Hoại tử vô khuẩn là gì?

Hoại tử là hiện tượng chết tế bào. Chúng ta thường biết đến nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhiễm khuẩn. Nhưng hoại tử có thể là vô khuẩn. Vậy khi nào nó xảy ra và nguyên nhân là gì?

Hoại tử vô khuẩn xảy ra khi thiếu máu nuôi dưỡng đến xương. Xương có thể tồn tại được là nhờ máu đến nuôi, nếu nguồn cấp máu bị gián đoạn sẽ dẫn đến chết các tế bào xương. Nếu tình trạng này tiến triển có thể dẫn đến gãy xương.

Hoại tử vô khuẩn gặp phổ biến nhất ở xương đùi và một số vị trí khác như cánh tay, gối, vai và mắt cá.

Những ai có thể bị hoại tử vô khuẩn và nguyên nhân gây bệnh

Hàng năm có khoảng 20.000 người ở Mỹ bị hoại tử vô khuẩn, phần lớn đều nằm trong độ tuổi từ 20-50. Ở những người khỏe mạnh, nguy cơ bị hoại tử vô khuẩn là rất nhỏ. Hầu hết các trường hợp đều do một số bệnh lí nhất định hoặc chấn thương như:

Trật khớp háng hoặc gãy xương đùi: loại chấn thương này ảnh hưởng đến sự cấp máu đến xương, dẫn đến hoại tử vô khuẩn liên quan đến chấn thương. Tình trạng này gặp ở hơn 20% những người bị trật khớp háng.

Hoại tử vô khuẩn là gì?
Sử dụng corticoid kéo dài: sử dụng kéo dài đường tiêm hoặc đường uống loại thuốc kháng viêm này có liên quan tới 35% tổng số các trường hợp bị hoại tử vô khuẩn không do chấn thương. Mặc dù lí do chính xác của nó chưa được biết đến nhưng các bác sĩ nghi ngờ rằng thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoác chất béo của cơ thể. Chất béo tích lũy lại ở thành mạch gây hẹp lòng mạch và có thể làm giảm lượng máu đến nuôi xương.
Hoại tử vô khuẩn là gì?
Uống quá nhiều rượu: Cũng giống như corticoid, uống nhiều rượu có thể gây tích lũy các chất béo ở thành mạch, làm giảm lượng máu cung cấp cho xương.

Cục máu đông, viêm và các tổn thương thành mạch có thể cản trở dòng máu đến xương.

Một số bệnh lí khác cũng liên quan đến hoại tử vô khuẩn, bao gồm:

  • Bệnh Gaucher: một loại rối loạn chuyển hóa di truyền gây tích trữ các chất béo có hại ở các cơ quan.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Viêm tụy
  • Nhiễm HIV
  • Xạ trị hoặc hóa trị
  • Bệnh tự miễn
  • Bệnh giảm áp: xảy ra khi áp lực xung quanh cơ thể bị giảm đột ngột, gây hình thành các bọt khí trong máu

Triệu chứng

Ở giai đoạn đầu, hoại tử vô khuẩn không gây ra bất kì triệu chứng nào; tuy nhiên, khi bệnh tiến triển có thể gây đau. Khởi đầu, bạn có thể bị đau khi có các động tác gây áp lực lên xương. Sau đó, đau trở nên thường xuyên hơn. Khi bệnh tiến triển có thể gây gãy các xương và khớp xung quanh. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn này có thể kéo dài vài tháng đến hơn một năm.

Điều trị

Mục đích của điều trị là cải thiện hoặc đảm bảo chức năng của khớp bị ảnh hưởng, ngăn chặn tiến triển của tổn thương xương và giảm đau.

Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Tuổi
  • Giai đoạn bệnh
  • Nguyên nhân gây bệnh
  • Vị trí và số lượng xương bị tổn thương

Nếu có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị sẽ bao gồm kiểm soát các triệu chứng của bệnh lí nguyên nhân. Ví dụ, nếu hoại tử vô khuẩn là do cục máu đông, bác sĩ sẽ cho thuốc làm tan cục máu động. Nếu nguyên nhân là viêm mạch, bác sĩ sẽ thuốc kháng viêm.

Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, việc điều trị sẽ bao gồm sử dụng các thuốc giảm đau và hạn chế sử dụng vùng xương khớp bị ảnh hưởng. Khi khớp háng, gối hoặc cổ chân của bạn bị tổn thương, bạn có thể sẽ cần sử dụng nạng để hạn chế trọng lực tác dụng lên khớp. Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn bạn các bài tập để duy trì phạm vi hoạt động của khớp.

Mặc dù các phương pháp điều trị nội khoa có thể làm giảm tiến triển của bệnh nhưng hầu hết các trường hợp cần được phẫu thuật.

Các biện pháp phẫu thuật có thể bao gồm:

Ghép xương: lấy một phần xương khỏe mạnh trong cơ thể và thay thế cho xương bị hư hỏng.

Đục xương: cắt xương và thay đổi liên kết của nó để làm giảm áp lực lên xương hoặc khớp.

Thay khớp toàn bộ: loại bỏ các phần bị hỏng và thay nó bằng một khớp nhân tạo.

Hoại tử vô khuẩn là gì?
Giảm áp lực trung tâm: loại bỏ một phần bên trong của xương để giảm bớt áp lực và kích thích mạch máu mới hình thành.

Ghép xương có mạch nuôi: thủ thuật dùng chính những mô trên cơ thể để tái tạo lại khớp bị tổn thương. Các bác sĩ sẽ lấy bỏ phần xương nghèo mạch máu khỏi khớp háng và thay thế bằng phần xương giàu mạch máu lấy từ vị trí kháng ví dụ như ở xương mác (một xương nhỏ ở cẳng chân).

- 28-05-2018 -