Đau cổ (sái cổ)

Đau cổ hay còn gọi là sái cổ. Đây là tình trạng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ hoặc vùng quanh cổ. Tình trạng này xảy ra khi các đốt sống (xương sống), đĩa đệm giữa các đốt sống và mô mềm chẳng hạn như cơ, gân cơ và dây chằng bị chấn thương. sái cổ

Đau cổ (sái cổ) là bệnh gì?

Bệnh Đau cổ (sái cổ)

Đau cổ hay còn gọi là sái cổ. Đây là tình trạng cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ hoặc vùng quanh cổ. Tình trạng này xảy ra khi các đốt sống (xương sống), đĩa đệm giữa các đốt sống và mô mềm chẳng hạn như cơ, gân cơ và dây chằng bị chấn thương. sái cổ là hiện tượng khá phổ biến và thường không để lại biến chứng gì.
Bất cứ ai cũng có thể bị đau cổ. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.;

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cổ (sái cổ)

Các triệu chứng bao gồm gặp khó khăn khi nhìn sang hai bên, lái xe và đọc sách. Đôi khi, bệnh gây đau làm bạn không ngủ được. Đau cổ cũng có thể dẫn tới đau đầu, khi kéo dài nhiều tháng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc của bạn.
Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau::
  • Bị đau cổ hoặc đau đầu kéo dài;
  • Gặp tác dụng phụ của thuốc;
  • Cơn đạu lan xuống tay hoặc chân, kèm theo đó là dấu hiệu tê, yếu hoặc ngứa ran.;

Nguyên nhân gây đau cổ (sái cổ)

Các nguyên nhân chính gây ra đau cổ bao gồm:
  • Sinh hoạt thường ngày với tư thế không thoải mái trong thời gian dài;
  • Tai nạn, té hoặc ngã gây ra chấn thương nghiêm trọng;
  • Ngủ ở tư thế không thoải mái;
  • Bị căng cơ cổ;
  • Viêm xương khớp;
  • Viêm khớp dạng thấp;
  • Viêm cột sống dính khớp;
  • Hẹp cột sống;
  • Nhiễm trùng cột sống (viêm tủy xương, bị áp xe tủy xương);
  • Các ung thư có liên quan đến cột sống.;

Những yếu tố làm tăng nguy cơ đau cổ (sái cổ)

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau cổ, bao gồm:
  • Chấn thương cổ;
  • Tư thế sai;
  • Bệnh lý vùng cổ;
  • Bị các bệnh liên quan đến cột sống (viêm cột sống dính khớp, hẹp cột sống, nhiễm trùng cột sống…).;

Điều trị đau cổ (sái cổ)

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau cổ (sái cổ)?

Việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên đau cổ. Với chấn thương, bác sĩ có thể đề nghị chườm đá lên vùng bị thương trong 2 đến 3 ngày và sau đó chườm nóng hoặc tắm nước ấm. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau.
Bạn cũng cần nghỉ ngơi trong thời gian ngắn hoặc sử dụng nẹp cổ mềm nếu bệnh nặng hơn. Bác sĩ cũng có thể tiêm steroid hoặc lidocaion để làm giảm các cơn đau. Ngoài ra còn có những phương pháp khác như điều trị nhiệt sâu, kéo cổ và các bài tập vật lý trị liệu…có thể giúp bạn trong việc điều trị bệnh đau cổ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau cổ (sái cổ)?

Bạn có thể được chụp MRI nếu bác sĩ cần hình ảnh rõ ràng về các cấu trúc mô mềm ở cổ, chẳng hạn như đĩa đệm, dây thần kinh và cơ hoặc dây chằng bao quanh. Chụp CT khá hữu ích trong trường hợp nghi ngờ gãy xương. Bạn có thể được làm điện cơ ký (EMG) nếu bác sĩ nghi ngờ có áp lực đè lên dây thần kinh gây yếu cơ, đau, tê hay cảm giác châm chích ở tay.;

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt khi bị đau cổ (sái cổ)

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau cổ:
  • Uống thuốc theo đơn;
  • Hỏi bác sĩ về việc sử dụng gối kê cổ cho những cơn đau nặng;
  • Ngủ hoặc sinh hoạt đúng tư thế;
  • Tập các bài tập cổ mỗi ngày;
  • Tránh mang vác các vật nặng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Động kinh cục bộ xuất hiện do các tín hiệu điện bất thường tại một vị trí trong não. Loại động kinh này thường xuất hiện ở tay hoặc chân và sau đến di chuyển lên các vùng khác trên cùng một bên cơ thể. Những cơn động kinh này thường không kéo dài.
  • 28-05-2018
    Bệnh Osgood-Schlatter (hay còn gọi là bệnh lồi củ trước xương chày) là tình trạng đau đớn xuất hiện ở khớp gối đang trong thời kỳ phát triển mạnh. Cơn đau chủ yếu ở phần xương lồi nằm dưới xương bánh chè (nơi gân cơ tứ đầu đùi bám vào).
  • 28-05-2018
    Nhãn cầu của mắt người có kích thước tương đương như quả táo ta hoặc quả cà pháo, với đường kính trục trước sau khoảng 22 mm. Nhãn cầu có hệ quang học bao gồm 4 loại kính: Trước hết là giác mạc, kế đó là thủy dịch của tiền phòng, rồi đến thủy tinh thể
  • 17-10-2018

    Chứng co thắt âm đạo ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đón nhận của “cô bé” trước các tác nhân bên ngoài, chủ yếu là sự “xâm nhập” của dương vật nam giới trong quá trình giao hợp. Thực chất co thắt âm đạo là một phản xạ bình thường của phụ nữ. Đây là

  • 28-05-2018
    Van hai lá ở tim nằm giữa tâm nhĩ trái (khoang nằm ở phần tim trên) và tâm thất trái (khoang nằm ở phần tim dưới). Van hai lá mở khi tâm nhĩ bơm máu đến tâm thất và đóng lại khi tâm thất bơm máu đi đến các bộ phận của cơ thể. Việc đóng lại này ngăn không