Chấn thương đầu ở trẻ: Khi nào cần đưa đến bệnh viện ngay?

Hầu như mọi trẻ em đều có lúc bị va đập ở đầu. Những chấn thương này có thể đáng lo ngại, nhưng hầu hết các chấn thương đầu chỉ ở mức độ nhẹ và không gây hậu quả nghiêm trọng. Trong một số ca hiếm, có thể có vấn đề nghiêm trọng chỉ sau một cú va đập

Xử trí thế nào nếu con tôi bị chấn thương đầu nhưng không bị bất tỉnh?

Trả lời : Đối với tất cả các trường hợp, trừ khi chỉ bị va nhẹ ở đầu, cha mẹ đều nên gọi cho bác sỹ nhi. Bác sĩ sẽ hỏi xem chấn thương xảy ra khi nào, ra sao và con bạn cảm thấy thế nào.
Nếu bé vẫn tỉnh táo và phản ứng lại, có thể chấn thương đầu chỉ ở mức độ nhẹ và thường không cần phải xét nghiệm hoặc chụp x-quang. Bé có thể khóc vì đau hoặc vì sợ nhưng thường không kéo dài hơn 10 phút. Bạn có thể chườm túi đá/lạnh lên vết sưng trong vòng 20 phút để giúp giảm sưng và sau đó nên theo dõi kỹ.

Nên làm gì nếu chấn thương đầu của bé trở nên nghiêm trọng?

Trả lời : Nếu tình trạng của bé thay đổi, hãy gọi ngay cho bác sỹ. Có thể bạn cần phải đưa bé đến phòng khám bác sỹ hoặc đến bệnh viện. Sau đây là các dấu hiệu của các loại chấn thương đầu nghiêm trọng hơn:

  • Đau đầu liên tục, đặc biệt là càng lúc càng đau hơn
  • Nói ngọng/nói lắp hoặc nhầm lẫn
  • Chóng mặt mãi không dứt hoặc lặp đi lặp lại
  • Rất cáu kỉnh, khó chịu hoặc có những hành vi bất thường khác
  • Nôn mửa nhiều hơn 2 hoặc 3 lần
  • Đi loạng choạng hoặc đi lại khó khăn
  • Mũi hoặc tai rỉ máu hoặc rỉ ra các chất dịch khác
  • Rất khó thức giấc hoặc buồn ngủ quá mức
  • Kích cỡ hai đồng tử không đồng đều
  • Mờ mắt hoặc nhìn đôi (nhìn thấy hai hình ảnh)
  • Có vẻ nhợt nhạt bất thường và biểu hiện này kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ
  • Co giật (động kinh)
  • Khó khăn trong việc nhận biết người thân
  • Chân tay yếu ớt
  • Ù tai dai dẳng

Phải làm gì khi bé bị bất tỉnh?

Trả lời : Nếu bé bất tỉnh, hãy gọi cấp cứu ngay. Cần phải làm một số xét nghiệm càng sớm càng tốt để chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bạn chỉ cần theo dõi bé thật kỹ trong một khoảng thời gian nhất định. Bác sỹ sẽ cho biết nên cho theo dõi tại nhà hay tại bệnh viện. Khi đưa bé về nhà và tình trạng của bé thay đổi, bạn phải gọi ngay cho bác sỹ vì có thể bé cần có các biện pháp chăm sóc khác.

Chấn thương đầu ở trẻ cần làm xét nghiệm gì và làm xét nghiệm ở đâu?

Trả lời : Chụp CT (chụp quét cắt lớp vi tính) là một kỹ thuật chụp x quang đặc biệt, cho thấy hình ảnh của bộ não và hộp sọ. Phương pháp này hoàn toàn không đau. Phương pháp chụp CT này hiện có ở hầu hết mọi bệnh viện.

Sự khác nhau giữa chụp x-quang và chụp CT là gì?

Trả lời : Chụp x-quang đầu có thể cho thấy hình ảnh vết nứt/gãy (gãy xương) của hộp sọ, nhưng không thể cho thấy liệu có chấn thương não hay không. Chụp CT có thể cho thấy các chấn thương ở não và rất có ích trong việc chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Phương pháp này thậm chí còn cho thấy hình ảnh các chấn thương nhẹ mà có thể không cần điều trị.

Phải làm gì khi hình ảnh chụp X-quang hoặc CT cho thấy có vấn đề?

Trả lời : Có thể cần làm các xét nghiệm khác, và bác sỹ có thể yêu cầu bác sỹ chuyên môn về chấn thương đầu khám cho bé.

Nên làm gì khi theo dõi bé bị chấn thương đầu tại nhà?

Trả lời : Bạn hoặc một người lớn khác cần ở bên cạnh bé trong vòng 24 tiếng đầu tiên và luôn chuẩn bị sẵn sàng để đưa bé trở lại phòng khám hoặc bệnh viện khi có vấn đề. Có thể bé cần được theo dõi kỹ lưỡng trong vài ngày bởi vì các dấu hiệu của các chấn thương nghiêm trọng khác có thể xuất hiện sau đó.
Hãy cho bé đi ngủ như bình thường. Tuy nhiên, bạn sỹ sẽ khuyên bạn nên kiểm tra 2 đến 3 tiếng một lần để bảo đảm bé vẫn cử động bình thường; khi thức giấc vẫn đủ tỉnh táo để nhận ra bạn và phản ứng lại.
Nếu được bác sỹ kê thuốc, hãy làm đúng theo chỉ dẫn. Không cho bé dùng thuốc giảm đau (ngoại trừ thuốc acetaminophen), trừ khi được bác sỹ cho phép. Bác sỹ sẽ cho biết nên cho bé ăn uống như bình thường hay không.

Cần làm gì khi tình trạng bé trở nặng hơn khi đang được theo dõi tại nhà?

Trả lời : Nếu tình trạng của bé tồi tệ hơn, hãy gọi cấp cứu ngay. Bác sỹ có thể cần thảo luận với một bác sỹ chuyên môn hoặc cho bé nhập viện để theo dõi kỹ hơn.
Gọi điện cho bác sỹ nhi Wellcare hoặc đưa bé trở lại bệnh viện khi bé có những biểu hiện sau:

  • Nôn mửa nhiều hơn 2 hoặc 3 lần
  • Không ngưng khóc
  • Đau đầu nặng hơn
  • Trông có vẻ bệnh/yếu hơn
  • Nhìn, đi lại, nói chuyện khó khăn
  • Nhầm lẫn hoặc có biểu hiện không bình thường
  • Càng lúc càng buồn ngủ hơn và rất khó thức bé dậy
  • Có các chuyển động bất thường hoặc bị động kinh, hoặc có bất cứ hành vi, biểu hiện nào mà bạn cảm thấy lo ngại

Bé có bị thương tổn vĩnh viễn nào khi bị chấn thương đầu nhẹ hay không?

Trả lời : Nếu tình trạng của bé vẫn tốt sau thời gian theo dõi, thường sẽ không có vấn đề lâu dài nào. Hãy lưu ý rằng hầu hết các chấn thương đầu đều ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, cần nói chuyện với bác sỹ nếu có bất cứ lo ngại hoặc thắc mắc nào.

Biên dịch - Hiệu đính: Nguồn: Y học cộng đồng

- 20-04-2021 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Thông thường, kháng sinh được dùng để điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Nhưng nhiều trường hợp chính kháng sinh lại là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài… Tiêu chảy do dùng kháng sinh (KS) hay tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh là tình trạng bệnh
  • 28-05-2018
    Loãng xương là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hiện nay ước tính có hơn 200 triệu người trên thế giới bị loãng xương bao gồm khoảng 30% phụ nữ sau mãn kinh ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Tình trạng lão hóa dân số trên thế giới cũng là nguyên nhân chính cho sự
  • 28-05-2018
    U xương ác tính là một loại ung thư xương thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nó thường bắt đầu trong xương ống chân (hoặc xương đùi hoặc xương chày) gần đầu gối hoặc xương cánh tay gần vai. U xương ác tính có thể di căn (lan truyền) đến các bộ
  • 28-05-2018
    Bệnh động mạch vành có thể mất nhiều năm để tiến triển. Bạn có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh cho đến khi động mạch vành đủ hẹp. Khi đó, bạn có thể gặp các triệu chứng như:
  • 28-05-2018
    Theo các con số thống kê, có đến hơn 60% nam giới mắc các chứng yếu sinh lý như: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương.... Trong số những người bị bệnh xuất tinh sớm, có đến 50% ở lứa tuổi khoảng 25, thậm chí một bộ phận còn chưa kết hôn. Do ảnh hưởng
  • 08-06-2018
    Mô tả: Sa sút trí tuệ do mạch máu là thuật ngữ khái quát mô tả những suy giảm trong chức năng nhận thức do các vấn đề ở mạch máu nuôi dưỡng não gây ra. Tỷ lệ sa sút trí tuệ do mạch máu là 1-4% ở người trên 65 tuổi. Nguy cơ tăng rõ rệt theo tuổi.