Nguy cơ mắc bệnh khá cao, vì vậy nhiều người sau khi không may mắc phải căn bệnh này đều rất lo sợ, bởi chữa bệnh lậu vô cùng vất vả và mất thời gian. Người bệnh rất dễ bị tái phát, thậm chí dẫn đến biến chứng do không được phát hiện sớm và điều trị

Tổng quan về bệnh lậu

Nguy cơ mắc bệnh khá cao, vì vậy nhiều người sau khi không may mắc phải căn bệnh này đều rất lo sợ, bởi chữa bệnh lậu vô cùng vất vả và mất thời gian. Người bệnh rất dễ bị tái phát, thậm chí dẫn đến biến chứng do không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tại sao chữa bệnh lậu lại khó chữa như vậy?

  • Điều trị lâu dài sẽ gây kháng thuốc: Điều trị không hợp lý, khiến cho virút sản sinh ra chất kháng thuốc. Khoảng trên 90% lậu cầu khuẩn có khả năng kháng lại penixilin, do đó hiệu quả dùng thuốc truyền thống là rất thấp,hơn nữa lại có hại cho cơ thể, điều trị khó khăn, bệnh dễ tái phát.
    • Nguyên nhân gây bệnh phức tạp: Theo nghiệm chứng lâm sàng cho thấy, bệnh lậu không phải dạng bệnh đơn nhất.
    • Nguyên nhân gây bệnh phức tạp và thay đổi, trong quá trình chữa trị, lậu cầu khuẩn dễ ẩn náu trong cơ quan sinh dục, nếu như không thể tiến hành điều trị hiệu quả, thì hiệu quả sẽ càng bị giảm sút.
  • Khó khăn trong điều trị: Độc tính chủng khuẩn lậu luôn được sản sinh mới, độ nguy hại và độ tàn phá lớn.
Trải qua nghiệm chứng lâm sàng phát hiện thấy lậu cầu khuẩn sản sinh ra rất nhiều chủng mới, những chủng có mức độ nguy hại lớn cho kết cấu tổ chức thông thường, hơn nữa lại có công năng né tránh linh hoạt đối với tác dụng thực bào của hệ miễn dịch và sự phá hủy của kháng sinh, do đó điều trị theo truyền thống khó mà tiêu diệt chúng có hiệu quả.
  • Điều trị một cách mù quáng:
Điều trị thiếu tính chuyên nghiệp, điều trị kiểu này sẽ dẫn đến bệnh tình trầm trọng hơn. Rất nhiều người sau khi mắc bệnh này, vì muốn giữ thể diện nên đã không chịu đến các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa để điều trị, cho nên đã mù quáng đến những phòng khám hoặc những tổ chức không chính quy để chữa trị, tại những cơ sở này thiếu những Bác sĩ tay nghề cao, thiết bị lạc hậu, thiếu tính chuyên nghiệp, vì vậy mà những bệnh nhân chữa trị một cách mù quáng bệnh tình sẽ không những không thuyên giảm mà ngược lại sẽ ngày càng nặng hơn, đến lúc ấy sẽ càng khó khăn hơn trong công tác chữa trị.
Vì vậy, nếu thấy triệu chứng bệnh lậu cần đến chuyên khoa khám và điều trị tích cực để đạt hiệu quả điều trị.

Triệu chứng bệnh lậu

Triệu chứng bệnh lậu

  • Nếu bị lậu ở trực tràng, có thể bị ngứa ở hậu môn, đau nhiều khi đại tiện hoặc chảy máu, xuất tiết ở hậu môn. Nếu bị lậu ở họng sẽ có thể bị đau họng. Điều đáng lưu ý là có hơn 35% nam giới bị lậu kết hợp với nhiễm nấm chlamydia.
  • Ở nữ thì có thể ra khí hư vàng hoặc trong nhưng có mùi hôi, đái buốt, đái dắt; đau bụng dưới hoặc đau vùng thắt lưng khi nhiễm khuẩn đã lan rộng; đôi khi ra máu giữa 2 kỳ kinh hoặc kinh nguyệt nhiều hơn bình thường; tuyến Bartholin tiết dịch nhờn khi 'quan hệ' có thể nhiễm khuẩn và sưng to, đôi khi cả những bộ phận xung quanh lỗ niệu đạo cũng nhiễm khuẩn.
  • Biểu hiện của nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân bị sốt cao, viêm khớp ngón tay, cổ tay, đầu gối, cổ chân và khuỷu tay.
  • Hiếm khi vi khuẩn lậu lan đến bề mặt gan, nhưng nếu có thì gây ra hội chứng Fitz Hugh-Curtis viêm bao gan liên quan với nhiễm khuẩn đường sinh dục.
  • Triệu chứng điển hình là cơn đau nhói như trong viêm màng phổi bắt đầu ở hạ sườn phải, thường đi kèm với các dấu hiệu viêm vòi tử cung, có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý phổ biến khác như viêm túi mật hoặc viêm thận bể thận.

Triệu chứng đặc thù bệnh lậu ở nam và nữ

Triệu chứng đặc thù bệnh lậu ở nam và nữ
Nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh lậu nếu không biết cách phòng ngừa. Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ giới.

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Nam và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh lậu nếu không biết cách phòng ngừa
Triệu chứng cấp tính
  • Sau khi ủ bệnh, hầu hết các trường hợp nam giới mắc lậu sẽ có dấu hiệu đầu tiên là viêm niệu đạo cấp tính với các triệu chứng kèm theo là đau và ngứa dọc theo ống niệu đạo, ngứa lỗ sáo, đau ở hố thuyền, sưng tấy lỗ sáo, mẩn đỏ.
  • Lỗ niệu đạo xuất tiết dịch đục như mủ màu vàng chanh chứa nhiều xác bạch cầu và xác cầu khuẩn lậu.
  • Các triệu chứng tiếp theo là viêm niệu đạo toàn bộ, bệnh nhân đi tiểu khó khăn, tiểu không hết bãi, tiểu nhỏ giọt và kèm theo cảm giác đau rát, nước tiểu đôi khi có máu ở cuối bãi, dịch mủ nhiều.
  • Hạch bẹn hai bên sưng đau, dương vật đau khi cương cứng.
Triệu chứng mạn tính
  • Nam giới bị lậu cấp tính nếu không điều trị kịp thời thì sau 1 tháng, bệnh sẽ chuyển sang mạn tính. Lúc này, người bệnh giảm triệu chứng bệnh lậu là tiểu buốt, tiểu rắt. Thay vào đó, biểu hiện đặc trưng là có giọt nhầy mủ chảy ra ở niệu đạo lúc sáng sớm chưa đi tiểu.
  • Sau khoảng 30 ngày từ khi các dấu hiệu lậu cấp được phát hiện, bệnh nhân cần được điều trị với liều tấn công, sau thời gian này bệnh sẽ đi vào ổn định.
  • Trong trường hợp nếu không điều trị kịp thời thì sau 30 ngày bệnh sẽ chuyển sang mạn tính. Lúc đó, người bệnh giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Thay vào đó, biểu hiện đặc trưng là có giọt nhầy mủ chảy ra ở niệu đạo lúc sáng sớm chưa đi tiểu, gọi là 'Giọt mủ ban mai'.
  • Bệnh lậu ở nam giới cũng phải được xét nghiệm tìm cầu khuẩn lậu để chẩn đoán phân biệt với các bệnh có triệu chứng giống bệnh lậu như nhiễm chalmydia và mycoplasma.

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Dấu hiệu bệnh lậu cấp ở nữ thường có tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi giao hợp...
Triệu chứng cấp tính
  • Các chuyên gia da liễu cho biết, triệu chứng bệnh lậu cấp tính ở nữ giới thường không rầm rộ, kín đáo, nhất là những dấu hiệu ở cổ tử cung và âm đạo. Thời gian ủ bệnh lậu ở nữ giới thường khó xác định hơn ở nam giới.
  • Dấu hiệu bệnh lậu cấp ở nữ thường có tiểu buốt, tiểu rắt, đau khi giao hợp, đau vùng xương chậu, viêm niệu đạo, cổ tử cung, viêm âm hộ, âm đạo; có mủ màu nâu, vàng hoặc xanh chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung…, lượng mủ nhiều, có mùi hôi.
Triệu chứng mạn tính
  • Sau một vài tuần mắc bệnh lậu không được điều trị thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn lậu mãn tính với các triệu chứng bệnh lậu giảm đi rõ rệt, lúc này vi khuẩn lậu đã nhiễm với một mức độ cao và xâm lấn vào các tổ chức cơ quan bên trong cơ thể.
  • Lúc này chỉ thấy bệnh nhân có nhiều khí hư màu vàng, vón cục lại trong âm đạo. Nhiều trường hợp còn bị viêm hậu môn do vi khuẩn lậu theo dịch mủ chảy xuống hậu môn và gây bệnh.
Ngay khi nghi ngờ có các triệu chứng bệnh lậu, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị bệnh một cách dứt điểm, tránh tình trạng bệnh tái phát.
Phạm Thị Sinh
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

Điều trị bệnh lậu

Điều trị bệnh lậu

Nguyên tắc điều trị lậu sinh dục:

  • Điều trị sớm.
  • Điều trị đúng phác đồ theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa.
  • Điều trị cả bạn tình.
  • Tuân thủ chế độ điều trị: không quan hệ tình dục, không làm việc nặng, tránh thức khuya, không uống rượu bia và chất kích thích, không làm thủ thuật tiết niệu trong thời gian điều trị.
  • Điều trị đồng thời Chlamydia.

Điều trị lậu mắt ở trẻ sơ sinh:

  • Dùng kháng sinh đặc hiệu theo chỉ định của Bác sĩ.
  • Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.
  • Điều trị lậu cho mẹ.
  • Phòng ngừa lậu mắt ở trẻ sơ sinh: rửa sạch mắt trẻ ngay sau khi đẻ. Nhỏ mắc bằng dung dịch nitrat bạc 1% hoặc mỡ tetracyclin 1% cho tất cả trẻ mới sinh.

Cách điều trị bệnh lậu dứt điểm

Bệnh lậu là bệnh nhiễm trùng do song cầu khuẩn lậu có tên Neisseria gonorrheae gây nên. Bài viết này chúng tôi hướng dẫn cách điều trị bệnh lậu dứt điểm.

Nguyên tắc điều trị bệnh lậu

Chúng ta biết rằng, song cầu khuẩn lậu sinh sản rất nhanh, cứ 15 phút lại phân chia 1 lần, do đó bệnh nhân cần điều trị bệnh lậu sớm triệt để.
  • Bệnh lậu tốt nhất nên được điều trị sớm.
  • Điều trị đúng phác đồ: Đúng thuốc, đủ liều.
  • Điều trị cả bạn tình.
  • Trong thời gian điều trị không quan hệ tình dục, cần nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích…

Điều trị bệnh lậu bằng thuốc

Có rất nhiều loại thuốc kháng sinh chữa trị bệnh lậu hiệu quả, bao gồm các loại thuốc dạng uống, thuốc tiêm nhưng cần phải dùng đủ liều mới có thể chữa khỏi dứt điểm bệnh.
Thông thường dùng thuốc kháng sinh chỉ có thể chấm dứt nhiễm khuẩn nhưng không thể khôi phục được những tổn thương do bệnh gây ra.
Cách điều trị bệnh lậu dứt điểm

Có nhiều thuốc kháng sinh điều trị bệnh lậu hiệu quả


Hiện nay, công nghệ DHA - công nghệ điều trị bệnh lậu được cho là triệt để nhất thông qua kỹ thuật nhiệt điện trường tiên tiến sản sinh ra trường điện từ với tần số cao, làm tăng độ thẩm thấu của các chứng viêm, phục hồi trao đổi chất. Ứng dụng sóng siêu ngắn ngoài cơ thể, kỹ thuật bức xạ nhiệt, và phương pháp điện dung không tiếp xúc với cơ thể, làm sản sinh nhiệt lượng tại nơi biến chứng, cải thiện đặc tính tế bào, gây teo và làm biến tính các tổ chức tế bào, giúp cho huyết quản được lưu thông dễ dàng, cải thiện tuần hoàn máu, góp phần làm giảm chứng viêm, giảm phù nề, loại bỏ triệt để mầm bệnh, từ đó loại trừ được bệnh.

Ưu điểm phương pháp DHA

  • Không cần mổ, không đốt điện, không đặt ống nội soi, không đau, không cần nằm viện.
  • An toàn, không tác dụng phụ, điều trị tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
  • Chỉ trong thời gian ngắn bạn có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh, không ảnh hưởng tới công việc và học tập.
  • Hiệu quả lâm sàng tốt, đã chữa trị thành công cho rất nhiều trường hợp.
Lời khuyên: Để điều trị bệnh lậu dứt điểm, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Phạm Thị Sinh
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)
 

Cách phòng ngừa bệnh lậu hiệu quả

Bệnh lậu là một căn bệnh nguy hiểm lây truyền qua đường tình dục, hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh ngừa lậu. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phòng ngừa bệnh lậu.
Tuy bệnh lậu rất dễ lây nhiễm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu biết cách phòng ngừa bệnh lậu hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo một số cách chúng tôi giới thiệu dưới đây:
  • Giáo dục sức khỏe cho mọi người, tuyên truyền các biến chứng nguy hiểm và triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới và triệu chứng bệnh lậu ở nam giới.
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục, nhất là trước khi quan hệ và sau khi quan hệ đều phải vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục.
  • Không dùng chung khăn tắm, đồ lót với người khác.
  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su đúng để bảo vệ bạn và cả bạn tình.
  • Chung thủy 1 vợ 1 chồng.

Quan hệ tình dục an toàn để bảo vệ bạn và cả bạn tình


  • Nếu bạn bị mắc bệnh lậu thì nghiêm cấm không được quan hệ tình dục tránh lây bệnh cho người khác và phải điều trị bệnh dứt điểm tránh nhiễm lại bệnh.
  • Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám ngay để phát hiện sớm các bệnh và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
  • Thực hiện các cách phòng ngừa bệnh lậu trên đây, chắc chắn lậu không còn là nỗi ám ảnh của bạn nữa!
Bệnh lậu hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mọi người ai cũng có ý thức phòng bệnh và biết cách phòng ngừa bệnh lậu. Chúc các bạn sức khỏe!
Phạm Thị Sinh
(Nội dung do Chuyên gia Bộ Y tế kiểm duyệt)

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Hội chứng sốc nhiễm độc là tình trạng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng do nhiễm độc máu gây ra bởi độc tố của vi khuẩn. Thường hội chứng này là do độc tố sinh ra bởi một loại vi khuẩn là staphylococcus aureus, nhưng cũng có thể gây ra do vi khuẩn streptococ
  • 28-05-2018
    Hệ thống thoát nước, bắt đầu ở góc trong của mắt, thông thường mang những giọt nước mắt đi từ bề mặt của mắt vào mũi, nơi chúng được hấp thụ lại hoặc bay hơi. Khi một ống dẫn bị rách, nước mắt không thể thoát bình thường, để lại một con mắt bị kích thích
  • 28-05-2018
    Hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tất cả đều giữ một vai trò khác nhau trong việc bài tiết nước tiểu. Thận, là hai bộ phận hình hạt đậu ở phía sau trên vùng bụng, lọc nước tiểu từ máu.
  • 28-05-2018
    Bọng nước Pemphigoid là một bệnh về da hiếm gặp. Bệnh bắt đầu với những vết đỏ hoặc nổi mẩn (nổi mề đay) và thay đổi thành những bọng nước lớn sau vài tuần hoặc vài tháng. Bệnh có thể tiến triển mãn tính nếu kéo dài hoặc quay trở lại sau khi lành bệnh.
  • 04-07-2018
    Trong bệnh bạch biến, sắc tố ở da bị rối loạn do sự phá hủy và mất đi tế bào sinh sắc tố, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ. Bệnh chiếm 1-2% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, nhưng hay gặp nhất ở tuổi thanh niên. Bạch biến có thể
  • 05-07-2018
    Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, rửa xe, chăn nuôi... Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc. - Nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất