Hẹp van hai lá

U mỡ là một lớp chất béo tích tụ dần dần dưới da, nằm giữa da và lớp cơ. Chúng thường xuất hiện nhất ở cổ, lưng, vai, cánh tay và đùi. Chúng cũng có thể phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể như ruột. U mỡ là các khối u lành tính thường gặp nhất ở

Định nghĩa Bệnh Hẹp van hai lá

Bệnh Hẹp van hai lá

Hẹp van hai lá là bệnh gì?

Hẹp van hai lá là tình trạng van bị cứng lại và vôi hóa nên không thể mở hoàn toàn được. Điều này làm cho tâm nhĩ trái khó bơm máu vào tâm thất trái, máu sẽ ứ đọng ở bên phải tim và tràn vào phổi. Đây là nguyên nhân chính gây ra suy tim sung huyết. Hẹp van hai lá, cùng với hở van hai lá và sa van hai lá là ba bệnh về van tim hai lá thường gặp.

Những ai thường mắc phải hẹp van hai lá?

Cứ 3 bệnh nhân hẹp van hai lá thì 2 trong số đó là nữ. Hẹp van hai lá thường được chẩn đoán ở độ tuổi trung niên trở lên do càng lớn tuổi, cơ tim cũng như hệ tuần hoàn của cơ thể càng bị lão hóa. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Nguyên nhân Bệnh Hẹp van hai lá

Bệnh Hẹp van hai lá

Nguyên nhân gây ra hẹp van hai lá là gì?

Nếu bạn lớn tuổi, vôi hóa tự nhiên khi về già có thể tổn thương van tim hai lá của bạn dẫn đến bị hẹp van hai lá. Ngoài ra, nguyên nhân chính của chứng hẹp van hai lá là do bạn đã đã từng bị sốt thấp khớp nhưng không điều trị đúng cách. Hẹp van hai lá cũng có thể là bệnh bẩm sinh và mang tính di truyền.;

Triệu chứng và dấu hiệu Bệnh Hẹp van hai lá

Bệnh Hẹp van hai lá

Những dấu hiệu và triệu chứng của hẹp van hai lá là gì?

Nếu bạn bị hẹp van hai lá nhẹ, bạn sẽ không có triệu chứng đặc biệt nào. Nếu bị hẹp van hai lá nghiêm trọng, bạn có thể có triệu chứng rung nhĩ (rối loạn nhịp tim tâm nhĩ) hoặc suy tim.

Cụ thể, triệu chứng của hẹp van hai lá bao gồm:

Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức hoặc khi nằm xuống, kèm theo mệt mỏi. Đây là dấu hiệu suy tim.

Rối loạn nhịp tim và tim đập mạnh (đánh trống ngực). Đây là dấu hiệu rung nhĩ.

Các triệu chứng khác có thể có bao gồm:

Đau thắt ngực;

Ho nặng, đôi khi có máu lẫn trong đàm;

Sưng chân hoặc mắt cá chân;

Mệt mỏi;

Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên (như viêm phế quản)

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám hoặc nhập viện ngay nếu có các triệu chứng như mệt mỏi hoặc khó thở khi hoạt động mạnh, tim đập nhanh, đau ngực. Nếu đã được chẩn đoán mắc chứng hẹp van hai lá nhưng không có triệu chứng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được theo dõi thường xuyên. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.;

Nguy cơ mắc bệnh Bệnh Hẹp van hai lá

Bệnh Hẹp van hai lá

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hẹp van hai lá?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc hẹp van hai lá gồm:

Đã từng bị sốt thấp khớp.

Nhiễm khuẩn liên cầu không điều trị.

Trong gia đình đã có người mắc bệnh.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.;

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Nuốt khó khăn còn được gọi là chứng khó nuốt. Đây thường là một dấu hiệu của vấn đề về hầu họng hoặc thực quản (ống cơ dẫn thức ăn và dịch từ sau miệng xuống dạ dày). Mặc dù chứng khó nuốt có thể xuất hiện ở bất cứ người nào, song chưng bệnh này thường
  • 17-10-2018

    Bệnh biên trùng do Anaplasma, hay còn được gọi là bệnh Ehrlichiosis bạch cầu hạt ở người. Bệnh này được biết đến đầu tiên vào năm 1994.nEhrlichiosis là tên một loại bệnh truyền nhiễm ở chó, gia súc, cừu, dê, ngựa. Bệnh này truyền sang người thông qua

  • 28-05-2018
    Cúm, hay còn gọi là cảm cúm, là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh bắt đầu đột ngột và thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Hầu hết mọi người bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cúm
  • 28-05-2018
    Ở nước ta có khoảng 45 triệu dân sống trong vùng có lưu hành sốt rét, chiếm 3/4 diện tích cả nước. Bệnh có nhiều ở các vùng rừng núi, vùng ven biển nước lợ và dễ gây thành dịch. Đặc biệt là các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên hoặc những vùng đồng bằng và
  • 28-05-2018
    Hội chứng Sjogren là bệnh gây ra do viêm các tuyến tiết nước mắt (tuyến lệ), nước bọt và các chất khác. Viêm khớp, phổi, thận, mạch máu, dây thần kinh và cơ cũng có thể xảy ra.nHội chứng Sjogren là một rối loạn của hệ thống miễn dịch được xác định bởi
  • 28-05-2018
    Bệnh buerger (hay còn được gọi là viêm thuyên tắc mạch máu) xảy ra khi các mạch máu có kích thước vừa và nhỏ ở cánh tay hoặc chân bị nhiễm trùng và sưng lên, gây tắc mạch máu và đôi khi để lại sẹo. Sau một thời gian, các mô cơ quan không có được oxy