Căng cơ thắt lưng

Căng cơ thắt lưng là bệnh phổ biến nhất trong những chấn thương ở thắt lưng, trong đó cơ hoặc gân ở thắt lưng bị kéo căng hoặc rách. Một loạt các cơ bắp và dây chằng ở lưng giữ xương cột sống. Khi các cơ căng ra quá mức dẫn đến các cơ bắp suy yếu dần,

Căng cơ thắt lưng là bệnh gì?

Bệnh Căng cơ thắt lưng

Căng cơ thắt lưng là bệnh phổ biến nhất trong những chấn thương ở thắt lưng, trong đó cơ hoặc gân ở thắt lưng bị kéo căng hoặc rách. Một loạt các cơ bắp và dây chằng ở lưng giữ xương cột sống. Khi các cơ căng ra quá mức dẫn đến các cơ bắp suy yếu dần, cột sống sẽ trở nên kém ổn định gây đau lưng.

Nguyên nhân gây ra căng cơ thắt lưng

Nguyên nhân gây ra căng cơ thắt lưng bao gồm:
  • Ít vận động;
  • Béo phì;
  • Hút thuốc lá;
  • Ho nhiều;
  • Căng thẳng;
  • Chấn thương hay té ngã;
  • Chơi thể thao mà không kéo duỗi cơ hoặc khởi động trước có thể dẫn đến căng cơ thắt lưng;
  • Các hoạt động làm mỏi thắt lưng, chẳng hạn như: duỗi, gập người, nâng vật nặng không đúng cách, kéo nhiều (cử tạ), hoặc xoắn vặn người (bóng rổ, bóng chày, gôn).

Triệu chứng thường gặp của bệnh căng cơ thắt lưng

Các triệu chứng bao gồm đau đột ngột ở thắt lưng và nặng lên khi hoạt động (uốn, duỗi, ho, hắt hơi). Các triệu chứng khác là đau và cứng lưng, co thắt thắt lưng, đau mông và chân.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ trực tuyến 24/7 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ điều trị nếu bạn tiểu khó hoặc mất khả năng kiểm soát tiểu tiện. Ngoài ra, nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của căng cơ thắt lưng

Căng cơ thắt lưng có thể được hạn chế nếu bạn:
  • Uống thuốc theo toa của bác sĩ;
  • Giảm cân nếu bạn đang thừa cân;
  • Tập các bài tập kéo duỗi và tăng cường sức mạnh cơ lưng hàng ngày;
  • Sử dụng tư thế đúng khi ngồi, đứng, hoặc nâng vật. Khi nhấc vật nặng lên, hãy gập đầu gối lại.

(nguồn Hello Bác sĩ)

- 28-05-2018 -

Bài viết liên quan

  • 28-05-2018
    Dị ứng là bệnh thường gặp, xảy ra quanh năm, gặp ở mọi lứa tuổi.
  • 27-06-2022

    Nếu HIV không được điều trị, bệnh nhân sẽ nguy cơ cao bị suy giảm miễn dịch trầm trọng trong vòng 10 năm. Khi đó, cơ thể không còn khả năng chống lại nhiễm trùng và ngăn chặn ung thư phát triển. Giai đoạn muộn này được gọi là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

  • 28-05-2018
    Viêm tụy cấp là chứng viêm (sưng) ở tụy và thường xảy ra đột ngột. Tuyến tụy sản xuất ra một chất được gọi là dịch tụy (chứa enzyme tiêu hóa) và hormone bao gồm insulin để cơ thể điều chỉnh lượng glucose. Sự tổn thương liên tục của tuyến
  • 28-05-2018
    Ung thư thanh quản không được biết đến trong cộng đồng như một số loại ung thư khác, nhưng nó không phải là một căn bệnh hiếm gặp.
  • 28-05-2018
    Bệnh máu trắng là ung thư của những tế bào máu. Mỗi năm, gần như 27,000 người lớn và hơn 2,000 trẻ con ở Hoa Kỳ biết bị bệnh bạch cầu. Để hiểu bệnh bạch cầu, thật có ích khi ta biết về những tế bào máu bình thường và cái gì xảy ra với chúng khi bệnh bạch cầu phát triển.
  • 28-05-2018
    Bọng nước Pemphigoid là một bệnh về da hiếm gặp. Bệnh bắt đầu với những vết đỏ hoặc nổi mẩn (nổi mề đay) và thay đổi thành những bọng nước lớn sau vài tuần hoặc vài tháng. Bệnh có thể tiến triển mãn tính nếu kéo dài hoặc quay trở lại sau khi lành bệnh.