệnh sử và diễn biến của liệt, nhất là những trường hợp đã xảy ra nhiều lần. Ðiện não đồ có vai trò quan trọng giúp phát hiện những hoạt động kịch phát kiểu động kinh hoặc những biến đổi bất thường sau cơn động kinh.
4. Hiện tượng mất chú ý nửa thân:
Gặp trong hội chứng tổn thương thuỳ đỉnh của bán cầu không ưu thế. Hiện tượng này thường phối hợp với các triệu chứng khác của tổn thương bán cầu không ưu thế như phủ nhận bên bị bệnh, mất nhận thức nửa thân.
Chẩn đoán nguyên nhân
Chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh, khám xét lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt là chụp não cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ não...
1. Liệt nửa người xuất hiện đột ngột:
a. Chấn thương và vết thương sọ não:
Chấn thương sọ não có thể gây đụng dập não, các khối máu tụ, phù não...
Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính sọ não.
Biểu hiện lâm sàng có liệt nửa người (đôi khi chỉ có các thiếu sót vận động) kèm theo giãn đồng tử.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não không tiêm cản quang sẽ thấy hình khối tăng tỷ trọng hình thấu kính hai mặt lồi nằm giữa xương sọ và màng cứng. Ðây là một cấp cứu phẫu thuật thần kinh.
Nếu hình ảnh chụp cắt lớp sọ não bình thường, cần thăm khám kỹ các động mạch vùng cổ để phát hiện các phình động mạch bóc tách hình thành sau sang chấn, đây có thể là nguyên nhân nhồi máu não mà giai đoạn sớm có thể chưa thấy được trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não.
b. Tai biến mạch máu não: Bao gồm 2 loại là nhồi máu não và xuất huyết não.
Nhồi máu não biểu hiện liệt nửa người xuất hiện đột ngột, thường không có rối loạn ý thức nặng nề, không có hội chứng màng não.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy hình ảnh vùng giảm tỷ trọng có vị trí tương ứng với khu vực cấp máu của động mạch bị tắc. Hình ảnh chụp cắt lớp não có thể bình thường trong những giờ đầu cũng không cho phép loại trừ một ổ nhồi máu não mới hình thành.
Xuất huyết não biểu hiện liệt nửa người xuất hiện đột ngột kèm theo đau đầu, nôn, rối loạn ý thức và có các biểu hiện của hội chứng màng não.
Dịch não tuỷ có thể có máu không đông, đều ở cả 3 ống.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não sẽ thấy hình ảnh khối máu tụ tăng tỷ trọng trong nhu mô não, xung quanh đó là phù não và đè đẩy chèn ép các tổ chức kế cận; ngoài ra có thể thấy hình ảnh máu đọng ở các khe rãnh ở đáy sọ và hình ảnh máu tràn vào các não thất.

Chế độ chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người

Chế độ chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người

Chăm sóc bệnh nhân
Khi bệnh nhân có hội chứng liệt nửa người: vấn đề chăm sóc hộ lý rất cần thiết và quan trọng.
Chống loét, chống mảng mục: Thay đổi tư thế cho bệnh nhân luôn, xoa bột talc vào những nơi tiếp xúc với giường nằm, vệ sinh thân thể người bệnh sạch sẽ.
Phục hồi chức năng được là tùy thuộc vào sự rèn luyện kiên trì và phương pháp điều trị có kế hoạch từng giai đoạn để phục hồi.
Điều trị lý liệu pháp có thể phục hồi chức năng vận động để người bệnh tự phục vụ được.
Kiểm tra mắt, tai mũi họng để sớm phát hiện các biến chứng liệt dây thần kinh vận động: mắt có bị lác không, có liệt màn hầu, dây thanh âm không.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị viêm bởi vi khuẩn lậu. Ống niệu đạo bị viêm dẫn đến bị đỏ và sưng tấy lên. Đây là bệnh phổ biến và thường lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn.
  • 28-05-2018
    Nước tiểu từ thận được dẫn vào bàng quang thông qua một ống gọi là niệu quản. Lớp phía ngoài của thành bàng quang là một lớp cơ, khi bàng quang đầy nước tiểu lớp cơ này sẽ co bóp để tống nước tiểu ra ngoài qua một ống nhỏ khác gọi là niệu đạo. Lớp niêm
  • 28-05-2018
    Vết cắn thường do các loài như kiến, bọ chét, ruồi, muỗi gây nên. Vết đốt thường do ong vò vẽ, ong bắp cày tạo thành. Các vết cắn và đốt này thường chỉ gây khó chịu, nhưng một vài vết cắn và đốt lại có thể truyền bệnh hoặc gây dị ứng ở một số người.
  • 28-05-2018
    Bệnh xoắn khuẩn vàng da là bệnh của động vật truyền sang người với các thể lâm sàng đa dạng từ nhiễm khuẩn thể ẩn, thể nhẹ không có vàng da hoặc không có biểu hiện viêm màng não đến thể lâm sàng cấp tính điển hình, vàng da nặng gọi là hội chứng Weil
  • 04-07-2018

    Mụn sữa có xu hướng biến mất trong vòng 1 tháng kể từ khi xuất hiện trên da của bé. Mụn sữa có thể xuất hiện ở một số người trưởng thành sau khi bị tổn thương hoặc dùng một số thuốc. Ở nhóm tuổi lớn hơn, mụn sữa có thể

  • 28-05-2018
    Bệnh rễ thần kinh thắt lưng cùng, hay còn gọi là hội chứng thắt lưng hông, là một bệnh lý liên quan đến các dây thần kinh tủy sống và rễ thần kinh ở thắt lưng và ở đoạn cuối tủy sống (tủy cùng).