Chagas

Bệnh Chagas đã được nhà khoa học Chagas phát hiện và mô tả. Bệnh do loại ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, còn gọi là Schizotypanum cruzi gây nên và lưu hành phổ biến ở vùng Nam Mỹ, cận nhiệt đới như các nước Brasil, Argentina, Bolivia, Paraguay, Uraguay..
Bệnh Chagas đã được nhà khoa học Chagas phát hiện và mô tả. Bệnh do loại ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, còn gọi là Schizotypanum cruzi gây nên và lưu hành phổ biến ở vùng Nam Mỹ, cận nhiệt đới như các nước Brasil, Argentina, Bolivia, Paraguay, Uraguay... Ước tính có khoảng 10 triệu người mắc bệnh này và thường gặp ở những khu vực đói nghèo, điều kiện sinh hoạt thấp kém; nhà ở là loại nhà lá, vách đất, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại côn trùng truyền bệnh dễ dàng trú ẩn và sinh sản.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh Chagas

Triệu chứng, biểu hiện bệnh Chagas

 
Bệnh do Trypanosoma cruzi gây ra có các biểu hiện lâm sàng của thể cấp tính hoặc thể mạn tính. Trong thể cấp tính, sau thời gian ủ bệnh âm thầm từ 5-20 ngày, bệnh có phản ứng tại chỗ vết đốt, nơi ký sinh trùng xâm nhập như bị phù nề do viêm, hạch bạch huyết trong vùng gần chỗ vết đốt sưng lên; thường nếu bị đốt ở vùng mặt thì bị viêm mí mắt một bên. Các dấu hiệu này kéo dài khoảng một tháng. Sau đó, ký sinh trùng theo máu phát tán khắp cơ thể với biểu hiện sốt cao từ 38-40oC, sốt không đều, sốt kéo dài khoảng 2 tuần.
Ngoài ra có các dấu hiệu đi kèm như phù mặt, chi, điển hình là phù một bên mí mắt; viêm cơ tim cấp với triệu chứng nhịp tim nhanh, tiếng tim nhỏ, huyết áp hạ, tim to; gan, lách, hạch bạch huyết sưng to; đồng thời có những biểu hiện viêm não-màng não. Bệnh nhân có thể tử vong từ sau 2-4 tuần do bị các biến chứng trầm trọng. Thể mạn tính kéo dài nếu người bệnh vượt qua được giai đoạn cấp tính. Trong giai đoạn này, các triệu chứng lâm sàng giảm dần nhưng không khỏi hẳn. Bệnh chuyển qua thể mạn tính, tiến triển âm thầm và kéo dài hàng chục năm. Bệnh có thể tái xuất hiện với những biến chứng, di chứng ở não, tim và hệ tiêu hóa. Di chứng ở tim thường gặp là biểu hiện hồi hộp, đau vùng trước tim, to tim toàn bộ. Di chứng ở ruột thường thấy là thực quản và đại tràng bị phì đại.

Nguyên nhân bệnh Chagas

Nguyên nhân bệnh Chagas

 
Nguồn bệnh chính là người bệnh, ngoài ra còn có thể là các loại súc vật như chó, mèo, chuột, khỉ... Bệnh được lây truyền do loại bọ xít Triatoma hút máu và rệp đốt máu truyền bệnh. Ngoài ra bệnh cũng có thể gây nên do truyền máu, tai nạn nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm, nhiễm qua sữa mẹ hoặc qua các mảnh ghép tạng, tế bào... có mang mầm bệnh. Tất cả mọi lứa tuổi đều là người cảm thụ và có thể bị mắc bệnh.
Về hình thể, trong cơ thể người, ký sinh trùng Trypanosoma cruzi có hai dạng. Ở trong máu, ký sinh trùng có hình thể điển hình của trùng roi, roi dài và phần roi ngoài thân ngắn (promastigotes). Ở trong mô, Trypanosoma cruzi không có roi (amastigotes), có hình tròn hoặc hình trái xoan, kích thước khoảng 3-4 µm. Ở loài côn trùng trung gian truyền bệnh và trong môi trường nuôi cấy, Trypanosoma thường ở dạng có roi dài và phần roi ngoài thân ngắn (promastigotes).

Yếu tố nguy cơ gây bệnh Chagas

Yếu tố nguy cơ gây bệnh Chagas

 
Chu kỳ phát triển của loại ký sinh trùng Trypanosoma cruzi phải trải qua 2 vật chủ. Trypanosoma ký sinh ở máu, các tế bào lưới nội mô của lách, hạch bạch huyết, cơ tim của người và động vật. Trùng roi tăng nhanh số lượng bằng hình thức sinh sản vô tính. Vật môi giới truyền bệnh là loài bọ xít hút máu Triatoma, có thể là rệp; chúng hút máu người và hút luôn cả mầm bệnh. Trypanosoma cruzi vào đến ruột của bọ xít, rệp, sẽ sinh sản nhanh thành dạng có roi dài và phần roi ngoài thân ngắn (promastigotes). Bọ xít, rệp không truyền thẳng mầm bệnh vào người và động vật khi hút máu. Mầm bệnh Trypanosoma cruzi ở phân, nước tiểu của bọ xít, rệp thải ra khi đang hút máu sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết đốt hoặc vết trầy xước da do ngứa và gãi.

Chẩn đoán bệnh Chagas

Chẩn đoán bệnh Chagas

 
Chẩn đoán xác định bệnh Chagas bằng cách xét nghiệm máu, mô làm tiêu bản nhuộm giemsa phát hiện ký sinh trùng Trypanosoma cruzi. Ngoài ra, còn có thể sử dụng kỹ thuật phản ứng huyết thanh miễn dịch chẩn đoán.

Điều trị bệnh Chagas

Điều trị bệnh Chagas

 
Trong điều trị, những thuốc có dẫn chất của asen không có hiệu quả để điều trị bệnh Chagas nhưng các thuốc thuộc nhóm 8-aminoquinoleine đã tỏ ra có hiệu lực để điều trị bệnh. Thuốc Nifurtimox (lampit) hoặc 2-nitroimidazole (radanil) có thể sử dụng để điều trị bệnh Chagas ở giai đoạn đầu.

Phòng ngừa bệnh Chagas

Phòng ngừa bệnh Chagas

Phòng, chống bệnh bằng cách phát hiện và điều trị bệnh nhân, chống bọ xít hút máu và rệp đốt bằng nhiều phương pháp; đồng thời cần cải tạo điều kiện sống, vệ sinh cảnh quan môi trường, phá hủy nơi cư trú và sinh sản của bọ xít, rệp.

(nguồn Sức khỏe đời sống và Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 17-10-2018

    Ung thư máu là gì? Căn bệnh này là hiện tượng tế bào bạch cầu trong trong cơ thể người tăng đột biến. Do đó, bệnh còn có tên là bệnh bạch cầu ( bệnh máu trắng) Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khi, loại tế bào này bị tăng số

  • 28-05-2018
    U nang thận là túi tròn chứa chất lỏng hình thành trong thận. U nang thận có thể được kết hợp với rối loạn nghiêm trọng làm chức năng thận. Nhưng thông thường, một loại u nang thận gọi là u nang thận đơn giản - u không phải ung thư mà ít khi gây biến
  • 28-05-2018
    Áp xe quanh amidan là một biến chứng của viêm amidan. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là một loại vi khuẩn mang tên Liên cầu nhóm A. Áp xe quanh amidan thường gặp ở trẻ lớn, trẻ vị thành niên hay người trưởng thành
  • 28-05-2018
    Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư. Nó là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Đa số ung thư tuyến giáp là ung thư biểu mô biệt hoá cao, tiến triển âm thầm, giai đoạn ẩn bệnh kéo dài, điều trị chính yếu là phẫu thuật. Đa số bệnh nhân
  • 18-09-2018

    Bệnh u máu là bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Có khoảng 30% số bệnh nhân là trẻ trong tháng đầu sau sinh. Còn lại đa phần xuất hiện ở giai đoạn trẻ 1 tuổi. Một phần nhỏ xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Bản chất của khối u là sự tăng sinh của mạch

  • 28-05-2018
    Shigella thường vào cơ thể qua đường tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn trong phân. Ví dụ người chăm trẻ không rửa tay kĩ sau khi thay tả hoặc giúp trẻ tập đi cầu, bàn tay nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn Shigella cũng có thể vào qua thức ăn, nước uống hay hồ bơi