Đau bụng ở trẻ em

Khi con bạn phàn nàn rằng bụng bé bị đau, có thể do nhiều nguyên nhân. Một số lí do đơn giản thường gây ra chứng đau bụng là: ăn quá nhiều, đầy hơi khi uống quá nhiều nước có gas một số dạng khác của chứng khó tiêu. Đôi khi táo bón cũng gây ra đau

Nguyên nhân thường gây đau bụng ở trẻ là gì?

Đau bụng ở trẻ em
Nguồn ảnh: istock

Khi con bạn phàn nàn rằng bé bị đau bụng, có thể do nhiều nguyên nhân. Một số lí do đơn giản thường gây ra chứng đau bụng là:
  • Ăn quá nhiều
  • Đầy hơi khi uống quá nhiều nước có gas
  • Một số dạng khác của chứng khó tiêu
  • Đôi khi táo bón cũng gây ra đau bụng. Cũng có thể đau bụng là biểu hiện đầu tiên của bệnh rối loạn tiêu hóa do siêu vi, sau đó sẽ kéo theo ói mửa và tiêu chảy.
Với những nguyên nhân vô hại, cơn đau thường sẽ dễ chịu hơn hoặc biến mất trong vòng 2 giờ. Nếu là do chứng viêm dạ dày và ruột do virut, bụng có thể đau trước mỗi cơn ói mửa hoặc tiêu chảy. Với những nguyên nhân nghiêm trọng này, cơn đau sẽ mỗi lúc một tệ hơn hoặc liên tục hơn.

Nguyên nhân gây đau bụng lặp đi lặp lại?

Những cơn đau bụng tái đi tái lại có thể do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau bụng thường xuyên là do trạng thái tâm lí căng thẳng quá mức và lo lắng. Hơn 10% trẻ em bị chứng đau bụng tái phát do căng thẳng. Cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới hoặc gần rốn. Cơn đau nhẹ nhưng có thể nhận thấy một cách rõ ràng. Nếu con bạn vẫn không ngừng đau bụng, hãy gọi bác sĩ.

Khi nào nên gọi cho nhân viên y tế?

Gọi NGAY LẬP TỨC nếu:
  • Cơn đau rất nghiêm trọng VÀ kéo dài hơn 1 giờ.
  • Cơn đau lặp đi lặp lại VÀ kéo dài hơn 2 giờ.
  • Cơn đau tới rồi đi (kiểu đau quặn) VÀ kéo dài hơn 24 tiếng.
  • Cơn đau diễn ra ở bìu hoặc tinh hoàn.
  • Con bạn bắt đầu lờ đờ và hành động rất mệt mỏi.
Gọi trong giờ làm việc nếu:
  • Đây là vấn đề lặp đi lặp lại với bé.
  • Bạn có những câu hỏi hoặc mối quan tâm nào khác.

Chăm sóc trẻ bị đau bụng như thế nào?

Đau bụng do khó tiêu hoặc do bị ốm: Nếu con bạn đau bụng do ăn uống hoặc do bị ốm, hãy theo những chỉ dẫn sau đây:
  • Nghỉ ngơi: Cho bé nằm xuống và nghỉ ngơi tới khi bé cảm thấy khá hơn. Một cái khăn ấm hoặc một tấm sưởi chuyên dụng đặt trên bụng khoảng 20 phút có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi.
  • Chế độ ăn: Tránh cho con bạn ăn những thức ăn cứng. Chỉ cho bé ăn từng ngụm thức ăn lỏng. Hãy để sẵn cái chậu nhỏ để có thể dễ dàng sử dụng khi bé ói. Những đứa trẻ nhỏ đặc biệt là rất dễ buồn nôn mỗi khi đau bụng.
  • Ngồi trong nhà vệ sinh: Hãy khuyến khích con bạn ngồi trong nhà vệ sinh và cố gắng để đại tiện. Điều này có thể giảm đau nếu cơn đau là do táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Không dùng thuốc: Không được dùng bất cứ thứ thuốc gì với những cơn đau quặn nơi bụng trừ khi bạn đã được tư vấn bởi nhân viên y tế. Đặc biệt tránh dùng thuốc nhuận tràng, thuốc thụt và thuốc giảm đau.
Đau bụng do căng thẳng hoặc lo lắng: Nếu con bạn bị đau bụng do căng thẳng hoặc lo lắng và bé đã được đi khám bác sĩ, những đề nghị sau có thể làm giảm cơn đau:
  • Giúp con bạn bớt lo lắng. Những đứa trẻ mắc chứng đau bụng lặp đi lặp lại có xu hướng nhạy cảm, tận tâm, hay trầm trọng hóa vấn đề, thậm chí đó là những đứa trẻ kiểu mẫu. Điều này có thể khiến chúng dễ bị tổn thương hơn trước những vấn đề căng thẳng bình thường của cuộc sống, chẳng hạn như chuyển trường hoặc thay đổi chỗ ở. Hãy giúp con bạn nói ra những sự kiện khiến bé căng thẳng và làm thế nào để đối diện với chúng.
  • Hãy đảm bảo là bé không nghỉ học buổi nào vì chứng đau bụng. Những đứa trẻ này có khuynh hướng muốn được ở nhà khi mọi thứ diễn ra không như ý muốn.
  • Dạy con tập những bài thể dục thư giãn trước những cơn đau nhẹ. Cho bé nằm xuống ở một nơi yên tĩnh, thở sâu, chậm và nghĩ về những điều làm bé dễ chịu. Nghe những băng ghi âm dạy thư giãn có thể giúp ích bé trong trường hợp này.
  • Lưu ý: Bạn nên đưa con đi kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi kết luận rằng những cơn đau bụng lặp đi lặp lại ở bé là do lo lắng quá mức.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Bình thường nước tiểu chỉ chảy một chiều từ thận xuống bàng quang (hay còn gọi là bọng đái). Nếu nước tiểu từ bàng quang chảy ngược lên thận thì được gọi là trào ngược bàng quang – niệu quản. Khi xảy ra tình trạng này, vi trùng có thể xâm nhập vào thận
  • 28-05-2018
    “Viêm nha chu” là một từ chuyên môn dùng để chỉ sự viêm nhiễm xung quanh răng hay nói cách khác là một sự nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm phá huỷ các mô nha chu. Hầu hết các bệnh về nha chu trong đó có viêm nha chu là sự nhiễm trùng mô nha chu. Trong
  • 28-05-2018
    Vách ngăn là bộ phận nằm trong hốc mũi và chia đôi hốc mũi, nó được cấu tạo gồm phần sụn, xương, có chiều dài độ 8 cm, đi từ tiền đình mũi đến vòm mũi họng. Các kiểu vẹo vách ngăn mũi Vẹo vách ngăn mũi đơn thuần, đây là vẹo hình chữ C, chỉ vẹo qua bên
  • 19-04-2022

    Không lỗ van ba lá (Tricuspid Atresia) là một bệnh tim bẩm sinh nguy hiểm. Người bệnh cần phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để đảm bảo lượng máu lưu thông qua tim và vào phổi.

  • 28-05-2018
    Viêm dạ dày là một bệnh lý tương đối rõ ràng. Nhưng thuật ngữ này thường bị lạm dụng để giải thích một số triệu chứng của hệ thống tiêu hóa như ợ chua, khó tiêu... Theo các chuyên gia y học, viêm dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu
  • 28-05-2018
    Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS), hay còn gọi là suy nhược mạn tính, là tình trạng suy nhược, đau cơ, khó tập trung và mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng, gây ảnh hưởng xấu tới các sinh hoạt hàng ngày. Hội chứng mệt mỏi kinh niên có thể xảy ra đột ngột